Tổ chức và khai thác tốt hơn chất lượng nguồn thông tin định giá tài sản bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 78 - 80)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

3.2.5. Tổ chức và khai thác tốt hơn chất lượng nguồn thông tin định giá tài sản bảo

bảo đảm phục vụ cho vay

Tại Việt Nam, các nguồn thông tin thường không được minh bạch và không trung thực, do vậy để cơng tác thẩm định đạt hiệu quả thì việc tổ chức và khai thác nguồn thông tin là cơ sở để đạt hiệu quả cao trong công tác định giá. Ta biết rằng, để thực hiện công tác định giá, cán bộ thẩm định cần thu thập nhiều thông tin về tài sản so sánh, tài sản tương tự. Như vậy, các nguồn thông tin trên web về tài sản, trên web của ngân hàng nhà nước cần được khai thác tốt. Điều này cũng đòi hỏi cán bộ định giá có nhiều kinh nghiệm về thị trường và nhạy bén trước sự biến động của

nền kinh tế. Cán bộ tín dụng cũng như cán bộ định giá cần tự nghiên cứu và được bổ sung các kiến thức về thị trường.

Các thông tin về tài sản bảo đảm trên thị trường là một nguồn tài nguyên rất quý giá. Nó phục vụ rất tốt cơng tác định giá tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Đan Phượng, xây dựng đơn giá thị trường, bảng dữ liệu thị trường làm cơ sở cho việc thống kê, dự báo về biến động giá tài sản bảo đảm theo từng thời kỳ. Các cán bộ định giá phải thường xuyên theo dõi, bám sát thị trường, đồng thời phải thu thập càng nhiều thông tin về thị trường tài sản bảo đảm qua nhiều nguồn khác nhau nhằm tạo cho mình một hệ thống dữ liệu thơng tin phong phú, điều này giúp ích rất nhiều cho hoạt động định giá của ngân hàng bởi đối với cơng tác định giá thì dữ liệu thơng tin là điều quan trọng nhất. Để phát triển và hoàn thiện kho dữ liệu về giá của tài sản bảo đảm thì các chuyên viên định giá phải cập nhật liên tục các thông tin giao dịch của tài sản bảo đảm khảo sát được. Muốn phát triển và hoàn thiện kho dữ liệu về giá của tài sản bảo đảm thì các cán bộ định giá phải cập nhật các thông tin giao dịch tài sản bảo đảm trên nhiều nguồn khác nhau như:

- Khách hàng vay mua TSBĐ có thanh tốn qua ngân hàng

- Các giao dịch mua bán TSBĐ được thực hiện thông qua các tổ chứ, các nhân kinh doanh, sàn giao dịch, cửa hàng, showroom

- Các đơn vị có chức năng định giá của Nhà nước như: Bộ Tài chính (Trung tâm thơng tin và thẩm định giá), Sở Tài chính/Trung tâm thẩm định và bán đấu giá tài sản

- Kết quả bán đấu giá TSBĐ do các tổ chức đấu giá thực hiện

- Giao dịch mua bán TSBĐ khác mà đơn vị thu thập, xác định được

- Các thông tin rao bán TSBĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Giá khung của UBND các cấp ban hành từng thời kỳ

- Giá khung do Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ban hành từng thời kỳ

- Các nguồn thơng tin khác

Thêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng các công nghệ vào nghiệp vụ ngân hàng đã làm đơn giản hơn rất nhiều các thủ tục rườm rà, phức tạp kết nối giữa khách hàng và ngân hàng một cách

trực tiếp với chi phí thấp nhất. Việc đổi mới công nghệ ngân hàng không những nâng cao chất lượng quản lý nội bộ của ngân hàng mà còn giúp cho ngân hàng có thể kiểm tra, giám sát, rà sốt, quản lý các loại tài sản bảo đảm, xác nhận thông tin khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Như vậy, với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, việc cập nhật các phần mềm ứng dụng mới trong quản lý ngân hàng, triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, giúp toàn bộ hoạt động của chi nhánh được thơng suốt, nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đan phượng khoá luận tốt nghiệp 419 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w