3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ định giá
Trong quan hệ tín dụng, vấn đề người đi vay có hồn thành nghĩa vụ trả nợ hay khơng là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng trước hết cán bộ định giá vẫn phải chịu trách nhiệm đối với món vay đó. Hiện nay ở chi nhánh cũng như những ngân hàng khác vấn đề cần quan tâm nhất không phải là năng lực hay khả năng định giá của cán bộ mà đó là ý thức trách nhiệm thực hiện quy trình và các nguyên tắc đinh giá.
Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và công tác định giá tài sản bảo đảm nói riêng thì cán bộ định giá cần phải tuân thủ chặt chẽ mọi bước của
quy trình định giá, thực hiện tốt việc thu thập, xử lý các thông tin về tài sản bảo đảm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản bảo đảm cần định giá. Cán bộ định giá phải đi khảo sát thực tế tại cơ sở của người đi vay. Có như vậy mới nhận được thơng tin chính xác về tài sản bảo đảm, về khách hàng. Ngoài ra, cán bộ định giá cần phải nhận thức được rằng cơng việc của họ khơng chỉ mang tính khoa học mà cịn mang tính nghệ thuật. Nó địi hỏi người cán bộ định giá khơng chỉ có trình độ chun mơn nghiệp vụ mà cịn phải có trực giác nhạy bén, sắc xảo trong việc đánh giá các biến động trên thị trường.
Để tăng trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, cần phân công nhiệm vụ cho cán bộ theo từng ngành và lập quy trình riêng cho ngành đó. Như vậy, cán bộ tín dụng vừa có những căn cứ rõ rành về ngành mình thẩm định, vừa có thời gian nghiên cứu kỹ hơn về ngành, lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Từ đó cán bộ sẽ có những hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của mình từ đó chất lượng định giá sẽ được cải thiện đáng kể. Thêm vào đó, ngân hàng nên tổ chức các khóa học chuyên sâu về định giá mang tính chất chun mơn nghiệp vụ cao để cung cấp cho cán bộ định giá một khối kiến thức đầy đủ và rõ ràng phục vụ công tác định giá tài sản bảo đảm được tiến hành một cách chuyên nghiệp hơn. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, khả năng nắm bắt và hiểu biết các quy định của ngân hàng, các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động định giá để đội ngũ thực hiện công tác định giá tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bộ phận định giá cần kiểm tra thường xuyên việc nắm rõ các quy định về định giá tài sản bảo đảm của ngân hàng, cần nâng cao tính độc lập, chủ động và tự tin của chuyên viên định giá trong việc đưa ra ý kiến của mình, đồng thời tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát huy khả năng của mình.
Ngân hàng đề xuất và cử nhân viên đi học các lớp về nghiệp vụ định giá để phục vụ công việc một cách thương xuyên. Việc thẩm định giá TSBĐ tại ngân hàng thường đi theo một lối mịn và khơng linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp định giá, một phần là do trình độ chun mơn của các cán bộ định giá, do đó ngân hàng cần đẩy mạnh các biện pháp giúp cán bộ định giá nâng cao hơn nữa trình độ của mình để phục vụ cơng việc tốt hơn.