Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 514 (Trang 28 - 31)

1.3.2.1. Môi trường kinh tế xã hội.

Khi nền kinh tế phát triển thì tính nhanh chóng, tiện ích của dịch vụ được đánh giá cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì các dịch vụ phải thay đổi để bắt kịp nhu cầu, lúc này thì dịch vụ ngân hàng truyền thống khơng cịn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà ngân hàng điện tử ra đời, nó mang đến chính xác những u cầu, mong muốn của khách hàng trong thời gian ngắn nhất bằng sự tiện lợi nhất. Đây có thể được coi là nhân tố quan trọng đầu tiên dẫn tới việc hình thành nên các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Mặt khác, sự ổn định của tiền tệ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu như đồng tiền

bị mất giá, nền kinh tế khủng hoảng sẽ kìm hãm sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. Khi đó doanh nghiệp có xu hướng hạn chế đầu tư, người dân có xu hướng giữ tiền để tiêu dùng và mọi người không muốn sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, trong trường hợp này nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng khác cũng bị hạn chế.

1.3.2.2. Mơi trường chính trị- xã hội

Mơi trường chính trị - xã hội bao gồm các yếu tố như chính trị, dân số, trình độ dân trí, thu nhập... Một thể chế chính trị ổn định khơng có những biến động bất thường sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng phát triển. Mức độ ổn định của thể chế chính trị biểu hiện cụ thể của mơi trường chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của yếu tố chính trị, khai thác những cơ hội kinh doanh mà mơi trường chính trị đem lại, tìm ra cách để có thể vượt qua những rào cản một cách thích hợp nhất, để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ trong kinh doanh. Sự ổn định về chính trị của một quốc gia đem lại cho người dân cũng như doanh nghiệp sự an tâm trong hoạt động kinh doanh còng nh- tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Từ đó nẩy sinh nhu cầu sử dịch đa dạng các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ thì cần phải được cơng chúng đón nhận. Cơng chúng cần phải hiểu và nắm bắt được những tiện ích khi họ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Điều này phụ thuộc khá lớn vào trình độ của mỗi khách hàng. Thực tiễn cho thấy ở các vùng nông thôn hay ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có tâm lý thích sử dụng tiền mặt hơn là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Vì vậy, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ở đây thường nghèo nàn, trong khi đó ở các nước phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể lên đến vài nghìn loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào trình độ dân trí. Nó được thể hiện ở khả năng và mức độ tiếp cận cũng như nhận thức thơng tin, khả năng sử đón nhận các thành tựu khoa học cơng nghệ của họ.

1.3.2.3. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động

của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong từng nước, trong dó bao gồm cả Việt Nam các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ e-Banking khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, các thanh toán điện tử, chứng từ điện tử...) và có các cơ quan xác thực (chứng nhận chữ ký điện tử, hay chấp nhận chữ ký điện tử). Môi trường pháp lý ổn định sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới này vì nó sẽ được bảo đảm các hoạt động của mình chính bằng hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Chính vì vậy, mơi trường pháp lý của quốc gia địi hỏi ngày càng hồn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của e-Banking. Tại Việt Nam vấn đề này còn thể hiện ở các quy định thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Trên cơ sở đó, ngày 29/11/2005. Quốc hội đã thơng qua Luật giao dịch điện tử số 52/2005/QH11. Luật này chính thức được áp dụng 1/3/2006.

Ngày 9/6/2006, Ban hành Nghị định số 57/2006/NĐCP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

Ngày 15/2/2007. Ban hành Nghị định số 26/2007/NĐCP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số.

Ngày 23/2/2007, Ban hành Nghị định số 27/2007/NĐCP quy định chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Ngày 8/3/2007, Ban hành Nghị định số 35/2007/NĐCP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng.

1.3.2.4. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ.

E-banking ra đời là do sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, truyền thơng. Chính vì vậy, chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả các hoạt động của e-Banking khi có một hạ tầng cơ sở CNTT đủ năng lực. Đòi hỏi về hạ tầng cơ sở CNTT bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về cơng nghệ và thiết bị, hai là tính phổ cập về kinh tế (đủ rẻ tiền để đơng đảo người có thể tiếp cận được). Do tính chất đặc biệt quan trọng của CNTT trong sự phát triển của e-Banking, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn quan trọng ban đầu để đầu tư và hoàn thiện hạ tầng cơ sở CNTT của ngân hàng mình. Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy

rất rõ, sự phát triển của mạng viễn thông cũng như chất lượng, sự hoạt động ổn định của mạng này, mức độ trang bị máy tính trong các cơ quan, tổ chức, doanh nhiệp và người dân,... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của e-Banking.

Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho hoạt động NH không ngừng được cải thiện, giúp thực thi hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước, giúp ngành NH có được những bước tiến đáng kể. Hệ thống thanh toán điện tử là yếu tố quan trọng giúp cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng và hệ thống quyết toán vận hành trôi chảy, hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tốc độ phát triển, ứng dụng CNTT trong hệ thống NH cịn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có sự đồng đều, chuẩn mực nên cịn gặp nhiều khó khăn.

1.3.2.5. Môi trường cạnh tranh

Các ngân hàng luôn chịu cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước cũng như nước ngoài. Do vậy, để thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh được thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng phải chú trọng đến khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng và đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, mức phí phù hợp. Trong cuộc đua đó, các ngân hàng phải áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm dịch vụ tiện Ých thoả mãn ngày càng tốt hơn những mong muốn, những kỳ vọng của khách hàng. Qua đó, các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 514 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w