Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 514 (Trang 72 - 74)

Do dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ địi hỏi tính cơng nghệ cao, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cơng nghệ cao là rất quan trọng, quyết định đến việc vận hành của hệ thống. Tuy nhiên, để có được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ năng lực chun mơn tốt và để tránh tình trạng “chảy máu chất xám” khi ngày càng nhiều Ngân hàng được thành lập thì địi hỏi TPBank phải có các chính sách và chế độ đãi ngộ thỏa đáng. TPBank cần tập trung vào các biện pháp sau:

*Chính sách đào tạo nhân viên

Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng động là điều mà Ngân hàng ln hướng tới. Chính vì vậy, TPBank đã tạo điều kiện để nâng cao trình độ nhân viên thơng qua các khóa đào tạo tại Trung Tâm Đào Tạo của TPBank. Tuy nhiên, cũng phải tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo tập trung về chuyên môn dành riêng cho nhân viên chuyên trách nghiệp vụ Ngân hàng điện tử, đảm bảo cho những nhân viên này đều được thơng qua các khóa đào tạo liên quan, ln được cập nhật, bổ sung kiến thức mới, theo kịp cơng nghệ hiện đại. Ngồi ra, TPBank cần xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, sát với thực tiễn nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ ngân hàng điện tử, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Ngồi ra, bên cạnh các khóa đào tạo nội bộ, TPBank cũng cần tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia các khóa học do các đơn vị bên ngồi tổ chức để có thể học hỏi các kinh nghiệm từ các tổ chức, các Ngân hàng bạn. Và việc cử nhân viên đi thực tập, nghiên cứu, khảo sát tại các Ngân hàng nước ngồi cũng là một hình thức để nhân viên TPBank có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu các sản phẩm Ngân hàng hiện đại, cập

nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để có thể nhanh chóng ứng dụng, phát huy tiến bộ cơng nghệ Ngân hàng, tạo năng lực cạnh tranh cao cho Ngân hàng.

Ngoài những kiến thức nghiệp vụ cần thiết để có thể giải đáp, tư vấn cho khách hàng một cách thông suốt, nhân viên cũng cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết khác, như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán... để chất lượng phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Những nhân viên có kiến thức chun mơn và có kỹ năng tốt sẽ giúp Ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới..

*Chính sách đãi ngộ

Bên cạnh chính sách về đào tạo, TPBank cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho Ngân hàng một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động thông qua các biện pháp:

Xây dựng hệ thống khuyến khích, khen thưởng và chế độ quản lý lao động phù hợp. Về quy định chung, TPBank nên có các chế độ cơ bản như sau:

Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương

Ngồi ra nhân viên cịn được hưởng thêm lương theo năng suất và mức độ hồn thành cơng việc

Thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tốt.

Thưởng trong các dịp lễ tết quốc gia và kỷ niệm thành lập ngân hàng.

Bên cạnh đó, TPBank cần tạo mơi trường làm việc tốt để các cá nhân có khả năng phát huy năng lực của mình. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt cần được TPBank đánh giá dựa trên năng lực làm việc chứ không dựa trên thâm niên.

Sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng ngành nghề của từng người đã được học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH điện tử tại NHTMCP tiên phong khoá luận tốt nghiệp 514 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w