CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, hoạt động tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được chú trọng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua Techcombank nhận thấy hoạt động NHBL là một trong những hoạt động quan trọng và chiếm tỷ lệ lợi nhuận cao trong tổng hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn vừa qua đối với hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng của Techcombank, ngân hàng đã tập chung vào quản trị rủi ro và tính tn thủ. Do đó, hoạt động tín dụng bán lẻ đã được đầu tư, quan tâm chú trọng hơn. Đặc biệt, thế mạnh của Techcombank trong tín dụng bán lẻ và cho vay mua bất động sản và ô tô.
Thứ hai, huy động vốn bán lẻ tăng trưởng bền vững.
Techcombank đã và đang xây dựng, phát triển các chương trình huy động nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm ưu đãi, thiết kế các sản phẩm để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân. Đặc biệt với chương trình tiết kiệm Online của Techcombank hiện nay đang rất thu hút khách hàng, với những đặc điểm tiện ích đơn giản tối đa, khách hàng không cần đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó với chương trình tiết kiệm Online khách hàng nhận thêm 0.5%/năm lãi suất dành cho các khoản tiết kiệm online với kỳ hạn 6 tháng mở mới trong cùng tháng giao dịch Thẻ Thanh Toán Techcombank Debit
Cơ cấu huy động vốn của Techcombank đang ngày càng phát triển, có hiệu quả cao.
Thứ ba, hoạt động thẻ ngày càng gia tăng, có tính tiện ích, an tồn cho khách hàng sử dụng.
Cơ cấu các sản phẩm thẻ tại Techcombank đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế, mạng lưới cây ATM phân bổ lớn giúp cho việc khách hàng sử dụng thẻ tiện lợi hơn. Hiện Techcombank đã liên kết với rất nhiều đơn vị để được chấp nhận thanh tốn bằng thẻ của ngân hàng, từ đó tạo sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng thẻ. Hiện đối với các sản phẩm thẻ, ngân hàng đều có sự phân loại đối với từng nhóm khách hàng với nhu cầu khác nhau. Song song với sự phát triển về dịch vụ thẻ, Techcombank rất chú trọng đến an tồn thơng tin khách hàng khi khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Từ đó, tạo được niềm tin lớn đối với khách hàng.
Thứ tư, dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet banking, F@st Mobile đã và đang đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích.
Với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngân hàng đã và đang triển khai rất tốt chương trình “ZERO FEE” cho khách hàng, tức là mọi giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng từ tài khoản của Techcombank đều được miễn phí chuyển khoản. Techcombank đã gia tăng tiện ích hơn nữa cho khách hàng sử dụng Internet banking, F@st Mobile với các thơng tin giao dịch, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn điện, nước,... Mới đây nhất, Techcombank đã cung cấp dịch vụ cho thanh tốn phí bảo hiểm nhân thọ Manulife qua ứng dụng F@st Mobile của ngân hàng.
Chính vì vậy, việc gia tăng các tiện ích nhiều hơn cho khách hàng mà số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng lớn, tạo được lợi ích lớn cho ngân hàng
2.3.2. Những tồn tại hạn chế
Thứ nhất, các sản phẩm bán lẻ chưa đa dạng, linh hoạt, chưa được tập trung chú trọng đều như nhau
Danh mục các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Techcombank hiện mới ở mức cơ bản, thiếu các sản phẩm đặc thù cho từng đối tượng khách hàng riêng. Danh mục dịch vụ NHBL chưa đủ lớn về số lượng và chưa đa dạng về cơ cấu. Các loại hình sản phẩm dịch vụ NHBL còn đơn điệu, nhiều thị trường tiềm năng chưa khai thác hết.
Việc bán các sản phẩm dịch vụ bán lẻ hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế địa bàn và thương hiệu. Do đó, với thương hiệu của Techcombank đã và đang thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm
Thứ hai, hoạt động truyền thông và quảng bá sản phẩm vẫn chưa đạt hiệu quả cao
Hoạt động truyền thông của Techcombank phổ biến thông qua các trang báo và mạng lưới giao dịch, chủ yếu khách hàng tiếp cận là những cá nhân trung tuổi. Trong khi đó các khách hàng trẻ tuổi ngày nay họ cũng là khách hàng tiềm năng của ngân hàng nhưng họ lại hay tìm hiểu thơng tin qua mạng xã hội và internet. Do đó, cần phát triển hơn nữa các kênh quảng bá sản phẩm.
Công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đối với một số khách hàng là tổ chức, cá nhân tại Techcombank vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách và khung pháp lý của Nhà nước chưa được tháo gỡ, giải quyết kịp thời
Thứ tư, sự liên kết thẻ với các ứng dụng thanh tốn cịn hạn chế
Với sự phát triển của nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang ngày càng gia tăng, Techcombank đã liên kết được với nhiều đơn vị để đáp ứng cho việc thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, với một số ứng dụng thanh tốn hiện nay ngày nay như: Ví Momo, Zalopay,... là những ứng dụng có số lượng người dùng khá lớn, nhưng Techcombank vẫn chưa liên kết.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tạia. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao
Đội ngũ nhân viên bán lẻ chủ yếu còn trẻ nên các kỹ năng kinh nghiệm cịn hạn chế, thêm vào đó lại có sự thay đổi nhân sự liên tục nên đội ngũ cán bộ cũng chưa được đào tạo đầy đủ về tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm trong cơng việc chủ động tìm kiếm và kết nối khách hàng có nhu cầu với ngân hàng. Công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh NHBL
- Chiến lược marketing chưa đột phá
Hoạt động marketing chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu tập trung mang tính giới thiệu sản phẩm, chưa tạo được nhiều ấn tượng mạnh của sản phẩm đối với khách hàng, chưa đủ sức thuyết phục, thu hút khách hàng đến với ngân hàng
Đặc biệt, công tác bán và giới thiệu sản phẩm dịch vụ NHBL vẫn còn sơ xài. Các nhân viên chưa được đào tạo tập trung về các kỹ năng giao dịch cũng như chưa chủ động trong công việc bán chéo và giới thiệu kỹ về các sản phẩm dịch vụ NHBL
b. Nguyên nhân khách quan
- Do tác động của môi trường kinh tế, các điều kiện về kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt của người dân còn nhiều bất cập
Từ xưa người Việt Nam đã có thói quen và tâm lý chung thanh tốn dùng tiền mặt, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chưa được người dân quan tâm nhiều
đến. Đây là điều hạn chế cho quá trình phát triển các dịch vụ NHBL của ngân hàng đến với người dân.
- Mơi trường pháp lý vẫn cịn bị hạn chế bởi một vài chính sách của Cơ quan quản lý nhà nước
Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng được gia tăng đáng kể nhưng khả năng tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đã và đang bị hạn chế bởi chính sách quản lý tín dụng của Cơ quan quản lý nhà nước.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý đã được rà sốt, chỉnh sửa hồn thiện nhiều nhưng vẫn còn những bất cập, các văn bản đơi khi vẫn có sự xung đột với nhau.
- Sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường
Do có rất nhiều NHTM trên thị trường và mỗi ngân hàng lại có những chính sách riêng nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nên sức cạnh tranh ngày càng cao. Các NHTM phải đề ra những chính sách chung và riêng cho từng hoạt động để có được những điểm khác biệt từ đó giúp ngân hàng cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương II của khóa luận tác giả đã phân tích tình hình hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và sau đó phân tích cụ thể về hoạt động NHBL giai đoạn 2016-2018 qua hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu quy mơ và chỉ tiêu chất lượng. Qua đó ta thấy được tình hình kinh doanh, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ cảu Techcombank cũng như của các ngân hàng khác có quy mơ tương đương. Từ đó có các đánh giá, cái nhìn chung về phát triển ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn 2016-2018. Song, giúp tác giả nhận ra được các kết quả đạt được cũng như những tồn tại, sau đó phân tích được các ngun nhân và đưa ra được các giải pháp giúp phát triển dịch vụ NHBL đối với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam tại chương III.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM