CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
Để phát triển hoạt động NHBL hơn nữa thì các ngân hàng cần có sự hỗ trợ tạo điều kiện từ Chính phủ
Các năm vừa qua Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn để tạo điều kiện giúp khuyến khích phát triển kinh tế và nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Song để có sự đồng bộ, thống nhất từ các cấp lãnh đạo, các ban ngành Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng pháp lý giúp các NHTM hoạt động kinh doanh hiệu quả. Có được sự ổn định của mơi trường kinh tế, các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn đầu tư hơn, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh phát triển.
Chính phủ nên hồn thiên mơi trường pháp luật hơn, bổ sung các bộ luật theo hướng ngắn gọn về giấy tờ , thủ tục nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ. Ngồi ra, cần có sự thống nhất về các điều luật liên quan đến các loại hình sản phẩm dịch vụ theo hướng đơn giản dễ hiểu, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế
Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đằng cho hoạt động ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài phát triển tại Việt Nam khá là đơng, chính vì vậy mơi trường kinh doanh hiện nay đang có tính cạnh tranh ngày càng gay gắt khơng chỉ giữa các NHTM nội địa mà với cả các ngân hàng quốc tế. Do đó, cần phải có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp để đảm bảo có sự cạnh tranh cơng bằng.
Tăng cường giám sát các thơng tin báo cáo, chế độ hạch tốn kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ, tăng cường tính minh bạch theo quy định.
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Chính phủ cần xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển cơng nghệ thơng tin như:
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thị trường từng thời điểm
- Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, đáp ứng nhu cầu của thị trường - Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực cơng nghệ thơng tin
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng - Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức ở Việt Nam cũng như nước ngồi về lĩnh vực cơng nghệ thông tin
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC): CIC là nơi lưu các lịch sử tín dụng của khách hàng, do đó nhằm đảo bảo hiệu quả hoạt động NHBL NHNN cần tăng cường tính chính xác và cập nhật thơng tin tín dụng nhanh hơn. CIC nên tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề khác bên cạnh tài chính ngân hàng như cập nhật thơng tin tài chính của các doanh nghiệp,...
NHNN cần bổ sung, hồn thiện các chính sách cơ chế giúp thúc đẩy phát triển kinh doanh tại các ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ NHBL. Cần hồn thiện và có sự thống nhất giữa các văn bản đã đề ra.
Xây dựng các chiến lược giúp các ngân hàng phát triển về hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử. Tạo môi trường công bằng giúp các ngân hàng cạnh tranh và phát triển, bên cạnh đó đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, xây dựng hồn thiện hệ thống thơng tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với nền kinh tế hiện nay của ngành ngân hàng
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các NHTM và có những chỉ đạo, định hướng về phát triển sản phẩm, từ đó tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các NHTM
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank cần phát huy các thế mạnh hiện có cũng như khắc phục các hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Để khắc phục được các hạn chế cần lưu ý các điểm sau:
- Ban lãnh đạo xây dựng một lộ trình cụ thể chi tiết, phù hợp và sát với tình hình doanh nghiệp. Từ đó tìm ra các điểm phù hợp của từng loại hình sản phẩm với từng nhóm đối tượng khách hàng, khai thác được điểm khác biệt hóa sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
- Techcombank cần có chiến lược Marketing hợp lý để nâng cao hình ảnh của ngân hàng, giúp các sản phẩm của ngân hàng đến gần với khách hàng hơn nữa
- Phát triển nguồn nhân lực về tất cả các mặt như: kiến thức chuyên môn, kỹ năng,... để nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đầu tư vào vào công nghệ để xây dựng năng lực số hóa và phân tích dữ liệu lớn mạnh mẽ, từ đó mang lại trải nghiệm và giá trị mới vượt trội cho khách hàng, tự động hóa và tối ưu hóa, giảm chi phí cho Ngân hàng và tạo ra cơ sở phân tích để ra quyết định một các hợp lý cho tất cả các cấp. - Hoàn thiện và nâng cao năng lực báo cáo tài chính, quản trị quản trị rủi ro
theo các thông lệ hàng đầu trong khu vực thế giới, nâng cao năng lực xếp hạng tín dụng của các tổ chức có uy tín trên thế giới
- Kiểm sốt chặt chẽ và truyền thơng thường xun đến các cán bộ nhân viên về tính tuân thủ và các rủi ro gặp phải trong công việc
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận tại Chương I và phân tích tình hình hoạt động phát triển dịch vụ NHBL tại Chương II, tác giả đã nêu ra các giải pháp và kiến nghị giúp phát triển dịch vụ NHBL tại Chương III bao gồm:
Nêu ra định hướng phát triển của Techcombank trong những năm tiếp theo dựa trên tình hình hoạt động giai đoạn 2016-2018
Dựa vào những hạn chế và nhân tố ảnh hưởng kết hợp với định hướng các năm tiếp theo, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL.
Sau đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương giúp cho hoạt động NHBL có điều kiện thuận lợi để phát triển, qua đó giúp làm tăng doanh thu lợi nhuận của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, phát triển dịch vụ NHBL là sự cần thiết đối với mỗi NHTM, giúp gia tăng lợi nhuận và đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Đề tài nghiên cứu về “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”, mặc dù đây không phải là một vấn đề mới nhưng nó mang tính thực tế và cập nhật theo đúng thị trường hiện tại. Sau quá trình dài nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL về quy mơ và chất lượng. Từ đó, rút ra được các ưu điểm về dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Techcombank, bên cạnh đó cũng có những hạn chế và đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, dịch vụ NHBL đạt kết quả cao trong các năm tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp khơng ít khó khăn và đề tài cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Xong về cơ bản, đề tài đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu. Với sự nỗ lực của mình, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét và góp ý để tác giả có thể tiếp tục phát triển và đi sâu, mở rộng nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu, sách báo, tạp chí
1. Chủ biên: TS. Nguyễn Hồng Yến, “Giáo trình Ke tốn Ngân hàng”, Bộ mơn Ke tốn ngân hàng (2018), Nhà xuất bản Tài Chính
2. PGS.TS Tơ Ngọc Hưng (2014), “Giáo trình Tín dụng Ngân hàng”, Nhà xuất bản Dân Trí
3. Báo cáo thường niên Techcombank các năm 2016, 2017, 2018
4. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn Techcombank các năm 2016, 2017, 2018
5. Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam năm 2018
6. Báo cáo thường niên các Ngân hàng VPBank, HDBank, MBBank, ACB năm 2018
7. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn của VPBank, HDBank, MBBank, ACB năm 2018
8. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 và kế hoạch kinh doanh năm 2018 của Techcombank
9. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 và kế hoạch kinh doanh năm 2019 của Techcombank
10.Nguyễn Thị Ngân (2014), “Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
B. Website 1. http://techcombank.com.vn 2. http://vpbank.com.vn 3. http://hdbank.com.vn 4. http://mbbank.com.vn 5. http://acb.com.vn 6. http://cafef.vn