CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM Kỹ
Thương Việt Nam
3.2.1. Đa dạng hóa các danh mục sản phẩm phù hợp với các nhóm đối tượngkhách hàng khách hàng
Ngày nay thị trường đang ngày càng mở rộng và phát triển, do đó sức cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng lớn. Với mỗi NHTM muốn thu hút các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thì phải đa dạng hóa các sản phẩm theo từng tiêu chí khác nhau như: độ tuổi, trình độ, khu vực khách hàng sinh sống,... Việc đa dạng hóa sản phẩm cịn được thể hiện bằng cách làm cho một sản phẩm có nhiều chức năng hơn, giúp cho việc sử dụng sản phẩm của khách hàng được thuận tiện.
Thứ nhất, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán lẻ hiện tại:
qua khảo sát thị trường, Techcombank nên có biện pháp cải thiện những điều còn tồn tại để nâng cao hơn chất lượng sản phẩm thơng qua việc hồn thiện quy trình thủ tục sao cho nhanh gọn nhất có thể; sản phẩm ấn tượng, các thủ tục hồ sơ vay vốn cần ngắn gọn hơn nhưng vẫn phải đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN. Bên cạnh đó các sản phẩm hiện tại cần được đổi mới và cập nhật cả về giao diện lẫn tính năng.
Thứ hai, nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới: Các sản phẩm dịch
vụ NHBL hiện nay gần như là mang tính chung tại các NHTM, vậy nên nếu muốn thực sự có lợi thế cạnh tranh hơn thì ngân hàng cần nghiên cứu để cho ra các sản phẩm hoàn toàn mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Các sản phẩm, dịch vụ mới nên có sự tối đa hóa cơng nghệ nhằm mang lại cho khách hàng sử dụng cảm thấy dễ hiểu và nhanh gọn hơn.
3.2.2. Phát triển dịch vụ Marketing, mở rộng thị trường
Tăng cường hoạt động marketing xây dựng thương hiệu Ngân hàng để tạo được niềm tin đối với khách hàng. Có thể nói rằng thương hiệu có sự ảnh hưởng đến sự hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy phải nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia marketing của ngân hàng bằng cách: tạo những buổi họp nhằm trao đổi các kinh nghiệm và nhận ra các điểm tốt và điểm chưa hoàn thiện, song song với đó là thiết kế các băng rơn quảng cáo ấn tượng thu hút khách hàng. Phát triển mạng lưới đa kênh phân phối nhằm quảng bá được các sản phẩm dịch vụ chất
lượng cao cho thị trường. Trong giai đoạn vừa qua với những kết quả ngân hàng đạt được đã tạo được các ấn tượng tốt đối với thị trường và khách hàng, đó là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng thị trường và có thể chiếm được tỷ trọng thị phần lớn về mọi mảng trong nền kinh tế.
Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp với chất lượng vượt trội nhằm cho phép KHCN và doanh nghiệp đều được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tốt nhất với nhiều lợi ích.
3.2.3. Phát triển các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi họ dùng các sảnphẩm của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng phẩm của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng
Muốn thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, ngân hàng nên tạo ra các chương trình ưu đãi như: được giảm lãi suất khi vay vốn tại ngân hàng, tặng quà, miễn phí phí thường niên,... Bên cạnh đó tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng vào các ngày lễ.
Hiện nay Techcombank đang có một chương trình thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng, đó là chương trình “ZERO FEE”. Chương trình này có ưu đãi là miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng cho khách hàng khi khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ và E-banking của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi khách hàng dùng thẻ thanh tốn của Techcombank để thanh toán cho các chuyến đi, mua sắm tại các địa điểm liên kết với Techcombank sẽ được giảm giá và hồn tiền 1% khơng giới hạn. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng và bảo hiểm, khi thanh tốn phí bảo hiểm qua thẻ tín dụng, khách hàng sẽ được cash back 7% trên tổng số tiền thanh tốn
3.2.4. Tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng
Khi xác định và phân loại được các nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, từ đó sẽ xác định được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Ví dụ như: nhóm khách hàng cơng tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, thu nhập ổn định đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Do đó, muốn phát triển và tìm kiếm được những nhóm khách hàng tiềm năng ngân hàng phải đề ra các chiến lược cụ thể nhằm thu hút họ. Các chiến lược có thể giúp tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng như: tìm kiếm data và phân tích nhân khẩu học của khách hàng qua các thơng tin tại ngân hàng, từ đó chia ra được các nhóm khách
hàng. Sau đó tìm các cách có thể tiếp cận với khách hàng để giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực
Đầu tiên, hồn thiện quy trình tuyển dụng: Techcombank hiện đang cần phát
triển và lên định hướng rõ ràng hơn khi tuyển dụng. Do công nghệ ngày càng phát triển, nên khi tuyển dụng nhân viên nên đề ra lộ trình phát triển của các cá nhân tùy theo kinh nghiệm công tác của người ứng tuyển.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo: Hiện nay Techcombank đang áp dụng
rất tốt mơ hình đào tạo 70:20:10 tức là 70% là đào tạo tại chính đơn vị cơng tác, 20% là do cán bộ tự học hỏi từ mọi người xung quanh và 10% là đi đào tạo. Theo mơ hình này giúp các cá nhân có được các kinh nghiệm thực tế sát với cơng việc, qua đó nhân viên sẽ tiếp thu nhanh hơn. Tạo các buổi học về sản phẩm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh mơ hình đào tạo đó thì ngân hàng cũng nên tạo ra nhiều hơn các buổi chia sẻ của các nhân viên và ban lãnh đạo giúp cho các nhân viên học hỏi được từ mọi người xung quanh. Kết thúc các buổi học nên có các bài thi tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo, sự tiếp thu kiến thức sau mỗi buổi học và từ đó đề ra các lộ trình cho người học, chính sách đào tạo phù hợp.
Thứ ba, tạo ra các chương trình thi đua làm động lực cho nhân viên: ngân hàng nên đề ra các giải thưởng cho các nhân viên hồn thành xuất sắc chỉ tiêu từ đó khuyến khích mọi người phát triển bản thân, có động lực làm việc hơn giúp ngân hàng đạt được kết quả cao.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức và nhân sự rõ ràng: Techcombank nên hoàn thiện cơ
cấu tổ chức phù hợp với mơ hình kinh doanh và triển khai các chương trình đào tạo phát triển năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên các cấp - đặc biệt là cho lãnh đạo cấp cao và cấp trung của Ngân hàng.