Vốn huy động của ngân hàng là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc sở hữu của khách hàng và ngân hàng có trách nhiệm hồn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động thường xuyên biến động nên ngân hàng khơng được phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động là cơng cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
1.2.1. Huy động vốn tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế
1.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của khách hàng (bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) tại ngân hàng nhằm mục đích thực hiện thanh tốn qua ngân hàng.
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng. Bao gồm 2 loại là: tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi phi giao dịch. Cụ thể như sau:
- Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh tốn): mục đích khách hàng gửi tiền là thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung ứng và số dư trên tài khoản được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Đặc điểm của loại tiền gửi này là mức độ biến động cao và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mơ tiền gửi có thể huy động.
- Tiền gửi phi giao dịch: đó là khoản tiền được gửi với mục đích bảo đảm an tồn tài sản, khơng mang tính chất phục vụ thanh tốn. Và khách hàng có thể đến ngân hàng rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu.
Về cơ bản, đây không phải là nguồn vốn ổn định đối với ngân hàng, tuy nhiên nếu thu hút được giá trị tiền gửi lớn và có chu kì ổn định thì vẫn có thể biến thành nguồn vốn khả dụng và lợi nhuận cao hơn hẳn so với các nguồn vốn khác. Bởi chi phí huy động vốn rẻ và ln có số dư ổn dịnh trong đó, ngân hàng có thể tổng hợp các số dư đó tạo thành nguồn vốn tín dụng cho vay hoặc đem đầu tư kiếm lời.
1.2.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là khoản tiền gửi có sự thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng về thời hạn gửi tiền. Đến hạn, khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng tất toán. Trong trường hợp khách hàng rút trước hạn thì sẽ hưởng mức lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn tương ứng với thời hạn gửi tiền thực tế. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn dĩ nhiên thấp hơn so với lãi suất tiền gửi có kỳ hạn.
Loại tiền gửi này thường phổ biến hơn đối với các khách hàng doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh xác định, thời gian thanh tốn ổn định, ít có sự biến động. Đặc tính quan trọng của khoản tiền gửi này là có tính ổn định và an tồn cao, các ngân hàng có cơ sở để hoạch định chiến lược quản trị nguồn vốn thích hợp. Tuy nhiên điểm hạn chế là chi phí huy động cao do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
1.2.1.3. Tiền gửi tiết kiệm
Căn cứ vào thời hạn gửi tiết kiệm, người ta chia làm hai loại:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi của khách hàng gửi tại ngân hàng và không thỏa thuận về thời hạn gửi tiền, theo đó khách hàng có thể gửi thêm tiền vào tài khoản hoặc rút tiền ra mà không cần báo trước cho ngân hàng.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của khách hàng gửi tại ngân hàng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng dựa trên nguyên tắc ngân hàng hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng, theo đó khách hàng được quyền rút tiền khi đáo hạn. Việc rút tiền trước hạn đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phải được khách hàng và ngân hàng thỏa thuận.
Đặc điểm chính của loại sản phẩm huy động nay đó là tính ổn định cao, kè m theo chi phí huy động vốn khá cao do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường. Đối tượng khách hàng được trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, không gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Trường hợp khách hàng khơng thể trực tiếp thực hiện giao dịch thì có thể thực hiện thơng qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.
1.2.2. Huy động vốn thông qua việc phát hành GTCG
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá, viết tắt là GTCG) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua GTCG trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Hiện nay, việc huy động vốn thơng qua hình thức phát hành GTCG của các NHTM đang diễn ra phổ biến. Loại vốn này có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm và có nhiều kỳ hạn khác nhau, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
+) Đối với kỳ phiếu ngân hàng: đây là một loại giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành theo từng đợt và được gọi là kỳ phiếu có mục đích, được phát hành theo hai hình thức: trả lãi trước và trả lãi sau.
Với hình thức trả lãi trước: khách hàng mua kỳ phiếu sẽ trả số tiền mua bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng. Khi kỳ phiếu đến hạn thanh tốn, ngân hàng sẽ hồn trả tiền cho khách hàng đúng bằng mệnh giá in trên kỳ phiếu.
Với hình thức trả lãi sau: khách hàng có thể mua tùy theo khả năng của mình, ngân hàng ghi số tiền khách hàng mua trên tờ kỳ phiếu. Khi kỳ phiếu đến hạn thanh tốn, ngân hàng sẽ hồn trả vốn gốc và thanh toán số tiền lãi tương ứng cho người mua.
+) Đối với trái phiếu ngân hàng
Đây là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng phát hành (bên vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (bên cho vay tiền) một khoản tiền xác định (bao gồm cả gốc lẫn lãi) trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Thông qua việc phát hành trái phiếu, ngân hàng có thể huy động vốn trong thời gian ngắn (so với việc huy động vốn từ người dân qua hình thức gửi tiết kiệm) với mức lãi suất được xác định trước.
+) Đối với chứng chỉ tiền gửi
Đây là một loại GTCG do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội. Nói cách khác, nó là một loại GTCG tương tự sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một
khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Người sở hữu chứng chỉ này sẽ được hưởng lãi suất và được quyền cho, tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành.
Chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính, bao gồm:
-Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là GTCG phát hành theo hình thức chứng
chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
-Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ
khơng ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.
-Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển
nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.
Các loại phiếu nợ trên được ngân hàng phát hành theo từng đợt, tùy theo mục đích với sự chấp thuận của NHNN. Nghiêp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và nguồn vốn huy động tiền gửi khơng đủ. Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định khối lượng huy động. Nguồn vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã huy động đủ theo dự kiến thì ngân hàng sẽ ngừng ngay việc phát hành GTCG.
1.2.3. Huy động vốn thơng qua vốn vay NHNN, vay nước ngồi và vay các TCTD khác
1.2.3.1. Vay vốn từ NHNN
Theo điều 99, Luật TCTD 2010 thì các ngân hàng thương mại được vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN Việt Nam.
Theo điều 11, Luật NHNN 2010: “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho các tổ chức tín dụng”.
NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây, gồm có 3 hình thức là:
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá: đây là hình thức cho vay của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
- Chiết khấu giấy tờ có giá: là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các giấy tờ có giá cịn thời hạn thanh tốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi trước khi đến hạn thanh tốn.
- Các hình thức tái cấp vốn khác
Ngồi hình thức vay tái cấp vốn trên, các ngân hàng cịn có 2 hình thức nữa cũng rất phổ biến, đó là:
- Vay ngắn hạn bổ xung: là hình thức các ngân hàng xin vay vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình. Trong hình thức vay này, các ngân hàng chỉ được vay khi cịn hạn mức tín dụng.
- Vay để thanh tốn giữa các ngân hàng: mục đích của khoản vay này nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, thời hạn vay ngắn.
Chi phí huy động loại vốn này rất cao, thơng thường các NHTM chỉ sử dụng phương án vay vốn này trong trường hợp cấp bách nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Và nguyên tắc cơ bản là tuyệt đối khơng được lạm dụng nhằm mục đích cấp tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận.
1.2.3.2. Vay vốn nước ngồi
Các ngân hàng thương mại cũng có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành trái phiếu nợ để vay tiền ở nước ngoài. Do loại tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay chủ yếu là USD nên vay tiền ở nước ngoài thường vay bằng USD.
Các ngân hàng thương mại ở Mỹ là những ngân hàng đi đầu trong việc vay tiền nước ngồi để hoạt động. Đó là những khoản vay mượn Euro Dollars, tức là những khoản tiền gửi bằng USD thuộc các ngân hàng nước ngoài hoặc những chi nhánh ở nước ngoài của các ngân hàng Mỹ.
1.2.3.3. Vay vốn từ các TCTD trong nước
Theo điều 100, Luật TCTD 2010 thì các NHTM được vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi theo quy định của pháp luật.
Mục đích chính của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Trong quá trình hoạt động, một số NHTM có những ngày cho vay quá nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại NHNN, trong khi đó lại có một vài NHTM khác thừa dự trữ. Do vậy, để đảm bảo dự trữ theo quy định của NHNN, các NHTM thiếu hụt dự trữ sẽ vay ngân hàng có dự trữ dư thừa và thời hạn của loại vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.
1.3. Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong cơng tác huy động vốn tại các ngân hàng
Để có thể áp dụng marketing hiệu quả trong công tác huy động vốn, các ngân hàng thường triển khai xây dựng các chiến lược marketing dành riêng cho công tác huy động vốn. Nội dung xây dựng phổ biến như sau:
- Thứ nhất là xây dựng danh mục sản phẩm huy động vốn
Danh mục sản phẩm huy động vốn là tập hợp nhóm sản phẩm tiền gửi mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích chính là huy động vốn. Bao gồm các sản phẩm nhằm mục đích gửi tiết kiệm, các sản phẩm nhằm mục đích thanh tốn qua ngân hàng và các mục đích khác.
Mỗi ngân hàng sẽ có những danh mục sản phẩm huy động vốn khác nhau hướng đến từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Danh mục sản phẩm huy động vốn càng đa dạng, càng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của từng nhóm đối tượng khách hàng thì càng có lợi trong việc huy động vốn của ngân hàng. Đây được coi là thành phần trọng tâm trong chiến lược marketing huy động vốn, là cơ sở để xây dựng và triển khai các chiến lược marketing mở rộng huy động vốn khác.
- Thứ hai là xây dựng công cụ lãi suất huy động vốn cạnh tranh
Lãi suất huy động vốn là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các ngân hàng trên thị trường huy động vốn. Nó là địn bấy kinh tế tác động đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng và là yếu tố thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy, bộ phận Marketing phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, thu thập thơng tin giúp ngân hàng có thể xây dựng và điều hành chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn, từ đó giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trong việc mở rộng huy động vốn.
Xác định lãi suất huy động vốn là công việc quan trọng trong xây dựng chiến lược marketing huy động vốn của ngân hàng, bộ phận Marketing phải dựa trên các căn cứ sau đây:
Một là, chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để cung cấp sản phẩm huy động vốn cho khách hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng bởi lẽ mức lãi suất huy động vốn mà ngân hàng áp dụng phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện là: có tính cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Hai là, phải tính đến yếu tố rủi ro trên đoạn thị trường huy động vốn. Ví dụ như sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của khách hàng gửi tiền, sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, sự thay đổi về kinh tế, chính trị..., những rủi ro trên ảnh hưởng rất lớn đến chi phí huy động vốn cũng như hiệu quả trong cơng tác huy động vốn của ngân hàng.
Ba là, phải tính đến lãi suất huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên đoạn thị trường huy động vốn bởi lẽ lãi suất huy động vốn là một trong những yếu tố mà khách hàng xem xét đầu tiên trước khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng. Lãi suất huy động vốn mà ngân hàng áp dụng càng ưu đãi, càng có tính cạnh tranh thì càng thu hút khách hàng đến với ngân hàng và nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
- Thứ ba, phát triển hệ thống kênh phân phối của ngân hàng Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng bao gồm:
+ Kênh phân phối truyền thống: là các chi nhánh, PGD của ngân hàng tại các tỉnh, thành phố. Đây là kênh phân phối có tính an tồn, ổn định cao và giao dịch trực tiếp với khách hàng.
+ Kênh phân phối hiện đại: loại kênh phân phối này ra đời trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực ngân hàng. Bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, giao dịch