Thực trạng phân hóa trong hệ thống NHTM Việt Nam trước năm 2011

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán sáp nhập NH. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 261 (Trang 37 - 53)

2.1. Thực trạng phân hóa trong hệ thống NHTM Việt Namvà sự cần thiết

2.1.1. Thực trạng phân hóa trong hệ thống NHTM Việt Nam trước năm 2011

2.1.1.1. Cấu trủc hệ thống NHTM Việt Nam

a. Theo quy mô vốn

Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, số lượng NHTM và số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch đã tăng nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2010 hệ thống NHTM Việt Nam có 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM Nhà nước và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà Nước, 37 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh NHNN, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, hơn 1000 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 Tổ chức tài chính vi mơ. Tuy số lượng nhiều nhưng có rất nhiều ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ, tính đến 31/12/2010 mới chỉ có 27/37 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ từ 3000 tỷ đồng trở lên, 10 ngân hàng cịn lại có vốn điều lệ từ 1.500-2.800 tỷ và không thể tăng vốn đúng hạn do thị trường chứng khốn diễn biến khơng thuận lợi vì vậy NHNN đã gia hạn tăng vốn điều lệ đến 31/12/2011.

Tính đến tháng 8/2011 đã có thêm 5 ngân hàng hồn thành việc tăng vốn điều lệ: Ngân hàng Đệ Nhất (FCB), Ngân hàng Nam Á (NAB), Ngân hàng Phương Tây (WEB), Ngân hàng Nam Việt (NVB), Ngân hàng phát triển nhà TP.HCM (HDB). Bảng sau đây tổng hợp VĐL năm 2010 và VĐL tính đến tháng 9/2011 của các ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu vốn năm 2010:

Bảng 2.1.Tinh hình tăng vốn của 10 ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu năm 2010.

Khơng chỉ với những ngân hàng có quy mơ vốn dưới 3.000 tỷ đồng chịu áp lực tăng vốn mà ngay cả những ngân hàng có quy mơ lớn cũng chưa hài lịng với mức vốn hiện có, bởi năng lực tài chính của một ngân hàng thể hiện ở quy mơ tài sản và vốn tự có của ngân hàng, trong đó vốn điều lệ là cột chống đỡ cho những rủi ro hoạt động của ngân hàng trước những biến động của ngành. Hơn nữa ngân hàng có vốn điều lệ càng lớn thì mức đầu tư về cơng nghệ, khả năng mở rộng mạng lưới phát triển sản phẩm, dịch vụ và sức mạnh tài chính càng lớn, Bảng dưới đây cho biết mức vốn điều lệ của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2010:

Ngân hàng sở hữu Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng nhà nước Agribank 100% Vietinbank 80,31% Vietcombank 90,72% BIDV 100% MHB 91,76%

Biểu đồ 2.1. Vốn điều lệ của 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2010. Đơn vị: Tỷ VND

VỐN ĐIỀU LỆ

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tự cập nhật.

Từ biểu đồ trên có thể thấy ngay cả trong top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam thì cũng có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể: Vốn điều lệ của Agribank là 21.041 tỷ đồng, vốn điều lệ của Seabank là 5.335 tỷ đồng, kết hợp Bảng 2.1 ta thấy Vốn điều lệ của Bảo Việt Bank là thấp nhất chỉ khoảng 1.500 tỷ đồng, như vậy giữa ngân hàng có VĐL lớn nhất và ngân hàng có VĐL khiêm tốn nhất thì mức chênh là 19.541 tỷ đồng, khoảng hơn 14 lần. Điều này chứng tỏ sự phân hóa mạnh mẽ trong quy mơ vốn của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Chính sự phân hóa ấy đã buộc các ngân hàng yếu kém phải tìm mọi cách để tăng vốn điều lệ, mặt khác vẫn phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý vì thế mà con đường rất nhiều ngân hàng đã lựa chọn là đẩy mạnh tín dụng bằng mọi giá và hậu quả tất yếu là chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu tăng cao.

b. Theo cấu trúc sở hữu

Trong những năm qua hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô vốn, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, trong đó nếu chia theo quan hệ sở hữu thì hệ thống ngân hàng Việt Nam chia ra thành 4 loại:

- Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước và Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn: Tính đến

cuối năm 2010, Việt Nam có 5 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và Nhà Nước nắm giữ trên 50% vốn: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, MHB.

Các ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định của chính phủ. Các ngân hàng thuộc sở hữu cơng thường được sự hỗ trợ rất lớn về tài chính, được bảo lãnh phát hành giấy nợ...Nhóm những ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước hay Nhà nước có cổ phần chi phối là những ngân hàng lớn. Các ngân hàng do nhà nước sở hữu dễ bị chi phối bởi các yếu tố chính trị, áp lực của nhóm lợi ích, trong nhiều trường hợp các ngân hàng này phải thực hiện chính sách của Nhà nước, cung cấp vốn cho các DNNN, mà việc thực hiện này gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ở nhóm khác khơng thuộc sở hữu Nhà nước.

Nhà nước vừa là người ban hành và cũng là người tuân thủ các quy định sẽ dẫn tới tình trạng khơng minh bạch. Cụ thể, theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu tại các NHTM là 9%. Tuy nhiên tại hai ngân hàng TMCP chịu sự chi phối của nhà nước là Agribank và Vietinbank thì chỉ tiêu này đã khơng đạt được.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hai NHTM năm 2010 và 2011

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM và tự tổng hợp.

- Ngân hàng thương mại cổ phần: Được thành lập thông qua phát hành cổ

phiếu,

người nắm giữ cổ phiếu ở tỷ lệ nhất định có quyền tham gia vào việc ra quyết định

ngân hàng và được nhận cổ tức...Chính vì những đặc điểm đó mà các ngân hàng

TMCP có khả năng huy động vốn nhanh, quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp, đa năng hơn so với các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước và có cổ phần chi phối

của Nhà nước. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối năm

2010, ở

Việt Nam có tới 37 ngân hàng TMCP.

- Ngân hàng liên doanh: Được hình thành dưới sự góp vốn của các bên, tính đến

cuối năm 2010 ở Việt Nam có tới 5 ngân hàng liên doanh như: Ngân hàng Việt-

Nga, ngân hàng Việt - Thái... Mục đích thành lập các ngân hàng liên doanh là cùng

nhau hợp tác và hưởng lợi trên cơ sở tận dụng những lợi thế vốn có giữa các bên.

những ngân hàng top trên vì có chính sách đãi ngộ phù hợp, có mơi trường phát triển. Những ngân hàng đã lớn mạnh nay có thêm nhân sự tài năng và bản lĩnh thì sẽ càng tiến xa hơn nữa.

c. Theo năng lực quản trị điều hành

Các ngân hàng thương mại với đặc thù riêng có mơ hình quản trị khác nhau tuy nhiên vẫn mang những đặc điểm của mơ hình quản trị hai cấp là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Ngoài ra mỗi ngân hàng đều có bộ phận Kiểm sốt nội bộ với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Ban điều hành và các hoạt động của ngân hàng.

Cấp quản trị điều hành thực hiện chức năng quản lý mọi hoạt động của NHTM, đảm bảo an toàn và phát triển nguồn vốn, ban hành các quy định, điều lệ, các quy chế tổ chức, hoạt động của ngân hàng.

Cấp quản lý kinh doanh gồm Ban điều hành và cấp trực tiếp kinh doanh. Trong đó ban điều hành với nhiệm vụ giúp việc tại Hội sở chính. Cấp trực tiếp kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh: cho vay, huy động, bảo lãnh...

Mơ hình quản trị hai cấp bộc lộ rất nhiều bất cập: HĐQT khơng kiểm sốt và tổng hợp được thông tin về các hoạt động của ngân hàng ở cấp kinh doanh từ đó khơng đưa ra được các mục tiêu chiến lược phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng hoặc HĐQT lại tham gia quá sâu vào các hoạt động quản lý, các phòng ban nghiệp vụ thiếu sự liên kết với nhau. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Hội sở chính trong q trình đánh giá nguồn lực và đưa ra kế hoạch phát triển dài hạn cho ngân hàng. Bộ phận kiểm sốt nội bộ chỉ mang tính hình thức, chưa đưa ra được những đánh giá khách quan, độc lập.

d. Theo hiệu quả kinh doanh

Năm 2010 là một năm đầy khó khăn đối với ngành ngân hàng: thị trường ngoại hối bất ổn khi tỷ giá tăng mạnh: Cuối tháng 4/2010 tỷ giá do các NHTM niêm yết ở mức 18.950-18.970 VND/USD, tuy nhiên đến tháng 8/2010 khi Ngân hàng nhà nước tăng tỷ giá bình qn liên ngân hàng lên 2,1% thì sau đó 3tháng tức vào tháng 11/2010 tỷ giá bất ngờ tăng vọt lên mức 21.380- 21.450 VND/USD, cùng với đó lãi suất cho vay USD chỉ khoảng 6-9%/năm trong khi lãi suất huy động ở mức 5%/năm, những động thái bất ổn của ngoại tệ khiến cho nhiều ngân hàng thua lỗ do đánh giá lại trạng thái ngoại tệ và các khoản đầu tư, nguồn thu từ các hoạt động có liên quan đến ngoại tệ giảm.

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên tài sản có (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên vốn tự có, hoặc chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên doanh thu.

Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu ROA và ROE của một số NHTM Việt Nam năm 2010

25.00%

Nguồn: VCBS tổng hợp.

Có thể thấy khoảng cách rất lớn giữa ROE của một ngân hàng top trên và ROE của một ngân hàng top nguy hiểm, cụ thể là ROE của Vietcombank đạt 20.39% trong khi Ficombank chỉ có 5,04% hay của Ngân hàng Phương Tây chỉ đạt 2,45%. Như vậy có thể thấy sự phân cực rất rõ nét trong hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Mức chênh lớn sẽ tạo áp lực cho các NHTM yếu kém, các ngân hàng yếu kém chưa thể cạnh tranh được với các NHTM lớn hơn.

2.1.1.2. Những tác động của thực trạng phân hóa trong hệ thống NHTM tới sự ổn định của hệ thống.

a. Cạnh tranh không lành mạnh

Trong thời gian qua thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng đang diễn ra rất phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: chạy đua tăng lãi suất, hạ giá dịch vụ, lôi kéo khách hàng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để tranh giành thị phần... Trong đó cạnh tranh bằng lãi suất là hình thức cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất. Sự không lành mạnh khi cạnh tranh bằng lãi suất giữa các ngân hàng thể hiện qua việc tăng lãi suất huy động vượt trần cho phép mặc dù Ngân hàng nhà nước đã ấn định trần lãi suất huy động không được vượt quá 14%/năm.

Tuy nhiên các NHTM đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng lãi suất huy động theo các kỳ hạn, theo hạn mức gửi tiền.

Ngày 08/12/2010 Techcombank công bố lãi suất huy động lên tới 17% thông qua các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đi kèm ưu đãi hấp dẫn. Trước động thái bất ngờ đó, hàng loạt các ngân hàng đã nâng lãi suất lên tới 17-18%. Hành vi này của Techcombank đã khiến nguồn vốn huy động từ khách hàng của các ngân hàng giảm sút rõ rệt. Tình hình chỉ thực sự dịu lại khi có sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước khi áp lãi suất trần 14%, tuy nhiên việc áp lãi suất trần 14% cũng khiến các ngân hàng nhỏ chịu áp lực về tăng trưởng do gặp bất lợi so với các ngân hàng khác trong quá trình hút vốn.

Lãi suất huy động tăng làm lãi suất cho vay ở các NHTM cũng tăng theo. Lãi suất cho vay cao tạo áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp khi đó dịng vốn sẽ khơng hỗ trợ được cho sản xuất kinh doanh. Hoặc chi phí lãi vay q cao doanh nghiệp khó khăn trong việc cân đối lợi nhuận, thậm chí đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản. Như vậy vơ tình rủi ro khơng thu hồi được nợ bị đẩy về phía ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao, gián tiếp gây rủi ro lên toàn hệ thống. Trong lĩnh vực huy động vốn, khi các ngân hàng đẩy lãi suất lên cao với kỳ vọng thu hút tiền gửi dẫn đến chi phí tăng lên, để đạt được lợi nhuận thì lãi suất cho vay buộc phải tăng theo. Ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc cân đối chi phí đầu vào và đầu ra.

Biểu đồ 2.4. Diễn biến Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3tháng và Lãi suất cho

Bên cạnh đó trước sức ép của việc thu hồi nợ vay đối với lĩnh vực phi sản xuất để giảm tỷ lệ dư nợ lĩnh vực này dưới 22%, các ngân hàng đã phải tăng lãi suất cho vay để bù chi phí và hạn chế đầu ra. Đây là lý do giải thích tại sao đầu năm 2011, lãi suất cho vay tiêu dùng lên tới 20-25% còn lãi suất cho vay sản xuất cũng ở mức 20%.

Biểu đồ 2.5. Lãi suất vay tiêu dùng cá nhân tại một số NHTM năm 2010

LÃI SUẤT VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN

w Lãi suất vay tiêu dùng cá nhân

Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM và tự tổng hợp. b. Rủi ro thâu tóm

Theo quy định hiện nay, cá nhân là cổ đông không được sở hữu quá 5%, một tổ chức là cổ đông không được sở hữu quá 15%, cổ đơng và những người có liên quan khơng được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD (trừ trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng chính phủ) nhằm hạn chế việc thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Tuy nhiên để lách luật thì các cổ đơng có thể thơng qua pháp nhân và thể nhân khác sở hữu vượt quy định trên. Cụ thể, trường hợp của Ông Nguyễn Đức Kiên. Kể từ năm 2008, ông đã thành lập rất nhiều cơng ty do chính ơng làm Chủ tịch HĐQT các công ty: công ty thể thao ACB, Công ty cổ phần tập đồn tài chính Á Châu, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội..., Phó chủ tịch Cơng ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, Cơng ty cổ phần bóng đá chun nghiệp Việt Nam. Các công ty trên hầu hết do Vợ, con, anh, chị em làm Giám đốc đại diện pháp luật sau đó dưới sự chỉ đạo của Bầu Kiên các công ty trên lần lượt phát hành trái phiếu tổng lên đến

4.200 tỷ đồng rồi tiếp tục dùng sự ảnh hưởng của mình gây áp lực lên các ngân hàng ACB, Vietinbank, Đại Á, Kiên Long, Phương Nam, Nhà Đồng bằng sông Cửu Long phải mua trái phiếu. Tiền thu được do bán trái phiếu cộng với vốn điều lệ ban đầu được ông dùng để mua cổ phiếu của các ngân hàng và chủ yếu là các ngân hàng trên. Sau đó dùng chính cổ phần đã mua tại ngân hàng làm tài sản đảm bảo cho công ty phát hành trái phiếu bán cho ngân hàng khác. Vịng xốy tiếp diễn làm cho vốn của Bầu Kiên ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc ông càng sở hữu nhiều cổ phần tại các ngân hàng, doanh nghiệp. Với mánh khóe trên thì Bầu Kiên và những người có liên quan đã thực sự trở thành nhóm cổ đơng lớn có ảnh hưởng chi phối tại ngân hàng và có thể dần chiếm đoạt ngân hàng, doanh nghiệp khác.

c. Tăng nguy cơ rủi ro hệ thống - Một là, hạ thấp điều kiện cho vay:

Năm 2011 trong cuộc chạy đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng lên tới 20-25% còn lãi suất cho vay sản xuất cũng ở mức 20%. Lãi suất cho vay tăng cao làm các doanh nghiệp khó khăn do khơng đủ nguồn trả nợ. Ngân hàng thì muốn cho vay, doanh nghiệp yếu, sức mua kém khơng đủ tài chính để trả nợ vậy có nên hạ thấp tiêu chuẩn cho vay hay không?

Tiêu chuẩn cho vay được hiểu là những yêu cầu bắt buộc mà khách hàng phải thỏa mãn khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng như: tư cách pháp lý người vay, tài sản đảm bảo, năng lực tài chính...Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng yếu kém muốn tồn tại và cạnh tranh được đã bất chấp rủi ro để

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán sáp nhập NH. Thực trạng và giải pháp - Khoá luận tốt nghiệp 261 (Trang 37 - 53)

w