Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015.
2.3.1. Kết quả đạt được
Sau hơn 5 năm triển khai quyết liệt, khẩn trương hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng, đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi bật:
2.3.1.1. Các ngân hàng đều tuân thủ theo quy trình thực hiện thương vụ M&A.
Hầu hết các thương vụ mua bán sáp nhập đều tuân thủ theo quy trình M&A. Việc tuân thủ theo quy trình M&A giúp ngân hàng xây dựng được mục tiêu và chiến lược cụ thể từ đó đạt được hiệu quả cao nhất trong thương vụ. Cụ thể từ đầu năm 2014, MHB đã hoàn tất việc xây dựng đề án tái cơ cấu đến năm 2015 để trình Ngân hàng nhà nước. Từ quý IV/2014, MHB đã phối hợp với BIDV xây dựng đề án sáp nhập theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà tồn bộ thời gian diễn ra thương vụ chỉ trong vòng 55 ngày từ khi Ngân hàng nhà nước thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập.
2.3.1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Một là: Về quy mô tài sản.
Trong thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB, có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mơ tổng tài sản của SHB: Quý II là 80.985.939 tỷ đồng, đến hết quý III con số này đã tăng 22.799.435 tỷ đồng đạt mức 103.785.374 tỷ đồng và sau hơn 3 năm sáp nhập, tính đến 30/9//2015 thì quy mơ tài sản của SHB đạt mức 183.309 tỷ đồng.
Kết quả của cuộc hợp nhất ba ngân hàng năm 2011 tạo nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn mới. Năm 2012 đánh dấu 1 năm kể từ ngày hợp nhất, SCB được xếp vào nhóm 4 ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn trong số 14 ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TP.HCM: Tổng tài sản sau hợp nhất đạt 144.814 tỷ đồng, tính đến 31/12/2015 tổng tài sản của SCB đã tăng gấp 2,2 lần và đạt mức 311.514 tỷ đồng.
Kết quả của cuộc sáp nhập MHB vào BIDV đã làm quy mô tài sản của BIDV tăng cao, tính đến 30/06/2015 tổng tài sản tăng 11,45% đạt mức 724.814 tỷ đồng, lớn nhất toàn hệ thống.
Biểu đồ 2.13. Quy mơ tài sản của 17 NHTM tính đến ngày 30/06/2015.
Quy mơ t ng tài sàn c a 17 ngân hàng đã công b đ n ngày 30/6ố ủ ố ế
Nguồn: taichinhplus.vn.
Hai là: Mạng lưới hoạt động.
KẾT QUẢ KINH DOANH
Quý 4/2012
Quý 3/2012 Quý 2/2012 Quý 1/2012 Thu nhập lãi thuần 321.9
91 384.891 69 429.6 19 568.4 Chi phí hoạt động 653.2 75 1.042.532 312.6 31 291.5 09 Tổng LNST 1.132.4 36 (1.706.769) 17 222.6 21 224.6
mạng lưới, chi nhánh hoạt động.
Sau khi tiếp quản hơn 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của Habubank thì SHB đã nâng số lượng chi nhánh và PGD tăng lên gấp 1,5 lần, từ 141 chi nhánh và PGD lên 211 chi nhánh và PGD, tính đến năm 2015 thì SHB đã có tới 422 đơn vị kinh doanh trên cả nước.
Sau khi nhận sáp nhập MHB, mạng lưới phân phối của BIDV được mở rộng từ 760 điểm giao dịch lên gần 1.000 điểm giao dịch trên cả nước. Sự kết hợp này giúp cho mạng lưới của BIDV được trải rộng tới tận các xã huyện, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Sau sáp nhập, ngân hàng tinh giản được bộ máy lãnh đạo, giảm bớt số nhân lực dư thừa, khơng có chun mơn đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao từ các bên. Trong vụ sáp nhập giữa MDB và Maritime Bank, sau sáp nhập, Maritime Bank có thêm đội ngũ nhân viên hơn 5.000 người từ MDB. Điều này tạo cơ hội cho Maritime Bank trong việc lựa chọn nhân sự chất lượng cao.
Thứ tư: Gia tăng cơ sở khách hàng.
Bên cạnh việc gia tăng số lượng điểm giao dịch, chi nhánh, việc mua bán sáp nhập sẽ giúp các ngân hàng đa dạng đối tượng khách hàng nhờ việc tận dụng hệ thống khách hàng của mỗi bên. Cụ thể, sau khi sáp nhập với Habubank số lượng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm 9.611 khách hàng, khách hàng doanh nghiệp tăng 182 khách hàng. Hay trong vụ sáp nhập giữa Vietinbank và PG Bank, dự kiến sau khi hồn thành Vietinbank sẽ có cơ hội tiếp cận với khách hàng cũ của PG Bank, bên cạnh đó là cơ sở khách hàng của Petrolimex và các đơn vị thành viên của Petrolimex. Theo như ước tính, tổng số lượng khách hàng có thể lên tới 15 triệu khách hàng.
Thứ năm: Tình hình kinh doanh.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mơ vốn và tổng tài sản, các NHTM sau sáp nhập còn đạt được bước tăng trường lớn về lợi nhuận.
Sau sáp nhập, SHB đã đạt được kết quả đầu tiên về sự tăng trưởng lợi nhuận, cụ thể:
Cuối tháng 08/2012 sau khi thương vụ sáp nhập được hồn tất, Habubank chính thức sáp nhập vào SHB, SHB đã tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ của Habubank trong đó 1.800 tỷ đồng nợ với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn lên tới 12,88% và 21,32%. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh ngay sau khi sáp nhập bởi khoản tiền bù đắp lỗ lũy kế từ Habubank, lợi nhuận sau thuế quý III/2012: -1.706.769 tỷ đồng. Tuy nhiên sau gần 4 tháng hoạt động, với mục tiêu và chiến lược đúng đắn, hoạt động kinh doanh của SHB vào quý IV/2012 đạt mức 1.132.436 tỷ đồng.
Theo số liệu mới nhất mà SHB vừa công bố, chỉ riêng quý IV/2015, hoạt động dịch vụ của SHB lãi 152 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi gần 22 tỷ đồng, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi hơn 7 tỷ đồng, các hoạt động kinh doanh khác lãi 20 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.027 tỷ đồng (tăng 27 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 131.427 tỷ đồng (tăng 26%), huy động tiền gửi đạt 131.427 tỷ đồng (tăng 20,7%). Đặc biệt năm 2015 trong bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn của các ngân hàng TMCP thì SHB vẫn thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ chi trả là 7%.
Bên cạnh đó, việc sáp nhập MDB vào Maritime Bank cũng giúp Maritime
Bank trở thành một trong những ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn tại Việt Nam, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank tăng 44% so với đầu năm 2015 thời điểm chưa sáp nhập. Nhờ vào việc tăng vốn chủ sở hữu và việc củng cố lại hệ thống nhằm tăng khả năng quản trị rủi ro nên hệ số an tồn vốn CAR ln ở mức cao hơn quy định rất nhiều, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 24,53%. Tổng vốn huy động đạt 65.913 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cuối năm 2014 tuy nhiên cơ cấu huy động vốn chuyển dịch
theo hướng bền vững hơn vì tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên, lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng.
Thứ sáu: Nâng cao vị thế và mở rộng hợp tác nước ngồi .
Mua bán sáp nhập giúp ngân hàng có quy mô vốn lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, hoạt động hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. Đặc biệt trong tháng 07/2015, khi thương vụ sáp nhập giữa Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam đang thu hút được sự quan tâm của tồn ngành ngân hàng thì Cathay United Bank đã quyết định hợp tác toàn diện với Sacombank. Nguyên nhân của sự hợp tác này do Cathay United Bank nhận thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của Sacombank sau khi tiến hành M&A. Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt nam được Cathay United Bank ủy thác nguồn vốn trị giá 50 triệu USD nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn.
2.3.2. Hạn chế.
2.3.2.1. Việc lựa chọn ngân hàng mục tiêu khơng mang tính thị trường.
Hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng trên thế giới diễn ra mang tính tự nguyện cao, động cơ đến từ bản thân nội tại các ngân hàng, ngân hàng được tự do trong việc lựa chọn đối tác để tiến hành M&A. Tuy nhiên tại Việt Nam các thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng diễn ra hầu hết là do chỉ định của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng được lựa chọn, tìm hiểu đối tác nhưng vẫn phải được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, ở thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB:
- Ngày 15/06/2012 Ngân hàng nhà nước có văn bản số 3561/NHNN/TTGSNH chấp
thuận nguyên tắc sáp nhập hai ngân hàng.
- Ngày 07/08/2012: Thống đốc Ngân hàng nhà nước có Quyết định số 1559/QĐ-
NHNN chấp thuận việc sáp nhập Habubank vào SHB.
Hay như cuộc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, sau khi họp Đại hội đồng cổ đơng thơng qua Đề án sáp nhập thì ngân hàng phải tiến hành trình Đề án lên Ngân hàng nước để được sự chấp thuận, đồng ý.
và ngân hàng yếu kém như: Vietinbank và PG Bank hay BIDV và MHB...CÓ thể thấy sự áp đặt của Ngân hàng nhà nước đối với các NHTM trong quá trình lựa chọn ngân hàng mục tiêu.
Tiến hành xem xét nội dung Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD Việt Nam, nhận thấy M&A là công cụ hữu hiệu để Ngân hàng nhà nước thực hiện tái cơ cấu. Như vậy các thương vụ mua bán sáp nhập ngân hàng diễn ra trong thời gian vừa qua đều nằm trong lộ trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Ngân hàng nhà nước hay hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ định của Ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu sắp xếp lại hệ thống các NHTM, để tái cơ cấu toàn hệ thống.
2.3.2.2. Hạn chế trong việc định giá ngân hàng mục tiêu.
Nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của thị trường M&A ngân hàng là do cơng tác định giá cịn nhiều bất cập, hạn chế. Trong khi bên bán ln tìm cách giảm chi phí khấu hao, chi phí dự phịng để tăng lợi nhuận, đạt được giá trị cao thì bên mua ln muốn hạ thấp giá vì nếu định giá sai thì bên mua sẽ gánh chịu hậu quả do thương vụ mua bán sáp nhập đem lại. Vì vậy cả hai bên cần đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của các bên, khơng nên sử dụng duy nhất một phương pháp định giá mà nên kết hợp các phương pháp định giá khác nhau.
Cơ chế định giá các ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu trong các thương vụ sáp nhập ngân hàng hiện nay được đưa ra không theo cơ chế thị trường. Xét về nguyên tắc định giá, tỷ lệ hoán đổi 1:1 xảy ra khi hai ngân hàng có P/B bằng nhau, thị trường đang trả giá tương đương cho mỗi cổ phiếu của hai ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng mạnh hơn chấp nhận trả một mức giá cao để nhận sáp nhập với ngân hàng yếu hơn bởi giá trị vơ hình mà ngân hàng yếu hơn đem lại. Những giá trị này khơng được thể hiện trên sổ sách kế tốn ngân hàng. Đây cũng là động cơ chính để các ngân hàng mạnh đồng ý nhận sáp nhập các ngân hàng yếu hơn. Trong thương vụ sáp nhập giữa BIDV và MHB, BIDV với vốn điều lệ gấp 9 lần so với MHB, tổng tài sản gấp 15 lần nhưng tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là ngang giá 1:1. Sở dĩ BIDV chấp nhận sự trao đổi ngang giá trên bởi lý do bảo vệ lợi ích của cổ đơng và những lợi ích mà BIDV có được từ thương vụ này: Với tham vọng mở rộng
thị trường sang lĩnh vực nông nghiệp khi sáp nhập với MHB, BIDV có cơ hội mở rộng mạng lưới sang lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn bởi MHB là ngân hàng có thị phần chiếm tới 50% trong mảng nơng nghiệp hiên nay.
Bên cạnh đó khi xem xét sự ảnh hưởng của các thương vụ M&A tới lợi ích của cổ đông thông qua giá cổ phiếu trên thị trường, nhận thấy: về ngắn hạn giá cổ phiếu của ngân hàng sáp nhập sẽ giảm còn giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ tăng. Vì nếu ngân hàng sáp nhập không đưa ra một mức giá cao, không đưa ra kế hoạch nhằm gia tăng giá trị cho các cổ đơng thì chủ sở hữu của ngân hàng mục tiêu sẽ không chấp thuận việc sáp nhập. Đối với ngân hàng sáp nhập, sở dĩ giá cổ phiếu giảm xuống sau khi tiến hành M&A vì họ phải trả một khoản tiền lớn hơn so với giá trị thực của ngân hàng mục tiêu, bên cạnh đó ngân hàng sáp nhập sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro đến từ các nghĩa vụ và các khoản nợ của ngân hàng mục tiêu.
2.3.2.3. Hiệu quả hậu sáp nhập.
Một là, Về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang sử dụng rất nhiều hệ thống Core Banking khác nhau như: T24, TCBS...Khi hai ngân hàng sáp nhập, hợp nhất với nhau, việc tích hợp hệ thống cơng nghệ là một vấn đề quan trọng. Các ngân hàng thường sẽ mất khoảng thời gian đầu để vận hành hệ thống Core Banking mới hiện đại hơn do đó trong thời gian đầu sau khi sáp nhập, hợp nhất để không làm gián đoạn việc xử lý các nhu cầu của khách hàng thì hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập vẫn được quản lý theo hệ thống Core Banking cũ. Việc này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản trị điều hành khi cùng lúc quản lý 2 hệ thống khách hàng riêng rẽ.
Mặc dù được cải thiện về công nghệ nhưng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đa dạng, công nghệ ngân hàng chưa thực sự phát triển và tạo nên bước đột phá lớn. Sản phẩm điện tử ngân hàng mới chỉ dừng lại ở Internet Banking, Mobile Banking... M&A ngân hàng giúp các ngân hàng tận dụng được thế mạnh của mình để đa dạng hóa sản phẩm theo hướng quốc tế hóa tuy nhiên hiện nay chỉ một vài ngân hàng cho ra mắt sản phẩm mang tính quốc tế như: Thẻ ACB- JCB của ACB...
Sau sáp nhập, ngân hàng tinh giản được bộ máy lãnh đạo, giảm bớt số nhân lực dư thừa, khơng có chun mơn đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao từ các bên. Theo nội dung của đề án thì cơ cấu HĐQT và Ban điều hành của SHB sau sáp nhập vẫn sẽ giữ nguyên, không phải bầu lại. Điều này nghĩa là Ban lãnh đạo của Habubank gồm 6 thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các thành viên ban kiểm soát bị mất chức. Việc xem xét, bổ sung thêm vào HĐQT và Ban điều hành của SHB sẽ được cân nhắc dựa trên nhu cầu công việc và năng lực của cán bộ. Tuy nhiên trên thực tế, Tổng giám đốc Habubank sau hơn 3 tháng hợp nhất đã trở thành nhân viên chuyên thu hồi nợ của SHB. Rất nhiều nhân viên của Habubank do không chịu được áp lực, hay không đáp ứng yêu cầu chuyên môn nên đã bị sa thải.
Ba là, Kết quả kinh doanh.
Năm 2012 sau khi nhận sáp nhập từ Habubank, SHB đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong đó gánh nặng lớn nhất đến từ khoản nợ xấu được chuyển giao của Vinashin. Trước khi nhận sáp nhập, SHB có tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 2,7%, sau khi Habubank sáp nhập con số này đã lên tới 8,52%. Vì vậy lợi nhuận sau thuế tại quý III/2012 giảm mạnh ngay sau khi sáp nhập bởi khoản tiền bù đắp lỗ lũy kế từ Habubank.
Như vậy mua bán sáp nhập ngân hàng chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho các ngân hàng bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với rủi ro từ phía ngân hàng mục tiêu, phải chịu gánh nặng từ các khoản nợ chuyển giao, phải tăng trích lập dự phịng rủi ro đối với các khoản nợ xấu từ ngân hàng mục tiêu.
Bốn là, Vốn điều lệ thấp.
Tuy đã hoàn thành mục tiêu tinh giản hệ thống NHTM Việt Nam đến nay cịn 33 NHTM tuy nhiên quy mơ cũng như năng lực tài chính của các ngân hàng dù là ngân hàng top đầu cũng còn rất thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Hiện nay Vietinbank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất khoảng 1,65 tỷ USD nhưng con số