1 2
1.3. Kinh nghiệm từ công tác xây dựng, thực hiện QTTD tại NHTM Cổ
phần
Ngoại thương Việt Nam
ViettinBank, TechcomBank hay VietcomBank. được đánh giá là những ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại “Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam” thì đây là những cái tên nằm trong nhóm A. Đó là những ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực chính trị ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.
Những ngân hàng này đều có những bộ sổ tay tín dụng bao gồm các quy định, quy trình, biểu mẫu cụ thể chặt chẽ hướng dẫn cán bộ cho vay tác nghiệp. Trong giới hạn nội dung, khóa luận chỉ xin đưa ra nội dung cơng tác xây dựng và thực hiện quy
trình nghiệp vụ và/ hoặc mơ tả chu trình cơng việc, phân cơng nhiệm vụ. Nhằm hệ thống hóa hệ thống văn bản quy định nội bộ và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, VietcomBank đang triển khai dự án hệ thống hóa chu trình cơng việc (workflow) đối với tất cả các mảng nghiệp vụ.
Cơ cấu tổ chức kiểm soát rủi ro theo huớng tập trung tại hội sở chính kiểm sốt chặt chẽ các loại rủi ro chính bao gồm: RRTD, rủi ro thị truờng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tác nghiệp. Trong khối quản lý rủi ro, VietcomBank đã chia tách thành các khối quản trị những loại rủi ro riêng biệt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ thống thông tin báo cáo đuợc thiết lập đối với tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng. Các dữ liệu đều đuợc luu trữ đầy đủ trên hệ thống ngân hàng lõi để khai thác thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất luợng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.
VietcomBank cũng thiết lập và cài đặt các chốt kiểm soát kiểm tra tại từng nghiệp
vụ, bên cạnh đó cịn chú trọng đến cơng tác kiểm tra sau khi hồn tất giao dịch. Việc kiểm tra giám sát thuờng xuyên, liên tục đã giúp các chi nhánh kịp thời khắc phục các sai sót trong q trình hoạt động, đảm bảo hoạt động của chi nhánh an toàn hiệu quả.
VietcomBank đã chuyển đổi mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng trong tồn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cuờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham muu ban hành chính sách tín dụng đuợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và
đề xuất tín dụng (Phịng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (Phịng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phịng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ). Nhờ đó, q trình đổi mới đã mang lại những kết quả quan trọng.
Thực hiện giám sát hiệu quả, liên tục diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thuờng, cũng nhu các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề.
VietcomBank đã xây dựng đuợc quy trình xác định GHTD cho khách hàng căn
hiện qua 2 bước, trước hết đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng trong vịng 1 năm tới, sau đó đưa ra GHTD cụ thể đối với khách hàng. Việc đánh giá rủi ro của khách hàng được chia ra theo các loại rủi ro và các dấu hiệu, nguy cơ xảy ra rủi ro. Để đưa ra một mức tín dụng hợp lý cho khách hàng, CBTD dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và sử dụng mơ hình dịng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng.
Quy trình tín dụng tại VietcomBank
Quy trình nghiệp vụ cho vay gồm 4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm: Quy trình xét duyệt cho vay, Quy trình phát tiền vay, Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và Quy trình thu hồi nợ vay. Mỗi phần lại được quy định cụ thể gồm 3 phần nhỏ là Nguyên tắc thực hiện, Trình tự thực hiện và Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên liên quan.
Giai đoạn 1: xét duyệt cho vay
Nguyên tắc: khi thực hiện giai đoạn này, cần đảm bảo được sự độc lập của từng
cá nhân tham gia, phân tách rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay; cho vay trên cơ sở tính khả thi và hiệu quả của phương án, dự án (không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản bảo đảm và uy tín của khách hàng).
Trình tự thực hiên: sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng,
CBTD thực hiện công tác thẩm định cho vay trên cơ sở 3 nguồn thơng tin chính (i) Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp (ii) Khảo sát thực tế và (iii) các nguồn khác.
Quá trình thẩm định phải đảm bảo được các nội dung sau: khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, khoản vay có mang tính hiệu quả và khả thi, khách hàng có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi, trường hợp xấu nhất xảy ra, rủi ro dự kiến ở mức nào? Việc thẩm định cho vay phải đảm bảo tính tổng kết và kĩ lưỡng theo những nội dung đã quy định sẵn đồng thời đảm bảo về mặt thời gian. Nội dung thông tin thẩm định được cụ thể trong phụ lục “các thông tin cơ bản”. Trong khâu khảo sát thực tế, yêu cầu bắt buộc kết quả khảo sát phải được ghi dưới dạng văn bản, có chữ ký của đại diện khách hàng và chữ ký của ít nhất 2 cán bộ ngân hàng.
CBTD có trách nhiệm lập tờ trình theo phụ lục “hướng dẫn lập tờ trình thẩm định”. Trường hợp cần thiết cần tái thẩm định, CBTD có thể thực hiện các bước như
qui định. Cuối cùng là quyết định cho vay, trong buớc này, giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh có thể yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin hay yêu cầu tái thẩm định.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của các thành viên tham gia
CBTD: huớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, lập tờ trình phản ánh trung thực tình hình thực tế, chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cấp trên.
Cán bộ thực hiện tái thẩm định: thu thập xử lý thông tin, chịu trách nhiệm tái thẩm định độc lập, lập tờ trình trên tinh thần phản ánh trung thực và khách quan, có trách nhiệm ghi rõ nhận xét của riêng mình về khoản vay: đồng ý cho vay, đồng ý cho vay với các điều kiện, từ chối cho vay hoặc đề xuất khác nhu thuê cơ quan tu vấn, cách thức quản lý thu hồi nợ.
Truởng/phó phịng tín dụng: phân cơng nhiệm vụ cụ thể, huớng dẫn CBTD thu thập thông tin, thuờng xuyên kiểm tra đôn đốc cán bộ cho vay thực hiện đầy đủ quy chế quy trình nghiệp vụ liên quan, chịu trách nhiệm kiểm tra kết quả CBTD và cán bộ tái thẩm định nêu trên tờ trình, ghi rõ ý kiến quan điểm trên tờ trình...
Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Pháp luật về các quyết định của mình đối với khoản vay
Các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở: chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá độc
lập về các khoản vay trên cơ sở các tài liệu và thơng tin do phịng tín dụng cung cấp.
Giai đoạn 2: phát tiền vay
Nguyên tắc: chỉ phát tiền vay khi khách hàng thỏa mãn đầy đủ điều kiện, thực
hiện phát tiền vay theo tiến độ sử dụng vốn vay, phải có căn cứ chứng minh việc sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trình tự thực hiện: khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, CBTD huớng dẫn
khách hàng thực hiện thủ tục phát tiền vay. Sau đó, CBTD thực hiện việc kiểm tra các căn cứ phát tiền vay (giấy nhận nơ và các chứng từ kèm theo). Đặc biệt luu ý các truờng hợp yêu cầu phát tiền vay bất thuờng không phù hợp với thông lệ nhu khoảng cách giữa lần phát tiền vay quá tấp nập, tập trung chuyển tiền vào một địa chỉ.
Trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên tham gia:
CBTD: kiểm tra giám sát quá trình phát tiền vay, kiểm tra thực tế quá trình sử dụng vốn vay, cập nhật luu trữ hồ sơ.
Truởng/phó phịng tín dụng: kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hồ sơ phát tiền vay, ký kiểm soát các giấy đề nghị phát tiền vay
Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh: kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hồ sơ phát tiền vay, ký duyệt phát tiền, đơn đốc phịng tín dụng thực hiện kiểm tra, giám sát vốn cho vay.
Các cán bộ có liên quan khác: cán bộ kế tốn, quỹ thực hiện phát tiền vay, khai báo trên máy tính theo quy định.
Giai đoạn 3: Kiểm tra sử dụng vốn vay
Nguyên tắc: kiểm tra vốn vay thuờng xuyên ít nhất 3 tháng/ lần đối với cho vay
ngắn hạn và 6 tháng/ lần đối với cho vay trung dài hạn. Kết quả kiểm tra phải khẳng định đuợc ít nhất các nội dung (i) Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, (ii) Giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay khơng ít hơn giá trị đã phát tiền vay, (iii) Phù hợp với cam kết trên hợp đồng tín dụng.
Trình tự thực hiện: truớc hết, CBTD cần xây dựng cho mình một kế hoạch kiểm
tra sử dụng vốn vay phù hợp với các khoản vay sau đó tiến hành kiểm tra theo nội dung cụ thể trong phụ lục huớng dẫn. Sau cùng là CBTD lập báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình lên cấp trên.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của các thành viên tham gia:
CBTD: lập kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay, phản ánh trung thực tình hình thực tế, kịp thời báo cáo các truờng hợp khoản vay có dấu hiệu rủi ro.
Truởng phó phịng tín dụng: phê duyệt kế hoạch, đôn đốc CBTD kiểm tra sử dụng
vốn vay, kịp thời báo cáo cấp trên xử lý các truờng hợp phát hiện có dấu hiệu bất thuờng.
Giám đốc/phó giám đốc CN: thuờng xun đơn đốc phịng tín dụng kiểm tra vốn vay, ra các quyết định xử lý kịp thời với các khoản vay có dấu hiệu vi phạm.
Giai đoạn 4: Thu hồi nợ vay
Nguyên tắc: kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng (không chỉ
nguồn thu từ phuơng án/ dự án vay vốn) để thu hồi nợ vay đúng hạn. Tích cực xử lý
Trình tự thực hiện: CBTD thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến
hạn, tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ CBTD phải gửi khách hàng công văn thông báo về thời hạn trả nợ đồng thời trao đổi thêm thông tin qua điện thoại với khách hàng. Cùng việc thông báo nợ là việc kiểm tra nguồn thu nhằm chủ động thu hồi nợ. Khi có dấu hiệu KH khơng trả nợ đúng hạn cần thông báo ngay lên cấp lãnh đạo.
Với những khoản vay có văn bản đề nghị gia hạn nợ CBTD xem xét và thực hiện thẩm định và các bước như trình tự xét duyệt cho vay.
Khi đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán thực hiện thu nợ. Trường hợp quá ngày đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả hoặc khơng trả đủ thì thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quy định. Nếu các khoản vay có tài sản bảo đảm, CBTD có thể xem xét đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo quy định chi tiết về bảo đảm tài sản của VietcomBank.
Trách nhiệm và nhiệm vụ của các thành viên tham gia:
CBTD: đôn đốc khách hàng trả nợ, lập công văn nhắc nợ, thông báo nợ, đề xuất các biện pháp thu hồi nợ.
Trưởng/phó phịng tín dụng: đơn đốc CBTD thu hồi nợ đúng hạn, tham gia quy trình xử lý tài sản đảm bảo thể thu nợ.
Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh: đơn đốc phịng tín dụng tổ chức theo dõi và thu nợ đúng hạn, kịp thời ra các quyết định nhằm bảo đảm thu hồi nợ vay được tốt nhất, tham gia quá trình xử lý tài sản bảo đảm theo quy định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những khái niệm cơ bản, nội dung QTTD, các vấn đề liên quan và những rủi ro xuất phát từ quá trình thực hiện quy trình và nguyên nhân dẫn tới rủi ro. Qua đó có thể nhận thấy QTTD đóng một vai trị quan trọng với chất lượng tín dụng và rủi ro từ cơng tác thực hiện có thể dẫn tới những hậu quả khơng hề nhỏ đối với mỗi ngân hàng. Đồng thời, chương 1 cũng đề cập đến kinh nghiệm trong công tác thực hiện QTTD và nội dung QTTD của NHTM Cổ phần Ngoại thương-một ngân hàng cổ phần lớn tại Việt Nam mới đây đã nhận được những giải thưởng danh giá và uy tín do Tạp chí The Asian Banker trao tặng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔPHẦNKIÊN LONG-CN HÀ NỘI