Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics việt nam trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 95)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics

logistics Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và ngành logistics Việt Nam nói riêng. Việt nam tham gia vào WTO, AEC, chính thức ký kết hiệp định TPP và trở thành một quốc gia mở của bn bán hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ quốc tế, tạo điều kiện cho q trình giao dịch bn bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và các nƣớc, nguồn vốn ODA đổ xô vào Việt Nam ngày càng tăng với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, một nền tảng vững chắc cho logistics tƣơng lai. Đất nƣớc đang đẩy mạnh q trình cải cách chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với quốc tế. Các doanh nghiệp chọn Việt Nam làm vị trí đặt cơ sở sản xuất gia cơng ngày càng tăng, đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lƣới giao thông kho vận hiệu quả.

So với thời kỳ trƣớc khi hội nhập, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có bƣớc trƣởng thành đáng kể về số lƣợng các doanh nghiệp tham gia cũng nhƣ tính chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ, trẻ và năng động. Với tốc độ tăng trƣởng bình qn 20%/năm, ngành logistics Việt Nam đã có tốc độ tăng trƣởng cao. Từ phía các doanh nghiệp logistics Việt Nam, chúng ta có thể chọn ra các doanh nghiệp hàng đầu nhƣ Gemadept, Tổng công ty Tân cảng Saigon, Vinatrans, Vietfracht, Transimex Saigon, Vinafco, Vinaline, Vinafreight, Viconship…bên cạnh các doanh nghiệp nƣớc ngoài về mặt chất lƣợng dịch vụ, theo khảo sát nội bộ của Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam, có khoảng 10% hội viên của hiệp hội đã tiến hành dịch vụ logistics tích hợp 3PL cung cấp cho khách hàng. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics tuy nhỏ, vốn ít, nhƣng đã có kinh nghiệm và trụ vững trong đa dạng hóa, tận tâm, nhanh nhẹn

trong hoạt động kinh doanh của mình, có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ khách hàng, một số ít doanh nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm, tận dụng lợi thế của mình, đầu tƣ vào cơng nghệ thơng tin và nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, thị phần của doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ chiếm số lƣợng nhỏ, phần lớn thị phần rơi vào các cơng ty logistics nƣớc ngồi đến từ các tập đoàn lớn, nhiều công ty logistics hàng đầu thế giới nhƣ Maersk Logistics, APL Logistics, NYL Logistics, MOL Logistics… có bề dày kinh nghiệm, nguồn lực tài chính mạnh và khả năng cung cấp cả gói dịch vụ logistics tích hợp 3PL. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam cũng chủ yếu trong nội địa và ở một vài quốc gia khu vực. Trong khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động trên phạm vi rộng lớn ( chẳng hạn APL hoạt động ở 100 quốc gia...).

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam tuy đã chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực nhƣng nguồn lực có kinh nghiệm dày dặn và chuyên nghiệp khá hiếm, các trƣờng hợp đào tạo thiếu bài bản, sơ sài. Bên cạnh đó, chƣa kể đến tình trạng chảy máu nguồn nhân lực sang các cơng ty nƣớc ngồi do họ có những chính sách và chế độ đãi ngộ tốt hơn khi Việt Nam mở cửa hội nhập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ ồ ạt vào.

Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh nhƣng vẫn còn kém xa so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp trong ngành logistics hầu hết hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí cạnh tranh khơng lành mạnh với nhau do trình độ cơng nghệ logistics tại Việt Nam rất yếu so với thế giới,

sử dụng lao động chân tay khá nhiều, chƣa vận dụng tối đa khoa học điện tử gây lạc hậu và thiếu năng suất, ví dụ nhƣ quản trị kho nhƣ mã vạch, chƣơng trình quản trị kho.

Quy mô của các công ty chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ thƣờng gặp khó khăn về cơng nghệ và nguồn vốn khiến cơng ty thiếu tính cạnh tranh, kinh nghiệm, chuyên nghiệp, khơng đủ tài chính để xây dựng đại lý nƣớc ngoài. Hạ tầng cơng nghệ thơng tin logistics cịn yếu kém. Hiện đại cơ sở hạ tầng của logistics Việt Nam còn nghèo nàn, các cảng ách tắc, các con tàu chƣa đƣợc trang thiết bị dỡ container hiện đại, đƣờng bộ chật hẹp ít đƣợc nâng cấp, đƣờng hàng khơng nghèo nàn, phƣơng tiện máy bay cịn ít, chủ yếu thiết kế chở ngƣời, chƣa đáp ứng đƣợc chuyên chở hàng hóa mùa cao điểm. Kho bãi ở cảng bề bộn gây khó khăn cho việc tìm container, kiếm hàng và rút hàng về kho. Pháp luật logistics vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện, nhiều quy định ban hành chồng chéo, chƣa có sự thống nhất. Có nhiều chi phí phát sinh trong vấn đề làm việc với hải quan do chúng ta vẫn chƣa tạo lập đƣợc một thị trƣờng dịch vụ logistics lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần, chƣa kể là thiếu chính sách nhằm ni dƣỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ logistics. Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tƣơng đối rẻ nhƣng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phƣơng kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trƣờng logistics trong nƣớc. Ngoài một số doanh logistics Việt Nam đã và đang cố gắng, nỗ lực hết mình để chuẩn bị cho tƣơng lai thì đa số các doanh nghiệp còn lại đang vẫn thờ ơ với thời cuộc, khơng có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng.

Sau 9 năm gia nhập WTO (tính đến 2016), và là thành viên AEC cũng nhƣ chin thức ký kết hiệp định TPP. Mặc dù năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp logistics đã có sự nỗ lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cần có sự nỗ lực hơn nữa từ cả phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nƣớc để cải thiện tốt hơn nữa chất lƣợng dịch vụ logistics của Việt Nam và xây dựng chiến lƣợng dài hạn của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4.1. Xu hƣớng vận động của môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến phát triển logistics ở Việt Nam đến năm 2020

4.1.1. Xu hướng phát triển logistics thế giới trong thời gian tới

Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI, logistics tồn cầu sẽ phát triển theo ba xu hƣớng chính sau:

Thứ nhất, xu hƣớng ứng dụng CNTT, thƣơng mại điện tử ngày càng phổ

biến và sâu rộng hơn trong lĩnh vực của logistics. Các doanh nghiệp tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng. Nhiều nội dung của dịch vụ logistics nhƣ xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, thu hồi hàng hố mà khách khơng ƣng ý... có thể đƣợc thực hiện trong mơi trƣờng thƣơng mại điện tử. Các nội dung của dịch vụ logistics cũng có thể đƣợc hỗ trợ rất nhiều thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT.

Thứ hai, phƣơng pháp quản lý logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển

mạnh mẽ và dần thay thế cho phƣơng pháp quản lý logistics đẩy (Push) theo truyền thống. Nền sản xuất dựa trên cơ sở logistics đẩy là cơ chế đƣợc điều khiển bởi cung và đƣợc dẫn dắt theo một kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đƣợc sắp đặt trƣớc. Trong hệ thống đƣợc điều khiển bởi cung, các thiết bị, sản phẩm... đƣợc đẩy vào quá trình sản xuất, hệ thống phân phối hay các nhà kho theo sự sắp đặt của quy trình sản xuất kinh doanh. Đây là cơ chế không phù hợp với nhu cầu ngƣời tiêu dùng, có thể dẫn đến sự dƣ thừa và lãng phí. Ngƣợc lại, logisticd kéo khiến q trình sản xuất đƣợc dẫn dắt bởi hoạt động mua bán, trao đổi thực tế, nói cách khác là từ nhu cầu của khách hàng. Đây là

cơ chế ƣu việt giúp cho hoạt động của doanh nghiệp có hƣớng đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, xu hƣớng hình thành các doanh nghiệp chun mơn hố, đa

dạng hóa các dịch vụ logistics cung ứng cho khách hàng của các tập đoàn chuyên kinh doanh dịch vụ logistics. Hiện nay, do nhu cầu lƣu chuyển hàng hố phục vụ ngƣời tiêu dùng trên phạm vi tồn cầu là rất lớn và ngày càng tăng cao nên nhu cầu về việc cung cấp dịch vụ logistics là rất lớn. Xuất phát từ nhu cầu trên, đã hình thành và phát triển nhiều tập đồn, cơng ty kinh doanh dịch vụ logistics có quy mơ lớn, có phạm vi hoạt động khỏi biên giới quốc gia, có khả năng tài chính mạnh, đặt trụ sở và phục vụ nhiều thị trƣờng ở các nƣớc khác nhau trên thế giới, ví dụ nhƣ TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK logistics, APL logistics, MOL logistics... nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện nay không chỉ đơn thuần là ngƣời cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải cho khách hàng, mà còn là ngƣời tổ chức các dịch vụ khác nhƣ quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hoá bằng cách lắp ráp, kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi gửi, đóng gói bao bì, ghi kỹ mã hiệu, dãn nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu... thậm chí, họ cịn có thể làm những nhà tƣ vấn đáng tin cậy, có khả năng can thiệp vào một số vấn đề nhƣ: Hợp lý hoá dây chuyền vận tải, loại bỏ những công đoạn, những khâu không hiệu quả; thiết kế mạng lƣới phân phối mới, phân phối ngƣợc...

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, những xu thế phát triển dịch vụ logistics trên thế giới đƣợc các chuyên gia dự báo sẽ có tác động đến phát triển logistics của Việt Nam, đặc biệt là quy mô và cách thức cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.

4.1.2. Cơ hội đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mở cửa nhiều ngành cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ hoạt động tại Việt Nam, ngành dịch vụ logsitcics là một trong số các ngành đó. Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành logistics thì trong thời gian tới ngành logistics Việt Nam sẽ đạt đƣợc những tăng trƣởng cao hơn nữa. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, sự kiện này mở ra cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, năm 2015 Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các hiệp định quan trọng, mà nổi bật là ký kết thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Đây chính là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Vì vậy cần nắm những cơ hội này để dần đƣa ngành dịch vụ của nƣớc ta phát triển hơn.

Thứ nhất, chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy tiến trình hội nhập

thơng qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thơng lệ quốc tế. Những cam kết về gỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan mang đến kỳ vọng mở rộng thị trƣờng cho các doanh nghiệp trong nƣớc, sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ logsitcs, từ đó mở rộng thị trƣờng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này. Chính sách thực hiện cam kết WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động và phát triển ngành nghề, Chính phủ đã ban hành các Nghị định mở đƣờng cho ngành logistics Việt Nam nhƣ NĐ140/2007/NĐ-CP chi tiết Luật Thƣơng mại 2005 về điều kiện kinh doanh logistics, NĐ 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Năm 2009 có

NĐ87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phƣơng thức. NĐ87/2012/NĐ-CP về thủ tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, hội nhập AEC cũng đã đƣa ra bƣớc tiến quan trọng trong việc hợp tác chặt chẽ lĩnh vực logistics. Theo các quan chức ASEAN, có 4 bƣớc để thực hiện lộ trình hội nhập logistics, đó là: tự do hóa thƣơng mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế quan cho hang hóa lƣu chuyển thuận lợi, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, nâng cao năng lực quản lý logistics và phát triển nguồn nhân lực. Khác với AEC, các nƣớc thành viên TPP ít có điểm tƣơng đồng và cạnh tranh với Việt Nam. Ba trong số các quốc gia TPP là Mỹ, Canada, Nhật Bản là những nƣớc nhập khẩu nhiều hàng hoá của Việt Nam. Do vậy, TPP sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam. Trƣớc hết, việc gỡ bỏ 18.000 dòng thuế về 0% ngay lập tức cùng với những cam kết gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ thúc đẩy lƣu thơng hàng hố giữa các quốc gia. Gia tăng thƣơng mại quốc tế là cơ hội để mở rộng thị trƣờng, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Dù với kịch bản nào, Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu hay “công xƣởng gia công” hay là thị trƣờng tiêu thụ, thì lƣợng hàng hố xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nƣớc TPP sẽ đều gia tăng. Việc thực hiện quy tắc xuất xứ theo phƣơng thức “cộng dồn” sẽ xuất hiện nhiều luồng di chuyển về nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm từ các nƣớc TPP và Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để logistics Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng logistics rộng lớn hơn. Cùng với gia tăng thƣơng mại là sự vận động mạnh mẽ của các luồng đầu tƣ sản xuất đến Việt Nam từ các nƣớc TPP và các nhà đầu tƣ ngoại khối nhằm hƣởng lợi từ TPP. Hoạt động này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất, trong đó có máy móc, thiết bị và nguyên liệu, mở thêm cơ hội lớn cho vận tải và logistics. Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển logistics nhƣ trên, cùng mức đánh giá tốc độ tăng trƣởng của ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và đƣợc dự

báo sẽ duy trì đƣợc trong 5 - 10 năm tiếp theo (VCCI-HCM, 2015), sẽ có làn sóng đầu tƣ nƣớc ngồi đổ vào lĩnh vực logistics. Đây là cơ hội, nhƣng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội kêu gọi thêm nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài hoặc triển khai hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Với xu hƣớng M&A hiện nay, các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi thƣờng có xu hƣớng mua lại một doanh nghiệp trong nƣớc, nắm giữ cổ phần chi phối rồi tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp để tránh các thủ tục đầu tƣ hoặc rào cản về sở hữu nƣớc ngoài. Đồng thời, sự tham gia của các doanh nghiệp logistics quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ cải thiện chỉ số LPI quốc gia.

Trƣớc sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI, những đối thủ hơn hẳn về năng lực tài chính, cơng nghệ, nhân lực, năng lực quản lý và mạng lƣới toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải tự đổi mới, liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến về cơng nghệ và quy trình, chất lƣợng phục vụ. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngành logistics.

Thêm một cơ hội đó là sự sơi động của thị trƣờng xuất nhập khẩu, có đà tăng trƣởng 8 - 10%/năm, sẽ tạo ra nhiều nhu cầu về dịch vụ logistics ở tất cả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics việt nam trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w