Kinh nghiệm của các nước khu vực châu Âu

Một phần của tài liệu Mua bán và sát nhập các NHTM kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 286 (Trang 35 - 43)

2.1.2.1. Bối cảnh

Có thể thấy thị trường tài chính ngân hàng ở châu Âu rất thu hút các ngân hàng nước ngồi, khiến cho các ngân hàng nước ngồi khơng ngừng bành trướng vào thị trường tài chính các nước khu vực châu Âu như Italia. Đứng trước tình hình này, các ngân hàng trong khu vực không ngừng nâng cao năng lực, quy mơ để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi, do đó xu hướng hình thành các tập đồn tài chính lớn ngày càng sơi động. Để đạt được mục tiêu trên thì M&A được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Như vậy, trong thời kỳ này, mục đích của việc M&A là hướng đến tăng trưởng chiến lược.

Một cú sốc bất ngờ ập đến với hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã gây ra những ảnh hưởng hết sức

nghiêm trọng đến toàn thế giới, đặc biệt là hệ thống ngân hàng châu Âu, do các ngân hàng và tổ chức tài chính ở đây đã mua một lượng lớn khoản vay thế chấp thơng qua chứng khốn hóa (MBS) từ các tổ chức tài chính ở Mỹ cũng như áp dụng mơ hình tương tự vào thị trường nhà đất ở đây. Có thể thấy ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này đối với hệ thống ngân hàng châu Âu, đó là:

+ Niềm tin trên thị trường suy giảm: cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng rất xấu đến niềm tin của nhà đâu tư và người dân vào thị trường tài chính. Cuối năm 2007, người dân Anh đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng Norther Rock sau khi có tin rằng ngân hàng này yêu cầu sự trợ giúp từ Ngân hàng Trung ương Anh.

+ Giá trị tài sản các công ty suy giảm: hai ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính là giá trị tài sản các cơng ty giảm và tình trạng eo hẹp trên thị trường vốn. Sự sụt giảm trong giá trị tài sản của các công ty phản ánh mức độ to lớn của các ngân hàng và những khoản lỗ tiềm tàng có liên quan đến số vốn họ có. Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu giữa năm 2007 đến tháng 9/2008, hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã mất khoảng 580 tỷ đô la; phần lớn mất mát này tập trung ở các ngân hàng Bắc Mỹ và châu Âu, chỉ một lượng nhỏ nằm ở các ngân hàng châu Á.

Biểu đồ 3: Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng châu ' Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ USD)

Giá trị tài sản giảm

Giá trị vốn gia tăng

(Nguồn: IMF, Global Financial Report, 10/2008)

+ Tình trạng thiếu vốn trên thị trường: việc thu hút vốn trở nên rất quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế, việc này đã ngày càng trở nên khó khan do tình trạng

khan hiếm vốn trên thị trường. Việc vay vốn giữa các ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn vào khoảng thời gian nửa đầu năm 2008, thị trường liên ngân hàng gần như đóng băng.

Những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chưa qua đi thì các nước châu Âu một lần nữa lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2010, bắt nguồn từ những thơng tin tài chính khơng minh bạch của Hy Lạp. Điều này đã tạo ra những thay đổi manh mẽ trong thị trường tài chính khu vực này. Các ngân hàng ở châu lục này phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn chung như: lãi suất cho vay tăng cao, các hợp đồng hốn đổi tín dụng (CDS) mở rộng, khả năng thu hồi nợ từ trái phiếu trở nên rất mong manh và trạng thái thanh khoản kém. Với những ngân hàng vốn đã gặp khó khăn về vốn, tình hình càng trở nên khó khăn dưới tác động của cuộc khủng thoảng ngân sách đang lan tràn khắp châu Âu. Bất chấp hàng loạt gói cứu trợ do ngân hàng trung ương các quốc gia tung ra, người ta vẫn chưa thấy phát huy hiệu quả.

Từ tình hình thực tế của các ngân hàng châu Âu, sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng, các ngân hàng ngày càng khó đứng vững trên thị trường. Do đó, xu hướng sáp nhập và mua lại được xem là một trong các biện pháp hiệu quả nhằm tránh rủi ro phá sản vì vỡ nợ tín dụng cho các ngân hàng châu Âu. Mục tiêu của các thương vụ sáp nhập và mua lại trong thời kỳ này sẽ hướng đến củng cố hoạt động kinh doanh, hướng đến việc kinh doanh bền vững và an toàn hơn.

2.1.2.2. Các xu hướng thực hiện hoạt động Sáp nhập và mua lại ngân hàng

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ xảy ra, hoat động sáp nhập và mua lại các ngân hàng ở châu Âu diễn ra rất mạnh mẽ. Có thể thấy, bên cạnh làn sóng M&A tại Mỹ trước năm 2007 thì hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở châu Âu cũng diễn ra hết sức sôi động.

Hai năm 2008 và 2009 chứng kiến sự sụt giảm về tổng giá trị các thương vụ sáp nhập và mua lại trên thị trường tài chính châu Âu.

Thời gian Bên bán Bên mua Tài sản bị bán Đặc điểm

Biểu đồ 4: Hoạt động M&A tài chính ngân hàng tại châu Âu ' giai đoạn 2003-2011 (tỷ USD)

■ 2003 B2ŨCM B20O5 ■ 2ŨŨẼ B2007 ■ 2ŨŨ0 ■ a∞⅛ ≡2010 B2O11

(Nguồn:http://www.pwc.com/en_GX/gx/financial-services/mergers-

acquisitions-reports/pdf/pwc-sharing-deal-insight-feb-2012.pdf)

Như chúng ta thấy, trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, giá trị các thương vụ sáp nhập và mua lại tăng đều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở châu Âu, và đạt mức cao nhất vào năm 2007, với tổng giá trị các thương vụ lên đến 208 tỷ Euro. Chính phủ đóng vai trị rất lớn trong các thương vụ sáp nhập và mua lại. Trong 20 thương vụ hàng đầu ở khu vực trong hai năm 2008 và 2009, trên 70% số thương vụ có sự tham gia của Chính phủ bằng việc bơm vốn vào cho các ngân hàng, đổi lại Chính phủ sẽ sở hữu hoặc kiểm soát ngân hàng. Tuy nhiên từ năm 2010 trở về đây, các giao dịch có sự hỗ trợ của Chính phủ ước tính chỉ chiếm khoảng 12% tổng giá trị các thương vụ giao dịch, mọi ảnh hưởng đến hoạt động M&A chủ yếu xuất phát từ khu vực đầu tư tư nhân.

Nếu như ở Mỹ có hai xu hướng thực hiện sáp nhập và mua lại dưới sự ảnh hưởng của FDIC thì tại các nước trong khu vực châu Âu, trong những năm trở lại đây cũng tồn tại hai xu hướng thực hiện M&A ngân hàng thông qua những cách thức phổ biến mà được các ngân hàng sử dụng đó là: thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành trên tinh thần tự nguyện, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hay bằng cách mua lại tài sản của ngân hàng mục tiêu.

> Thứ nhất, các thương vụ M&A thơng thường, khơng có sự can thiệp của Chính phủ

Bảng 2: 7 thương vụ sáp nhập và mua lại nổi bật trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu năm 2008-2009 (khơng có sự tham gia của Chính phủ)

ngân hàng Citibank tại Đức khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 7/2008 HSBC Banque Federale de Banques Populaires Ngân hàng địa phương ở Pháp của HSBC Bên bán bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 10/2008 Ngân hàng Anh

Alliance & Leicester

Banco Santander Ngân hàng Anh Alliance & Leicester Bên bán gặp khó khăn, bán tài sản không chủ yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 12/2008 Deutsche Postbank AG Deutsche Bank AG Deutsche Postbank AG Củng cố, tăng sức mạnh thị trường cho bên mua. 2/2009 Meliorbanca SPA Banca Popolare dell’ Emilia Meliorbanca SPA Củng cố, tăng sức mạnh thị trường cho bên mua. 4/2009 Ngân hàng Deutsche Ngân hàng ABN Amro Ngân hàng Hà Lan ABN Amro Bên bán gặp khó khăn, bên mua mở rộng thị trường. 7/2009 AIG Bank tại

Ba Lan

Banco Santander Sáp nhập hoạt động tài chính khách hàng tiêu dùng.

Santander mở rộng thị trường

Qua bảng trên có thể thấy rằng, những thương vụ khơng có sự tham gia của Chính phủ đều xuất phát từ động cơ, mục tiêu của cả bên mua và bên bán. Các ngân hàng sẽ tự thương thảo với nhau để đưa ra quyết định M&A cuối cùng. Sau đó đệ trình lên Chính phủ chờ được chấp thuận thì sẽ tiến hành M&A.

- Bên bán đang gặp khó khăn về mặt tài chính:

Cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy rất nhiều ngân hàng vào tình thế khó khăn. Sự suy giảm trong dư nợ, giảm giá trị tài sản và lợi nhuận dịch vụ tài chính là một trong những nguyên nhân đằng sau việc các ngân hàng quyết định bán một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Một thương vụ nổi bật năm 2008 là vào tháng 7/2008, Tập đoàn Citigroup bán chi nhánh ngân hàng Citibank Privatkunden AG tại Đức cho tập đoàn Pháp Credit Mutuel. Thương vụ này xảy ra khi công ty mẹ Citigroup đang phải chịu lỗ từ khoản đầu tư cho vay thế chấp mua nhà. Trước đó, Citigroup đã phải cắt giảm trên 13.000 việc làm, chịu lỗ trên 14 tỷ USD từ các hoạt động đầu tư trong quý I/2008 và giá trị tài sản công ty giảm 40 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Thương vụ này nằm trong nỗ lực của Citigroup nhằm giảm một phần năm tổng tài sản của tập đoàn trị giá 500 tỷ USD để bù đắp lại những khoản thua lỗ mà công ty đang phải gánh chịu.

- Bên bán thối vốn khỏi các hoạt động kinh doanh khơng chủ yếu nhằm tái cấu trúc lại tài sản và công việc kinh doanh.

Hầu hết các ngân hàng đều gặp phải thua lỗ và khó khăn trong việc duy trì tính thanh khoản cũng như tăng vốn. Do vậy, để tiếp tục duy trì hoạt động bình thường, nhiều ngân hàng thực hiện việc bán một số chi nhánh của mình để tăng vốn, giảm chi phí điều hành và thực hiện chiến lược mới tập trung hơn. Có thể nói, bên bán cố gắng thối vốn khỏi những hoạt động kinh doanh không chủ yếu là xu hướng khá phổ biến trong các thương vụ sáp nhập và mua lại trong thời gian qua.

- Nhìn chung, động cơ chủ yếu thúc đẩy bên mua trong các thương vụ sáp nhập

và mua lại giữa các ngân hàng châu Âu là để mở rộng và tăng cường sức mạnh thị trường.

+ Tháng 10/2008, ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha, Banco Santander mua lại ngân hàng Anh Alliance & Leicester với xấp xỉ 1,7 tỷ Euro. Đây là một bước quan

trọng trong việc tăng thị phần và khả năng hoạt động của Banco Santander tại thị trường bán lẻ Anh.

+ Tại khối ngân hàng Đức, vào tháng 9/2008, Tập đoàn bảo hiểm Allianz SE lớn nhất thế giới cũng thơng báo nhất trí bán ngân hàng Dresdner Bank lớn thứ ba của Đức với giá 9,8 tỷ euro (14,4 tỷ USD) cho ngân hàng lớn thứ hai ở Đức là Commerzbank. THương vụ này diễn ra trong 2 giai đoạn: ban đầu, Commerzbank mua 60,2% cổ phần của Dresdner và sau đó mua số cổ phần cịn lại trong năm 2009. Vụ sáp nhập này hình thành nên một ngân hàng với tổng giá trị tài sản lên tới 1.090 tỷ euro và 12,3 triệu khách hàng, trở thành đối thủ lớn nhất đối với Deutsche Bank - ngân hàng lớn nhất nước Đức.

+ Thị trường ngân hàng ở Italia là một thị trường tương đối phân mảnh, với quy mô hoạt động của các ngân hàng không lớn. Cuối năm 2003, tổng giá trị tài sản của ngân hàng lớn nhất Ý (Banca Intesa SpA) là hơn 259.000 triệu Euro (380.000 triệu USD). Trong năm 2008, các ngân hàng ở Ý đã thực hiện một loạt các thương vụ sáp nhập và mua lại. Do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các ngân hàng vừa và nhỏ ở Ý gặp khó khăn trong việc tìm vốn và duy trì thanh khoản cho hoạt động của mình. Các ngân hàng vừa và lớn đã tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần và tăng cường hiệu quả kinh tế theo quy mô.

> Thứ hai, các thương vụ M&A có sự can thiệp của Chính phủ

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã khiến cho nhiểu tổ chức tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, rất nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại trong thời điểm này được thực hiện với sự can thiệp của Chính phủ, hoặc là gián tiếp hoặc trực tiếp với vai trò là bên mua. Sự can thiệp bằng cách bơm vốn của Chính phủ chiếm một phần chủ yếu trong các thương vụ sáp nhập và mua lại. Đây là một đặc điểm hết sức đặc biệt của thị trường tài chính châu Âu tại thời điểm cuộc khủng hoảng này, Chính phủ các nước, hoặc Bộ Tài Chính, hoặc Ngân hàng Trung ương đứng ra đóng vai trị người mua. Chính phủ các nước sẽ bơm vốn vào các ngân hàng gặp khó khăn, đổi lại, Chính phủ hoặc Bộ Tài Chính hoặc Ngân hàng Trung ương sẽ nắm quyền sở hữu công ty.

Một số thương vụ nổi bật là tháng 8/2008, ngân hàng Trung ương Đan Mạch quốc hữu hóa tồn bộ ngân hàng Roskilde với 5 tỷ Euro. Tháng 10/2008, ngân hàng

Sobinbank, một trong 50 ngân hàng lớn nhất nước Nga bị mua lại bởi ngân hàng Gazernergoprombank. Trong thương vụ này, Gazernergoprombank nhận được sự trợ giúp với khoản tiền trị giá 373 triệu Euro từ Ngân hàng Trung ương Nga. Ngồi ra, Chính phủ Iceland đã quốc hữu hóa ba ngân hàng Glitnir, Kaupthing và Landsbanki thơng qua việc mua lại 75% cổ phần từ các ngân hàng này.

Dưới sự ảnh hưởng khá nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu năm 2010, Chính phủ các nước trong khu vực đã tiến hành một loạt các biện pháp để thúc đẩy các thương vụ sáp nhập - mua lại ngan hàng diễn ra giúp hệ thống tài chính đứng vững trước những hệ lụy tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ cơng. Có thể kể đến một số thương vụ tiêu biểu như: Wells Fargo mua 2,4 tỷ USD nợ và các tài sản khác từ Ngân hàng Ireland - một ngân hàng tư nhân đang phải cố gắng huy động 10 tỷ euro (13 tỷ USD) sau khi nhận một khoản cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); kể đến tiếp theo là cơng ty Tài chính Virgin Money đã mua lai ngân hàng Anh Northern Rock từ Chính phủ Anh với giá 747 triệu bảng Anh (tương đương 1,2 tỷ USD).

Như vậy, các thương vụ M&A có sự can thiệp của Chính phủ diễn ra khi các ngân hàng thực sự rơi vào khó khăn, có nguy cơ phá sản mà khơng chủ động tìm được bên mua, do đó Chính phủ phải đứng ra để cứu nguy cho hệ thống ngân hàng với vai trò như bên mua hoặc người bảo trợ cho thương vụ.

2.1.2.3. Kết quả sau khi tiến hành Sáp nhập và mua lại ngân hàng

Với nhiều thương vụ sáp nhập, mua lại có giá trị lớn đã tạo ra những tập đồn tài chính ngân hàng lớn mạnh có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài như ING Group (Tập đoàn Quốc tế Hà Lan), Tập đồn Generali...

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu mà hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực đã gặp nhiều biến cố lớn dẫn đến nhiều ngân hàng vừa và nhỏ lâm vào tình trạng khó khăn. Do đó, thơng qua việc thực hiện sáp nhập - mua lại ngân hàng đã giúp cho hệ thống ngân hàng của các nước châu Âu ngày càng “khỏe” và có thể bành chướng sang các khu vực khác.

Một phần của tài liệu Mua bán và sát nhập các NHTM kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại việt nam khoá luận tốt nghiệp 286 (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w