3.1. Thực tế hoạt động Sáp nhập và mua lại ngânhàng
3.1.3. Kết quả đạt được sau Sáp nhập và mua lại ngânhàng
Căn cứ vào mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện M&A trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã có sự cải thiện rõ rệt và đạt được nhiều thành công.
> Thứ nhất, từng bước giảm bớt số lượng các NHTM
Trong số 9 NHTMCP yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại. Trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 01 ngân hàng còn lại. Một số NHTMCP yếu kém được xác định trong năm 2013 đang được NHNN áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo xây dựng phương án tái cơ cấu. Đến năm 2014, số lượng NHTMCP giảm bớt 5 ngân hàng qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất (Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phương Tây, Đại Á).
Theo kế hoạch đến năm 2017, số lượng ngân hàng sẽ được giảm từ 39 xuống còn khoảng 15 ngân hàng. Lúc đó, nguồn vốn được tập trung hơn, khi ngân hàng càng nhiều vốn càng có cơ hội phát triển mạnh. Đây cũng là cơ sở để tiến tới tự do hóa thị trường tài chính và tự do hóa các dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập quốc tế đến năm 2020.
> Thứ hai, về mức độ an toàn vốn
Hệ số CAR trung bình của các ngân hàng trong nhóm được tái cấu trúc tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2012 và giảm mạnh năm 2013. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình sáp nhập của một số ngân hàng khỏe mạnh vào các ngân hàng yếu kém (ba ngân hàng yếu kém là ngân hàng TMCP SCB, ngân hàng TMCP Đệ Nhất và ngân hàng TMCP Tín Nghĩa sáp nhập với nhau thành SCB cuối năm 2011, Habubank sáp nhập vào SHB cuối năm 2012, DaiA Bank sáp nhập vào HDBank cuối năm 2013), khiến mức tăng của tài sản đã điều chỉnh rủi ro cao hơn so với mức tăng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2, từ đó dẫn đến giá trị hệ số CAR giảm sút dù vẫn ở mức bảo đảm.
Bảng 8: Hệ số CAR bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: %)
ROE 0.0935 0.0740 0.0277 0.0425 0.513
ROA 0.0092 0.0072 0.0029 0.0040 0.529
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ nợ xấu 3.04% 2.34% 4.67% 3.48% 3.32%
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính)
> Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động
59
Tham gia vào các thương vụ M&A, các NHTMCP Việt Nam cịn có điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu thông qua việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao cơng nghệ, từ đó giúp các ngân hàng này hoạt động hiệu quả.
Các chỉ số ROE và ROA đều đạt mức cao nhất năm 2010, sau đó giảm dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014. Như vậy, các chỉ số trên đã phản ánh chính xác những tác động của suy thối kinh tế cùng với quá trình mua bán, sáp nhập và tự tái cơ cấu năm 2011 và 2012 đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Sang đến năm 2014, hoạt động tái cấu trúc của các ngân hàng đã dần đi vào ổn định, khiến kết quả hoạt động của các ngân hàng này dần được hồi phục, ROE và ROA năm 2014 đều đạt gấp đôi số liệu năm 2012.
Bảng 9: Kết quả kinh doanh trung bình của hệ thống NHTMVNgiai đoạn 2010-2014 (đơn vị: %, tỷ đồng)
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính)
> Thứ tư, chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu bình qn của bày ngân hàng được phân tích tăng lên vào năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. So với 2011, tỷ lệ nợ xấu của bảy ngân hàng trong nhóm được tái cấu trúc tăng lên gấp đối trong năm 2012. Trước khi tái cấu trúc, các ngân hàng được sáp nhập vào SHB và SCB đều là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức báo động. Do vậy sau khi diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập vào cuối năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB và SCB tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2014, các ngân hàng hậu sáp nhập đã cơ cấu lại tổ chức, xử lý nợ xấu thành cơng, khiến tỷ lệ nợ xấu trung bình của bảy ngân hàng này giảm xuống chỉ còn 3,32%, tức là giảm 1,19% so với năm 2012.
Bảng 10: Tỷ lệ nợ xấu bình qn của nhóm các NHTMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2010-2014