3.2. Một số khuyến nghị
3.2.1. Đối với các cơ quan Nhà nước
3.2.1.1. Tăng cường năng lực xây dựng, thực thi chính sách
- Nâng cao khả năng dự báo để có các chính sách tiền tệ ổn định, như việc cơng bố định hướng tăng trưởng tín dụng cần ổn định tránh thay đổi liên tục để các NHTM chủ động tính tốn phương án kinh doanh.
- Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên cơ sở các cơng cụ chính sách tiền tệ hiện đại, sử dụng các cơng cụ gián tiếp mà vai trị chủ đạo là nghiệp vụ thị trường mở. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt và gắn với điều hành lãi suất, điều hành lãi suất và tỷ giá hối đoái theo nguyên tắc thị trường.
- Đa dạng hóa đối tượng tham gia, các cơng cụ và phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, cơng cụ phịng ngừa rủi ro.
3.5.1.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng
Ở Mỹ, mọi hoạt động M&A đều phải tuân thủ theo quy định của luật Ngân hàng Mỹ, chịu sự kiểm soát của FED thơng qua cơ quan trực tiếp của nó là Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Do vậy, các quy định, quy trình thực hiện M&A ngân hàng tại Mỹ rất rõ ràng, nhất quán.
Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng chưa có, do đó q trình thực hiện thương vụ sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng diễn ra rất khó khăn và tốn kém nhiều thời gian. Do đó để thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng, các cơ quan liên quan đặc biệt là NHNN cần có những biện pháp hồn thiện hành lang pháp lý cho hình thức đầu tư này; đảm bảo hoạt động này diễn ra theo quy luật thị trường, đảm bảo lợi ích cho các ngân hàng đặc biệt là cổ đông.
Cần sớm xây dựng, hồn thiện và ban hành Thơng tư thay thế Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước.
+ Về đối tượng mua bán và sáp nhập: Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 04/2010/TT-NHNN chỉ quy định về hình thức hợp nhất, sáp nhập TCTD cùng hình thức pháp lý mà khơng áp dụng đối với các TCTD có hình thức pháp lý khác nhau.
Quy định nêu trên của Dự thảo Thông tư cũng không phù hợp với “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng”, trong đó cho phép TCTD nước ngồi mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam.
+ Cần thiết có văn bản hướng dẫn chi tiết, rõ ràng thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua bán và sáp nhập được xác lập để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập/mua lại.
3.5.1.3. Các cơ chế hỗ trợ
- Trong hoạt động M&A thơng tin về đối tác, tình hình tài chính, pháp lý, quản trị, thị phần... là rất cần thiết nhưng tính minh bạch của thị trường Việt Nam cịn thấp, có thể gây bất lợi cho bên mua hoặc bên bán và cho cả thị trường M&A nói chung. Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống thông tin minh bạch từ các ngân hàng, các bên liên quan cho đến các cơ quan quản lý. Thông tin cần được cơng bố chính xác, kịp thời đảm bảo cơng bằng trong tiếp cận thông tin. Minh bạch thơng tin cịn giúp ngân hàng có đối sách kịp thời giải quyết vấn đề nảy sinh, nhằm giảm thấp nhất rủi ro hệ thống. - Nhà nước cần tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động trong một mơi trường ổn định, minh bạch, bình đẳng, luôn giám sát hoạt động các ngân hàng để bảo đảm sự hoạt động ổn định của hệ thống.
+ Đối với các ngân hàng trong nước, cần tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, định hướng và khuyến khích các ngân hàng trong nước cạnh tranh bằng chất lượng và số lượng dịch vụ, cơng nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả và mở rộng mạng lưới.
+ Đối với các NHNNg, vừa mở cửa thị trường tài chính ngân hàng theo các cam kết quốc tế, tạo điều kiện hoạt động cho các NHNNg vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh gây bất lợi cho các ngân hàng trong nước.