CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING NGÂN HÀNG
2.1. TÌNH HÌNH CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
Việt Nam chính thức có thẻ tín dụng từ năm 1996 nhưng đến năm 2000 trở đi thị trường này mới thực sự phát triển và rất phát triển ở giai đoạn 2002 đến 2010, đặc biệt số thẻ đã phát hành ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 tăng gần gấp đôi, và dự báo sẽ đặt mức tăng trưởng 13,5% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp researchandmarkets.com). Trong hơn 15 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh tốn thơng dụng. Dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây.
Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Số lượng thẻ phát hành (triệu thẻ)
15,1 21,6 31,7 42,3 54,29
Số lượng ATM (cái) 7.480 9.723 11.700 13.648 14.269
Số lượng POS (cái) 26.930 36.620 54.000 77.468 104.516
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 24 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua các vấn đề được nghiên cứu trong chương 1 đã cho thấy được những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, marketing ngân hàng và vai trị của nó trong hoạt động ngân hàng, cũng như chiến lược chủ yếu của marketing ngân hàng. Theo xu thế phát triển chung, vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh cũng như tạo sức cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường. Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày nay, các ngân hàng cần phải xây dựng cho mình hệ thống chiến marketing phù hợp, đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng như giữ vị thế của mình trên thị trường.
LÊ NGỌC ANH NHTMD - K12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 25 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về thẻ giai đoạn 2008-2012 ở thị trường Việt Nam
việc sử dụng thẻ thanh toán dễ dàng hơn, chính sự tiện lợi trong thanh tốn này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm thẻ.
Tại Việt Nam hiện đã có 52 tổ chức phát hành thẻ, với khoảng 300 thương hiệu thẻ khác nhau (tính đến cuối tháng 4/2012). Tỷ trọng thanh toán trong bằng thẻ trong năm 2012 chiếm khoảng 20% trong tổng số các giao dịch của các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt . Trong số các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (với tên gọi phổ thông là thẻ ATM) chiếm 94%, hơn 3% là thẻ trả trước và gần 3% là thẻ tín dụng. Tuy còn chưa đồng đều về tỷ trọng, song điều này cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và có một số dư tiền gửi nhất định trong đó. Số tiền này Ngân hàng có thể dùng vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngồi ra, hoạt động kinh doanh thẻ còn mang lại nguồn doanh thu khá lớn, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế qua các năm(Đơn
vị: triệu USD) (Nguồn: hiệp hội thẻ Việt Nam)
Bảng trên cho thấy số lượng thẻ phát hành liên tục tăng trưởng qua các năm từ 15,1 triệu thẻ năm 2008 lên 54,29 triệu thẻ 2012 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thẻ trong những năm qua cũng như tiềm năng phát triển của thị trường này tại Việt Nam, với nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng về dịch vụ thẻ của người dân. Số lượng cây ATM và POS cũng tăng nhanh chóng, tạo điều kiện cho
LÊ NGỌC ANH NHTMD - K12
Tính đến 31/12/2011, doanh số thanh toán thẻ tại ATM, EDC, POS là 932.930.743 triệu đồng, trong đó: doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ là: 48.116.052 triệu đồng (thẻ nội địa: 9.703.076 triệu đồng, thẻ quốc tế: 38.412.976 triệu đồng); doanh số thanh toán thẻ tại ATM là 884.814.691 triệu đồng (thẻ nội địa: 762.279.312 triệu đồng, thẻ quốc tế 122.535.379 triệu đồng).
Nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các ngân hàng đã liên kết tạo thành các liên minh thẻ. Sau khi sáp nhập 2 liên minh thẻ Smartkink và VNBC vào Banknetvn vào giữa năm 2012 và đầu năm 2013 thì hiện nay trên thị trường thẻ Việt Nam chỉ còn duy nhất 1 công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với sở hữu thuộc NHNN là 25%.
Liên minh thẻ đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau, tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ).
Dịch vụ thẻ phát triển giúp cho khách hàng ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ thanh toán hiện đại, thúc đẩy các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển mảng dịch vụ thanh toán áp dụng công nghệ cao như dịch vụ homebanking, internet banking, mobile banking... Nhu cầu về thẻ là rất lớn tuy nhiên hiện nay mức độ cung ứng mới chỉ đạt khoảng 5,6 người/ thẻ. Số cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại thanh toán qua máy POS là gần 60%. Con số này vẫn còn rất khiêm tốn, ở Hàn quốc trung bình 1 người dân có khoảng 3 thẻ các loại. So
với tiềm năng về dân số trẻ hiện nay ở nước ta có khoảng 80 triệu người, ước tính
thị trường thẻ thời gian tới sẽ được mở rộng và rất sôi nổi. Trong thời gian tới, thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh, là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và lợi nhuận cho các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng mạnh mẽ nên doanh số thẻ, giảm từ 1.200 triệu USD xuống còn 1062 triệu USD. Định hướng sau khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 số lượng thẻ sẽ phục hồi và tăng nhanh trở lại dự kiến doanh số ở mức 1400 triệu USD.
LÊ NGỌC ANH NHTMD - K12