Đánh giá thực trạng mở rộng huy động vốn của ngân hàng NCB:

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại NH NCB (NHTMCP quốc dân) khoá luận tốt nghiệp 314 (Trang 66 - 73)

2.2.2 .Thực trạng huy động vốn của NCB

2.2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng huy động vốn của ngân hàng NCB:

2.2.3.1 Kết quả mở rộng huy động vốn của NCB

Thời gian vừa qua là thời kì nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới và bước vào một thời kì phát triển tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với thế giới. Các ngân hàng thương mại cũng tận dụng những lợi thế từ nền kinh tế nước nhà, thực hiện các chiến lược tăng cường hoạt động kinh doanh. NCB cũng nhận thấy thời cơ và thách thức của mình, ngân hàng dù vừa vượt qua giai đoạn khó khăn, bị mua lại và trên con đường giành lấy vị thế trên thị trường nhưng cũng đạt được các thành tích đáng khích lệ , khơng ngừng mở rộng triển khai các chính sách phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước NCB đã phục hồi và củng cố được địa vị bản thân trong mắt các ngân hàng thương mại khác cũng như uy tín đối với các khách hàng.

Quy mô nguồn vốn của NCB trong thời gian vừa qua đã đạt các thành tựu đáng ghi nhận với mức tăng trưởng trong nhiều năm liền và ở mức ổn định từ 3% đến 5% mỗi năm và còn tăng trưởng thêm trong các năm sắp tới.

Năm 2015, tổng số vốn huy động của NCB dừng ở mức 66.500 tỷ đồng, một mức trung bình so với các ngân hàng có quy mơ tương ứng. Trong đó nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng hơn 61.5% còn tương đối thấp khi xem xét so với các ngân hàng khác trên thị trường hiện tại. Lượng vốn chủ yếu mà NCB có trong thời gian này là từ các tổ chức tín dụng khác lên đến 23.500 tỷ đồng tương ứng với 35% trên tổng nguồn vốn, một mức khá cao khơng có tính an tồn cho ngân hàng, sẽ chịu mức chi phí cao và rủi ro khi các tổ chức tín dụng yêu cầu lấy lại vốn đột ngột. Do đó vào thời điểm này, NCB quyết định đưa ra chiến lược giảm nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng dưới hình thức đi vay cũng như tiền gửi mà lựa chọn phát triển mở rộng khoản mục tiền gửi huy động từ khách hàng khu vực dân cư. Các hoạt động này đã đem về cho NCB danh hiệu ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp sáng tạo nhất, ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam năm 2015.

Sang đến 2016, NCB chưa thực sự có những chuyển biến rõ rệt khi thực hiện chiến lược trong hoạt động huy động vốn. Mức vốn huy động của ngân hàng tuy tăng lên ở khu vực tiền gửi khách hàng cá nhân và lại giảm vốn từ các tổ chức tín dụng đúng theo những điều ngân hàng mong đợi, nhưng lượng vốn của NCB lại thu hẹp do lượng tăng giảm nguồn vốn từ các nguồn không cân bằng. Tỷ trọng nguồn vốn của NCB đã dịch chuyển tăng trên khoản mục từ khách hàng cá nhân và giảm lượng vốn đi vay. Đến thời điểm này NCB thực sự thành công trong việc mở rộng huy động vốn tuy còn nhiều khúc mắc chưa được giải quyết về lượng vốn thiếu hụt khi trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Để tiếp tục mở rộng huy động vốn trong năm 2017, NCB ngoài thực hiện các chiến lược tăng lãi suất cao hơn trên thị trường để thu hút khách hàng cá nhân thì ngân hàng cịn có chủ chương huy động vốn từ nguồn mới bằng cách phát hành giáy tờ có giá.

Kết thúc năm 2017, nhờ các hoạt động nâng lãi suất trực tiếp thu hút đối tượng khách hàng cá nhân, lượng vốn từ dân cư đã tăng 9% đạt chỉ tiêu trong kế hoạch của ngân hàng. Lượng vốn từ các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh cả về khối lượng cũng như tỷ trọng chỉ còn chiếm hơn 23% trên tổng nguồn vốn, là mức tương

đối an toàn. Đặc biệt nhờ chiến lược phát hành trái phiếu thời hạn dài với lãi suất cao và các hoạt động giao dịch trên thị trường tài chính, NCB đã tăng thêm hơn 5.600 tỷ đồng vốn từ giấy tờ có giá và các nguồn khác, chiếm gần 9% trên tổng vốn, tăng hơn 5 lần so với cùng thời điểm 2016. NCB đã bước đầu thành công trong hoạt động mở rộng huy động vốn, tổng vốn huy động tăng 3.54% so với năm trước, tuy chưa đạt được chỉ tiêu tăng 10% tổng nguồn vốn mỗi năm do ngân hàng để ra nhưng đây cũng là một thành tích đáng khích lệ nếu so sánh với mức tằn trưởng âm của 2016. Thành quả của NCB được chứng nhận bằng 2 giải thưởng quốc tế danh giá Ngân hàng số tốt nhất Viêt Nam và giải thưởng top 10 thương hiệu vàng hội nhập Châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Global Business Outlook.

Đến năm 2018, NCB vẫn tiếp tục theo các chiến lược được đề ra vào 2017, tiếp tục từng bước mở rộng huy động vốn trên thị trường. Các con số tăng trưởng đều và khả quan trong năm này, chỉ duy nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thì có xu hướng thu hẹp lại như mục tiêu của NCB trong các năm này. Tỷ trọng của nguồn vốn từ dân cư đã tăng lên đến 67% đưa cơ cấu nguồn vốn NCB phù hợp với thị trường hiện tại, đảm bảo an tồn cho vốn huy động và giảm chi phí so với việc đi vay từ các tổ chức tài chính. Lượng vốn huy động được NCB mở rộng lên tới hơn 70.000 tỷ đồng vào năm 2018, tăng lên 4,69% lớn hơn mức tăng trưởng của năm cũ.

Bên cạnh việc nguồn vốn của NCB tăng lên , lượng tiền bỏ ra để huy động nguồn vốn này cũng không tăng lên tương ứng. Lượng chi phí tăng có phần nhanh hơn so với phần thành quả đem lại của ngân hàng, nhưng khơng vì thế mà ta đánh giá ngân hàng đang hoạt động khơng hiệu quả vì cần xét thêm trên phương diện sử dụng vốn. Tuy chi phí để huy động mỗi đồng vốn tăng nhanh qua các năm nhưng NCB lại có hoạt động sử dụng vốn hiệu quả trong thời điểm này, các khoản dư nợ cho vay tăng nhanh đột biến dưới các nỗ lực không mệt mỏi của ngân hàng từ đo đem về các khoản lợi nhuận lớn. Chính vì thế trong 4 năm gần nhất, NCB luôn trong top các ngân hàng có hoạt động hiệu quả nhất và có lợi nhuận sau thuế gây bất ngờ với thị trường.

Tương quan giữa nguồn vốn huy động, chi phí vốn và lợi nhuận đem lại từ vốn huy động, ta thấy NCB đã hoạt động hiệu quả trong thời gian vừa qua. Lượng vốn huy động càng nhiều thì lợi nhuận đem về cho ngân hàng càng lớn, chính vì

vậy, NCB nên tiếp tục mở rộng huy động vốn trong ương lai và có các chiến lược tiếp tục mở rộng huy động vốn với các đối tượng mục tiêu mới.

2.2.3.2 Những hạn chế của NCB

Bên cạnh nhưng thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua, NCB cũng cịn khơng ít hạn chế cần thay đổi để nâng cao năng lực huy động vốn, trong đó có các vấn đề đã được ngân hàng giải quyết nhưng chưa thật sự khắc phục hoàn toàn.

Tuy ngân hàng có lãi suất huy động cực kì ưu đãi cũng như các sàn phẩm vô cùng phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân cả ở thành thị và nông thôn nhưng lại chưa thật sự tiếp cận được nhóm khách hàng này một cách tồn diện. Khoản mục marketing của ngân hàng đã được cải thiện nhiều vào 2 năm qua nhưng vẫn còn yếu kém so với các ngân hàng khách trên thị trường. Dù chưa thể so sánh mức độ phủ sóng với các ơng lớn trong ngành ngân hàng, nhưng NCB có danh tiếng chưa thật sự nổi bật ngay cả khi so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô.

Các khoản mục sản phẩm của ngân hàng nhiều khi chưa được khách hàng biết đến và hiểu rõ, một phần do khách hàng đến với NCB là các khách hàng mới và chưa nắm rõ về ngân hàng, một phần do nhân viên ngân hàng chưa thật sự truyền tải hết tất cả thơng tin hữu ích cho khách hàng. Được đào tạo khá bài bản nhưng nhân viên ngân hàng vẫn còn là đội ngũ non trẻ cần có kinh nghiệm thêm từ thực tiễn để đưa khách hàng tiếp cận toàn diện với tất cả các địch vụ của ngân hàng.

Tuy nguồn vốn của ngân hàng thật sự đã tăng lên đều đặn qua các năm nhưng chi phí huy động vốn lại tăng tương đối nhanh, nhanh hơn so với nguồn vốn thu về. Nguyên nhân là do chính sách dùng lãi suất tiền gửi để thu hút khách hàng, khoản chi phí chủ yếu của huy động vốn chiếm tỷ trọng trên 90%, nên chi phí tăng là điều tất yếu. Bên cạnh đó chi phí cịn tăng do phải trả cho nguồn vốn từ hoạt động bn bán giấy tờ có giá trên thị trường, tăng lên hơn 10 lần từ 2015 sang 2018.

Các hạn chế của NCB gồm cả cũ lẫn mới nhưng không phải các hạn chế không thế khắc phục được. Một phần điểm yếu của NCB đã đang được cải thiện trong vài năm vừa qua và đang được định hướng cải thiện ở tương lai.

2.2.3.3 Nguyên nhân:

Tình hình kinh tế xã hội:

Tình hình kinh tế xã hội ln ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các kê hoạch hoạt động của các ngân hàng trên thị trường hiện tại và tất nhiên cũng có tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng NCB. Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế vào năm 2011 và các năm tiếp theo, sang giai đoạn 2015 - 2018 kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, GDP qua các năm tăng liên tục và tăng mạnh, so sánh mức GDP năm 2018 là 240 tỷ USD gấp 2,4 lần so với năm 2008 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của nước ta.

Bên cạnh đó cịn một biến động từ thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng đến NCB như việc Trung Quốc chọn phá giá đồng nhân dân tệ khiên lượng ngoại tệ tích trữ của các ngân hàng giảm và tỉ giá của VNĐ giảm. Hay việc Hoa Kỳ đưa Donald Trump lên làm tổng thống cùng với các quyết định quyết định của ông tạo ảnh hưởng trên tồn thế giới.

Chính vì thế trong các năm vừa qua hoạt động huy động vốn có thể gặp khó khăn do bất ổn kinh tế thé giới là chủ yếu, bên cạnh đó cũng hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới.

Tâm lí của người dân.

Người dân Việt Nam từ lâu đời đã có thói quen tích trữ của cái để dành, đây là cơ sở tốt cho các ngân hàng huy động vốn từ khu vực dân cư, nguồn vốn tuy nhỏ lẻ nhưng lại có hiệu quả cao. Bên cạnh đó lượng tiền mặt được nắm giữ bởi dân cư cũng là một nguồn vốn lớn có thể khải thác được nhưng do thói quen của người dân hay sử dụng tiền mặt, ngân hàng khó có thể huy động nguồn này. Các giao dịch thông thường hiện nay phần lớn đều sử dụng tiền mặt nguyên nhân do người dân chưa thực sự hiểu hết lợi ích từ việc thanh tốn qua dịch vụ ngân hàng vừa do bộ phận dân cư già hóa khơng quen với việc sử dụng cơng nghệ thanh tốn.

Sự cạnh tranh trên thị trường:

Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có mong muốn huy động được nhiều vốn hơn dễ dàng cho hoạt động tài chính. Các ngân hàng lớn có vị thế ln củng cố địa vị của bản thân từ hiện tại và tương lai, ngày càng tạo uy tín với khách hàng khiến các ngân hàng nhỏ lẻ như NCB gặp khó khăn khi chiếm thị phần trên thị trường. Cạnh tranh khơng chỉ với uy tín lâu đời, các ngân hàng trên thị trường còn dùng lại suất cao cũng như các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn từ nhiều khu vực.

Hoạt động điều hành ngân hàng

Nhìn vào kết quả huy động vốn của NCB trong nhiều năm qua, ngân hàng đã dùng nhiều chính sách cũng như phương thức để dùng hết sức huy động nguồn vốn có thể trên thị trường tuy nhiên hiệu quả huy động lại chưa thật sự đạt như mong đợi. Một phần lớn là do ngân hàng có một hệ thống điều hành còn chưa phù hợp. Các giao dịch viên tuy hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng chưa biết phát triển các sản phẩm đi kèm của ngân hàng. Chính sách khen thưởng cũng cịn thiếu hợp lí chưa tạo động lực cho nhân viên.

Ket luận chương 2

Từ những cơ sở lý luận của chương 1 sang đến chương 2 chúng ta đã thu thập các số liệu cụ thể của ngân hàng NCB và tiến hành phân tích các số liệu thơng qua các biểu đồ cũng như bảng số liệu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng.

Ta xem xét số liệu và biểu đồ để đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của NCB từ các hình thức và phân tích hiệu quả mở rộng huy động vốn của hàng từ đó đánh giá việc mở rộng huy động vốn của ngân hàng. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng được chia thành 2 hình thức chủ yếu là nhận tiền gửi và đi vay. Từ 2 nguồn chủ yếu này ta đánh giá được việc huy động vốn của ngân hàng dựa vào quy mô nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí nguồn vốn, sự phù hợp giữa chi phí và sử dụng vốn cùng với hiệu quả mà số vốn huy động đem lại. Bên cạnh đó ta cịn xem xét những thành cơng mà NCB đã đạt được khi hụy động vốn cũng như những lợi thế khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời gian qua.

Từ những phân tích đánh giá đã nêu trên ở chương 2 đã đưa ra nhận xét thực tế về hoạt động huy động vốn của NCB làm cơ sở cho chương 3 tiếp tục đánh giá tình hình kinh tế chung và đưa các giải pháp hữu hiệu cho hoạt động mở rộng huy động vốn.

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NCB

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại NH NCB (NHTMCP quốc dân) khoá luận tốt nghiệp 314 (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w