Mục tiêu định hướng chiến lược và một số sự báo cho hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại NH NCB (NHTMCP quốc dân) khoá luận tốt nghiệp 314 (Trang 73 - 75)

2.2.2 .Thực trạng huy động vốn của NCB

3.1 Mục tiêu định hướng chiến lược và một số sự báo cho hoạt động huy động vốn

động vốn những năm sắp tới:

3.1.1 Dự báo kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian tới:

Trong khoảng thời gian từ 2008 đến nay, dân số Việt Năm tăng không ngừng nghỉ, thêm hơn 9,5 triệu dân trong 10 năm, mỗi năm tăng đến gần 1 triệu người. Và theo ước tính của bộ Lao động Thương binh và Xã hội dân số Việt Nam vẫn cịn tăng thêm, ước tính đến năm 2025 dân số Việt Nam có thể tăng đến 101 triệu người.

Cùng với đó, GDP của Việt Nam cũng khơng ngừng tăng trưởng kéo đưa thu nhập bình quân đầu người lên mức 58,5 triệu đồng/người/năm vào thời điểm 2018 và sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới. Năng suất lao động của Việt Nam tuy còn thấp so với các nước trên thế giới nhưng luôn tịnh tiến, người lao động phổ thông và tri thức đều được đào tạo theo chu trình bài bản hơn và có kiến thức chuyên ngành cao hơn theo thời gian.

Nền kinh tế Việt Nam tính đến 2025 được ước tính sẽ có nhiều thay đổi lớn có cả thuận lợi và thách thức đi kèm, nhờ thừa hưởng thành quả kinh tế từ giai đoạn 2011 đến 2018 trước đó, nhận lực đẩy từ các nguồn FDI cùng với các như cầu cải cách thể chế.

Nền kinh tế sẽ nhận nguồn đầu tư từ NHNN, tăng lựa chọn các dự án có tính dài hạn, tập trung đầu tư vào các khoản mục cần thiết tránh lãng phí tài nguyên và thời gian. Đồng thời tiếp nhận thêm nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, so với các quốc gia khác, sức hút đầu tư FDI của Việt Nam đang mạnh dần sau khi có các hiệp định thương mại song phương, đa phương, thực thi hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP)...

Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra những dự báo thuận lợi với mức GDP đầu người được tính tốn vào năm 2030 là 6.500USD và tiếp tục tăng tới 10.000USD vào năm 2035, tương đương gấp gần 4 lần so với thời điểm hiện tại. Quy mơ nền kinh tế cũng được ước đốn lên đến 290 tỷ USD vào cuối 2020 và tiếp tục đạt mức 440 tỷ USD sau đó 5 năm. Tỉ lệ dân nghèo tại Việt Nam sẽ được giảm xuống dưới 1% và phân nửa dân số sẽ được xếp vào tầng lớp trung lưu.

Dân số Việt Nam tăng cũng như kinh tế tăng trưởng là điều kiện thích hợp giúp các ngân hàng phát triển trong đó có hoạt động huy động vốn. Dân số tăng sẽ cho thấy nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai mà các ngân hàng có thể đặc biệt chú ý ngay từ thời điểm này. Nền kinh tế được thêm nguồn vốn lớn từ nhiều nguồn từ đó thêm cơ hội cho các ngân hàng tăng cường mở rộng huy động vốn.

3.1.2 Định hướng chiến lược vủa NCB:

Trên cơ sở hoạt động kinh doanh sẵn có và các thành tích đạt được, NCB đã có nhiều kế hoạch cụ thể định hướng mục tiêu trong các năm sắp tới, triển khai các mục tiêu trong tương lai mở rộng huy động vốn. Năm 2019 là một trong 2 năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm từ 2016 đến 2020 của NCB vì thế trong thời gian này ngân hàng sẽ có các chiến lược xúc tiến hồn thành các mục tiêu cịn dang dở và hồn thiện các thiếu sót trong thời gian trước đó.

Để năng có thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, NCB trong những năm tới có dự định sẽ tăng vốn điều lệ đến 10.000 tỷ đồng và tăng gấp đôi tổng tài sản hiện nay. Việc tăng tổng tài sản sẽ giúp cho ngân hàng có khối lượng vốn lớn hơn từ đó có thể mở rộng huy động vốn, một trong những mục tiêu cốt yếu mà ngân hàng dang hướng tới hiện nay.

NCB với mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng huy động vốn 10% mỗi năm và dự kiến năm 2020 sẽ có tổng nguồn vốn huy động lên đến hơn 80.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng chú trọng việc cơ cấu nguồn vốn huy động từ các khu vực khác nhau. NCB hiện tại đang chú trọng nguồn vốn xuất phát từ khu vực dân cư, chọn nhưng đối tượng có mức thu nhập từ nghèo đến tầng lớp trung lưu và nhưng người có tiềm năng kinh tế trong xã hội. Một trong những định hướng nhằm đảm bảo nguồn vốn lâu dài cho ngân hàng với chi phí ổn định khơng bị lãi suất thị trường làm dao động.

Trong tương lai, với chiến lược mở rộng hoạt động, ngân hàng có nhiều chính sách để liên kết với các vùng miền cịn chưa được tiếp cận với các dịch vụ của NCB. Sớm nhất, NCB sẽ có các quyết định mở rộng thị trường tại các vùng miền về phía Nam cịn chưa biết đến ngân hàng và các vùng ở xa với các thành phố lớn. Đồng thời thâm nhập sâu vào các thị trường mới và cũ, tiếp cận toàn diện nhất những khách hàng tiềm năng đã được dịnh hướng để đưa về lợi nhuận cao nhất có thể.

NCB cũng muốn đẩy mạnh uy tín của bản thân trên thị trường, đem đến hình ảnh một ngân hàng của nhân dân ln sẵn lịng vì mọi mục đích của người tiêu dùng. Ngân hàng xây dựng hình tượng đảm bảo an tồn tuyệt đối nhưng lại có lãi suất hấp dẫn khách hàng, đạt yêu cầu cả về chất lượng và số lượng cho mọi đối tượng. Đây vừa là mục tiêu trước mắt cũng là mục tiêu lâu dài cho NCB đưa ngân hàng lên vị thế mới có ảnh hưởng trên thị trường Việt Nam và vươn tầm quốc tế.

Có thể thấy tham vọng của NCB trong thời gian tới là tương đối lớn vừa mở rộng về quy mô vừa thâm nhập sau vào thị trường hiện tại. Đây là cơ hội để ngân hàng mở rộng huy động vốn một cách toàn diện nhất và an toàn nhất.

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại NH NCB (NHTMCP quốc dân) khoá luận tốt nghiệp 314 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w