Vai trò của bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 27 - 30)

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢOLÃNH NGÂN HÀNG

1.1.3. Vai trò của bảolãnh ngân hàng

Hiện nay, hoạt động BLNH đã và đang phát triển rất mạnh và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực bởi nó khơng chỉ là hoạt động đem lại lợi nhuận cho TCTD mà cịn đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung:

* Đối với nền kinh tế:

Hoạt động này có vai trị “chất xúc tác” đối với các hợp đồng kinh tế và “xây dựng uy tín” cho ngân hàng. BLNH giúp các chủ thế trong nền kinh tế yên tâm ký kết và có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. Có thể thấy, bảo lãnh ngân hàng thường được sử dụng trong các hoạt động mua bán trả chậm, điều này không những tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhận bảo lãnh mà các đối tác cũng sẽ có cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Được ví như một cơng cụ tài trợ, BLNH phần nào đã áp ứng được nhu cầu vốn cao để mở rộng sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào q trình sản xuất. Nhờ có hoạt động BLNH mà bên nhận bảo lãnh sẽ hạn chế được rủi ro từ sự vi phạm hợp đồng của đối tác; bên được bảo lãnh thì có thể giao kết và thực hiện hợp đồng với chi phí thấp; cịn TCTD sẽ thu được lợi nhuận thông qua việc phát hành bảo lãnh.

Như vậy, hoạt động này đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể thương mại, giữa các chủ thể nền kinh tế qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời nó cịn là biện pháp phịng chống và hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định và an toàn hơn.

Hơn nữa, hoạt động BLNH còn đem lại cơ hội cho những doanh nghiệp có được những nguồn vốn rẻ, chắc chắn, tin cậy hơn khơng chỉ ở trong nước mà cịn ở nước ngoài. Do khoảng cách về địa lý, sự khác nhau trong hệ thống pháp luật cũng như những tập quán nên việc xây dựng lòng tin để tiến hành hợp tác trong các hoạt động thương mại giữa các quốc gia là vơ cùng khó khăn. Trong điều kiện đó, ngân hàng với uy tín to lớn vốn có của mình sẽ cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các bên, giúp cho việc hợp tác thương mại được thuận lợi. Vì vậy, hoạt động BLNH đã góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau.

* Đối với ngân hàng:

- Tăng doanh thu: Hoạt động BLNH đem lại lợi ích trực tiếp cho TCTD bảo

lãnh thơng qua nguồn thu từ phí dịch vụ bảo lãnh, đây là khoản thu mà khơng mất chi phí huy động vốn như các hoạt động tín dụng khác như cho vay, cho thuê tài chính... Bởi trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chủ yếu sử dụng uy tín của mình để thực hiện mà chưa phải sử dụng ngay đến nguồn vốn. Do đó, ngân hàng có thể

sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cho các hoạt động khác để tạo ra lợi nhuận mà không bị đánh mất cơ hội kinh doanh.

- Đa dạng hoá dịch vụ: Bên cạnh việc đem lại nguồn thu cho các TCTD, sự

xuất hiện của BLNH cịn góp phần đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng; mở rộng mối quan hệ giữa TCTD với khách hàng. Có thể thấy, tại các nước phát triển thu nhập chủ yếu của các TCTD là từ thu phí dịch vụ cịn ở nước ta hiện nay, thu nhập chủ yếu từ hoạt động cho vay. Đây là một trong những điểm hạn chế của các TCTD Việt Nam cần khắc phục bởi hoạt động cho vay tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Bản thân bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro, nhưng đây chỉ là hoạt động mang tính chất dự phịng nên rõ ràng rủi ro nó mang lại sẽ ít hơn so với hoạt động cho vay.

- Tăng cường vị thế, uy tín, mở rộng quan hệ ngân hàng: Thơng qua việc

thực hiện đúng cam kết bảo lãnh, hoạt động BLNH vừa giúp TCTD quảng bá hình ảnh vừa có thể nâng cao uy tín của mình ở thị trường trong nước nói chung và rộng hơn là thị trường quốc tế. Việc một TCTD lựa chọn sử dụng hay chấp nhận bảo lãnh thể hiện sự công nhận về mức độ uy tín và khả năng thanh tốn của TCTD đó.

* Đối với khách hàng:

- Bên nhận bảo lãnh: Có thể nói, việc sử dụng BLNH không chỉ là một biện

pháp khắc phục những rủi ro phát sinh do tình trạng thiếu thơng tin về đối tác thương mại mà còn là rào chắn chống đỡ và hạn chế những thiệt hại từ những bất trắc có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng của các bên. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động BLNH đã tạo điều kiện cho bên nhận bảo lãnh tìm kiếm đối tác để tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng một cách nhanh chóng khơng tốn nhiều thời gian và chi phí. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mà không bị hạn chế bởi sự thiếu tin tưởng vào đối tác kinh doanh.

Mặt khác, nhờ có hoạt động BLNH giúp bên nhận bảo lãnh tìm được bạn hàng tốt và giảm thiểu rủi ro kinh doanh hơn hẳn. Trường hợp xảy ra rủi ro vi phạm hợp đồng của bên đối tác, bên nhận bảo lãnh vẫn được đảm bảo bù đắp các thiệt hại một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất để có thể tiếp tục kinh doanh hoạt động của

mình. Tóm lại, hoạt động BLNH đóng vai trị quan trọng nhằm ngăn chặn và hạn chế tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh gây ra cho bên nhận bảo lãnh.

- Bên được bảo lãnh: Trong quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do đó nhờ có hoạt động BLNH mà bên được bảo lãnh có thể ký kết và thực hiện hợp đồng ngay cả khi họ chưa đủ uy tín và lịng tin đối với đối tác kinh doanh. Trong việc giao kết thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại sự tin tưởng giữa các bên là rất quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo an tồn và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một cơng cụ đảm bảo cho nghĩa vụ của mình. So với các biện pháp đảm bảo khác như cầm cố, ký quỹ... biện pháp đảm bảo bảo lãnh mang tính an tồn, hiệu quả mà chi phí lại thấp hơn. Như vậy, nhờ có hoạt động BLNH mà bên được bảo lãnh vừa có thể giao kết hợp đồng với đối tác vừa có thể tiết kiệm nguồn vốn kinh doanh.

Hoạt động bảo lãnh giúp bên được bảo lãnh tạo được uy tín, lịng tin của mình đối với các đối tác kinh doanh bởi uy tín của họ đã được TCTD đứng ra đảm bảo. Bên được bảo lãnh muốn được cấp dịch vụ bảo lãnh thì phải trải qua khâu thẩm định của TCTD và chỉ được cấp bảo lãnh khi đáp ứng các điều kiện mà TCTD đưa ra. Vì vậy, có thể nói bảo lãnh do các TCTD có uy tín phát hành chính là cơ sở để xây dựng niềm tin của đối tác kinh doanh đối với bên được bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w