Phát
triển Nơng thơn Việt Nam — Chi nhánh Hồng Mai Hà Nội
Trong thời gian gần đây, có thể thấy Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh HM nói riêng rất quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng văn bản nội bộ liên quan đến nghiệp vụ BLNH. Các văn bản này khơng ngừng được thay đổi hồn thiện cho phù hợp với quy đinh của pháp luật cũng như đáp ứng hoạt động kinh doanh bảo lãnh của Chi nhánh.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến BLNH, Agribank đã soạn thảo và ban hành một số quy định nội bộ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như Quyết định số 1266/QĐ-NHNo-HKL của Tổng Giám đốc về quy định, quy trình bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, Quy chế số 289/QĐ-HĐTV-HKL của Hội đồng thành viên về bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam; Quy trình số 1357/QĐ-NHNo-ĐCTC của Tổng Giám đốc về Quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng qua hệ thống SWIFT tại NHNo & PTNT Việt Nam... để quá trình cấp bảo lãnh được diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank cịn ban hành các quy định liên quan đến áp dụng mức phí bảo lãnh theo từng thời kỳ, các bảng biểu, mẫu hợp đồng... để hỗ trợ cơng tác triển khai hoạt động bảo lãnh trên tồn hệ thống.
Chính nhờ những quy định cụ thể, rõ ràng trong việc điều chỉnh hoạt động BLNH
đã đem lại một số thành tựu đáng chú ý cho Chi nhánh HM, có thể kể đến như:
Một là, sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh: Nhận biết được nhu cầu
khách hàng, Chi nhánh HM đã ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm bảo lãnh để tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu thì các loại bảo lãnh cịn lại cũng ngày càng mang lại doanh số cao cho Chi nhánh.
Hai là, doanh số phát hành bảo lãnh: Trong giai đoạn năm 2018 đến năm
2020, Chi nhánh có doanh số bảo lãnh phát triển tương đối tốt. Mặc dù tình hình trong cuối năm 2019, 2020 có nhiều ảnh hưởng khơng tích cực của đại dịch Covid- 19 đến nền kinh tế nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng nhưng bằng sự cố gắng hết mình, Chi nhánh vẫn có doanh số phát hành bảo lãnh tăng đều qua các năm. Điều này được thể hiện rõ qua bằng số liệu doanh số bảo lãnh sau:
Bảng 2.1. Doanh số bảo lãnh tại Agribank - Chi nhánh HM từ năm 2018-2020
Doanh thu phí bảo lãnh 1.4 1.6 3
Doanh thu phí dịch vụ 19.8 21.9 22.3
Tỷ trọng DT phí bảo lãnh với tổng
DT phí dịch vụ 7.07% 7.3% 13.2%
Biểu đồ 2.1. Doanh số bảo lãnh từ năm 2018 đến năm 20
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank - Chi nhánh HM 208,2019,2020)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy, hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh HM có sự tăng trưởng qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2018, doanh số bảo lãnh là 82.353 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 đã tăng lên là 94.118 tỷ đồng và đến cuối năm 2020 có sự tăng trưởng gấp đơi so với 2018 là 176.471 tỷ đồng.
Ba là, doanh thu phí bảo lãnh: BLNH đem lại nguồn thu phí dịch vụ ổn định,
giúp Chi nhánh nâng cao tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Doanh
thu từ phí bảo lãnh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các hoạt động trong ngân hàng, đặc biệt là trong doanh thu các hoạt động dịch vụ khác.
Bảng 2.2. Doanh thu phí bảo lãnh tại Agribank - Chi nhánh HM từ 2018-2020
Biểu đồ 2.2. Doanh thu phí bảo lãnh tại Agribank - CN HM từ 2018 đến 2020 25 19.8 21.9 22.3 20 15 10 5 0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
■ DT phí BL BDT phí DV
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank - Chi nhánh HM 208,2019,2020)
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy doanh thu từ phí của hoạt động BLNH khơng ngừng tăng qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ. Năm 2018, DT từ phí BLNH là 1.4 tỷ đồng chiếm 7.07% tổng DT phí dịch vụ, đến năm 2020 đã tăng lên 3 tỷ đồng và chiếm 13.4% tổng phí dịch vụ. Có thể thấy DT từ phí bảo lãnh ln giữ vai trị quan trọng trong DT phí dịch vụ của Chi nhánh.
Bốn là, đổi mới và nâng cao quy trình nghiệp vụ, ứng dụng cơng nghệ: Việc
làm này đã đem lại cho Chi nhánh hiệu quả và chất lượng nghiệp vụ cao trong thanh tốn, chuyển tiền, quy trình, thủ tục nhanh gọn nhằm bổ trợ giúp nghiệp vụ bảo lãnh có điều kiện phát triển tốt hơn.
2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN, BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI
2.3.1. Về thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh
Căn cứ pháp lý tại Điều 16 Thông tư 07/2015/TT-NHNN đã quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh như sau: “Thoả thuận cấp
bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký kết bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc uỷ quyền ký thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng văn bản và phù hợp với quy định pháp luật” [7].
Tại Agribank - Chi nhánh HM hiện nay, thẩm quyền ký trên các văn kiện bảo lãnh được quy định tại Điều 16 Quy chế số 289/QĐ-HĐTV-HKL của Hội đồng thành viên về BLNH trong hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam như sau: “Thoả
thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của Agribank; việc uỷ quyền ký thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập thành văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật” [13].
Liên quan đến quy định này, Agribank - Chi nhánh HM đã vướng phải những sai sót cụ thể như: Ngày 16/01/2020 Công ty CP Lam Phát ký kết hợp đồng mua bán thép với Công ty CP Phúc Long với thư bảo lãnh thanh toán của Agribank - Chi nhánh HM. Theo đó Cơng ty CP Lam Phát bán cho Cơng ty CP Phúc Long 2.400 tấn thép, tổng giá trị hợp đồng này là 41 tỷ VNĐ. Đến khi bên mua hàng (Cơng ty CP Phúc Long) khơng thể thanh tốn, bên bán hàng (Công ty CP Lam Phát) đã yêu cầu Agribank - Chi nhánh HM thực hiện nghĩa vụ theo chứng thư bảo lãnh nhưng không được chấp nhận do Giám đốc Chi nhánh HM đã ký phát thư bảo lãnh vượt thẩm quyền, theo đó giám đốc chỉ được ký kết các văn bản bảo lãnh với giá trị không vượt quá 40 tỷ VNĐ. Vì vậy, Cơng ty CP Lam Phát đã gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân X. Toà án nhân dân X đã tiến tổ chức các buổi hoà giải giữa các bên có liên quan. Căn cứ vào Điều 143 Bộ Luật Dân sự 2015:
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch ” [1].
Cuối cùng để giữ uy tín trên thị trường, Chi nhánh đã phải thanh toán số tiền bảo lãnh trị giá 40 tỷ đồng theo đúng như thư bảo lãnh đã phát hành.
Từ trường hợp thực tế trên tại Chi nhánh, có thể nhìn thấy một số bất cập chủ yếu như việc bên nhận bảo lãnh khó có thể biết được thẩm quyền ký kết của bên Chi nhánh. Việc ban hành thẩm quyền ký kết đó là quy định nội bộ của ngân hàng Agribank. Do vậy mà bên nhận bảo lãnh khó có thể kiếm tra được tính xác thực của thư bảo lãnh mà cụ thể đó là thẩm quyền ký kết.
Song song với đó, pháp luật lại chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền ký kết bảo lãnh và khơng có quy định cụ thể đối với trường hợp ký sai thẩm quyền. Tóm lại, đây là một bài học khơng chỉ cho Chi nhánh mà cịn là bài học cho các bên có liên quan khi giao kết với bên thứ ba phải tuân thủ chặt chẽ quy định nội bộ về thẩm định khoản bảo lãnh, thẩm quyền ký kết để hạn chế, phòng ngừa tối đa tranh chấp diễn ra giữa các bên, kéo dài thời gian liên quan đến kiện tụng dẫn đến việc giảm uy tín trên thị trường.
2.3.2. về phạm vi bảo lãnh
Căn cứ theo quy tắc quốc tế về bảo lãnh như Công ước của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư hay Bộ quy tắc bảo lãnh theo yêu cầu của URDG của ICC thì phạm vi bảo lãnh được xác định bằng số tiền bảo lãnh mà bên bảo lãnh cam kết trả thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh sự kiện bảo lãnh. Số tiền bảo lãnh phải được xác định trước giữa các bên hoặc có thể xác định được trên cơ sở
yêu cầu đòi tiền của bên bảo lãnh, kèm theo chứng từ, theo đúng các khoản và các điều kiện về chứng từ được ghi nhận trên bề mặt thư bảo lãnh. Vì vậy, theo các quy định quốc tế về BLNH thì phạm vi bảo lãnh khơng có giới hạn cụ thể mà chỉ được xác định trên cơ sở thoả thuận của các bên được ghi nhận trong thư bảo lãnh được ngân hàng bảo lãnh phát hành.
Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, Agirbank đã đưa ra quan điểm về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh như sau: “Agribank có thể cam kết bảo
lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh phải là nghĩa vụ tài chính hợp pháp” [21].
Như vậy, so với các quy định quốc tế về BLNH, phạm vi bảo lãnh của các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Agribank - Chi nhánh HM nói riêng bị bó hẹp hơn, chỉ giới hạn trong phần giá trị nghĩa vụ được bảo lãnh.
Thực tế, trong quá trình thực hiên hoạt động BLNH, Agibank - Chi nhánh HM đã vướng phải khơng ít khó khăn, tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này. Cụ thể là việc bên được bảo lãnh thường đòi tiền bảo lãnh vượt quá phạm vi bảo lãnh hoặc vượt quá phần nghĩa vụ bị vi phạm.
Có thể kế đến tranh chấp diễn ra vào 16/03/2019, Chi nhánh cấp bảo lãnh thanh tốn trị giá 350.000.000 VNĐ cho Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô (mã số khách hàng: 1240-318020568). Trong thư bảo lãnh “vô điều kiện” phát hành cho bên thụ hưởng có nội dung: Bảo lãnh này đảm bảo nghĩa vụ thanh tốn cho Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng theo hợp đồng; số tiền bảo lãnh trong mọi trường hợp không được vượt quá 350.000.000 VNĐ; Agibank - Chi nhánh HM sẽ thực hiện thanh tốn thay phần nghĩa vụ mà bên Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng.
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Ngay khi Agribank nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thụ hưởng trong thời gian làm việc của Agribank và trong thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh ghi rõ nhà thầu đã vi phạm các quy định về thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh nhận
được yêu cầu đòi tiền từ bên thụ hưởng, số tiền bảo lãnh là 350.000.000 VNĐ kèm với thông báo Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô đã vi phạm nghĩa vụ thanh tốn.
Vì bảo lãnh ký kết là bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện, vì vậy Chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay khi nhận được yêu cầu của bên thụ hưởng số tiền 350.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, khi Chi nhánh tiến hành yêu cầu bên khách hàng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đơng Đơ) thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô đã từ chối trả số tiền 350.000.000 VNĐ mà Chi nhánh đã bảo lãnh thanh toán thay mà chỉ đồng ý nhận nợ với khoản tiền là 150.000.000 VNĐ. Phía Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô đưa ra lý do rằng họ đã “vi phạm” nghĩa vụ thanh toán với bên thụ hưởng nhưng chỉ chậm thanh toán theo hợp đồng là 150.000.000 VNĐ. Sau khi tiến hành đàm phán và thương lượng nhưng không thành, Chi nhánh đã làm đơn khởi kiện ra Toà Án, yêu cầu bên khách hàng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đơng Đơ) hồn trả lại toàn bộ số tiền mà Chi nhánh đã thực hiện bảo lãnh. Trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh giữa Agribank - Chi nhánh HM với Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô với nội dung: Agribank - Chi nhánh HM thực hiện phát hành bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện cho bên thụ hưởng, theo đó Cơng ty TNHH Tư vấn và Xây lắp Đông Đô cam kết nhận nợ vơ điều kiện với tồn bộ số tiền mà Agribank - Chi nhánh HM đã thực hiện bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh... và các văn bản chứng minh số tiền 350.000.000 VNĐ mà Chi nhánh đã chuyển cho bên thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cuối cùng, Toà án quyết định: Bên thụ hưởng phải hoàn trả lại cho bên Chi nhánh số tiền yêu cầu bảo
lãnh vượt quá so với nghĩa vụ vi phạm, trị giá 100.000.000 VNĐ và Công ty TNHH Tư vấn và Xây lắp Đông Đô nhận nợ số tiền mà Chi nhánh đã thực hiện bảo lãnh theo thư bảo lãnh đã phát hành, trị giá 150.000.000 VNĐ.
Từ thực tế trên, cho thấy việc bên bảo lãnh (Chi nhánh) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh đối với bảo lãnh vơ điều kiện, theo đó bên bảo lãnh phải thanh tốn vơ điều kiện khi nhận được u cầu đòi tiền từ bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này bên được bảo lãnh (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đơ) chỉ vi phạm một phần trong tồn bộ
nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về phạm vi bảo lãnh đối với trường hợp bên được bảo lãnh đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng, việc xác định phạm vi bảo lãnh là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các TCTD nói chung, Agribank - Chi nhánh HM là vô cùng quan trọng và cần thiết vì nó có liên quan mật thiết đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.
2.3.3. về vấn đề bảo lãnh vơ điều kiện và tính độc lập của bảo lãnh
Bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện “là bảo lãnh mà việc thanh toán được thực
hiện ngay khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của người thụ hưởng và xem đây như một mệnh lệnh thanh tốn đơn giản khơng địi hỏi phải có chứng từ kèm theo ” [20].
Hiện nay, hình thức này được các nước rất ưu chuộng và phát triển trong hoạt động thương mại quốc tế bởi hình thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán tiền bảo lãnh đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, có một điểm lưu ý là văn bản đòi tiền do người thụ hưởng đơn phương lập, khơng cần có sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác. “Ngân hàng phát hành khơng được viện dẫn bất
cứ lí do nào liên quan đến hợp đồng gốc để trì hỗn việc thanh tốn. Do đó, chỉ