Về phạm vi bảolãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 60)

Căn cứ theo quy tắc quốc tế về bảo lãnh như Công ước của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư hay Bộ quy tắc bảo lãnh theo yêu cầu của URDG của ICC thì phạm vi bảo lãnh được xác định bằng số tiền bảo lãnh mà bên bảo lãnh cam kết trả thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh sự kiện bảo lãnh. Số tiền bảo lãnh phải được xác định trước giữa các bên hoặc có thể xác định được trên cơ sở

yêu cầu đòi tiền của bên bảo lãnh, kèm theo chứng từ, theo đúng các khoản và các điều kiện về chứng từ được ghi nhận trên bề mặt thư bảo lãnh. Vì vậy, theo các quy định quốc tế về BLNH thì phạm vi bảo lãnh khơng có giới hạn cụ thể mà chỉ được xác định trên cơ sở thoả thuận của các bên được ghi nhận trong thư bảo lãnh được ngân hàng bảo lãnh phát hành.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam, Agirbank đã đưa ra quan điểm về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh như sau: “Agribank có thể cam kết bảo

lãnh một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh phải là nghĩa vụ tài chính hợp pháp” [21].

Như vậy, so với các quy định quốc tế về BLNH, phạm vi bảo lãnh của các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Agribank - Chi nhánh HM nói riêng bị bó hẹp hơn, chỉ giới hạn trong phần giá trị nghĩa vụ được bảo lãnh.

Thực tế, trong quá trình thực hiên hoạt động BLNH, Agibank - Chi nhánh HM đã vướng phải khơng ít khó khăn, tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này. Cụ thể là việc bên được bảo lãnh thường đòi tiền bảo lãnh vượt quá phạm vi bảo lãnh hoặc vượt quá phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Có thể kế đến tranh chấp diễn ra vào 16/03/2019, Chi nhánh cấp bảo lãnh thanh toán trị giá 350.000.000 VNĐ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô (mã số khách hàng: 1240-318020568). Trong thư bảo lãnh “vô điều kiện” phát hành cho bên thụ hưởng có nội dung: Bảo lãnh này đảm bảo nghĩa vụ thanh tốn cho Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng theo hợp đồng; số tiền bảo lãnh trong mọi trường hợp không được vượt quá 350.000.000 VNĐ; Agibank - Chi nhánh HM sẽ thực hiện thanh tốn thay phần nghĩa vụ mà bên Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng.

Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Ngay khi Agribank nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên thụ hưởng trong thời gian làm việc của Agribank và trong thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh ghi rõ nhà thầu đã vi phạm các quy định về thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh nhận

được yêu cầu đòi tiền từ bên thụ hưởng, số tiền bảo lãnh là 350.000.000 VNĐ kèm với thông báo Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đơng Đơ đã vi phạm nghĩa vụ thanh tốn.

Vì bảo lãnh ký kết là bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện, vì vậy Chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay khi nhận được yêu cầu của bên thụ hưởng số tiền 350.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, khi Chi nhánh tiến hành yêu cầu bên khách hàng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô) thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô đã từ chối trả số tiền 350.000.000 VNĐ mà Chi nhánh đã bảo lãnh thanh toán thay mà chỉ đồng ý nhận nợ với khoản tiền là 150.000.000 VNĐ. Phía Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô đưa ra lý do rằng họ đã “vi phạm” nghĩa vụ thanh toán với bên thụ hưởng nhưng chỉ chậm thanh toán theo hợp đồng là 150.000.000 VNĐ. Sau khi tiến hành đàm phán và thương lượng nhưng không thành, Chi nhánh đã làm đơn khởi kiện ra Tồ Án, u cầu bên khách hàng (Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đơ) hồn trả lại tồn bộ số tiền mà Chi nhánh đã thực hiện bảo lãnh. Trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh giữa Agribank - Chi nhánh HM với Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô với nội dung: Agribank - Chi nhánh HM thực hiện phát hành bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện cho bên thụ hưởng, theo đó Cơng ty TNHH Tư vấn và Xây lắp Đông Đô cam kết nhận nợ vô điều kiện với toàn bộ số tiền mà Agribank - Chi nhánh HM đã thực hiện bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh... và các văn bản chứng minh số tiền 350.000.000 VNĐ mà Chi nhánh đã chuyển cho bên thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cuối cùng, Toà án quyết định: Bên thụ hưởng phải hoàn trả lại cho bên Chi nhánh số tiền yêu cầu bảo

lãnh vượt quá so với nghĩa vụ vi phạm, trị giá 100.000.000 VNĐ và Công ty TNHH Tư vấn và Xây lắp Đông Đô nhận nợ số tiền mà Chi nhánh đã thực hiện bảo lãnh theo thư bảo lãnh đã phát hành, trị giá 150.000.000 VNĐ.

Từ thực tế trên, cho thấy việc bên bảo lãnh (Chi nhánh) phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh đối với bảo lãnh vô điều kiện, theo đó bên bảo lãnh phải thanh tốn vơ điều kiện khi nhận được u cầu đòi tiền từ bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này bên được bảo lãnh (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Xây lắp Đông Đô) chỉ vi phạm một phần trong tồn bộ

nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về phạm vi bảo lãnh đối với trường hợp bên được bảo lãnh đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình.

Cuối cùng, có thể khẳng định rằng, việc xác định phạm vi bảo lãnh là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các TCTD nói chung, Agribank - Chi nhánh HM là vơ cùng quan trọng và cần thiết vì nó có liên quan mật thiết đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên.

2.3.3. về vấn đề bảo lãnh vơ điều kiện và tính độc lập của bảo lãnh

Bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện “là bảo lãnh mà việc thanh toán được thực

hiện ngay khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của người thụ hưởng và xem đây như một mệnh lệnh thanh tốn đơn giản khơng địi hỏi phải có chứng từ kèm theo ” [20].

Hiện nay, hình thức này được các nước rất ưu chuộng và phát triển trong hoạt động thương mại quốc tế bởi hình thức này có ưu điểm là thủ tục thanh tốn tiền bảo lãnh đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên, có một điểm lưu ý là văn bản đòi tiền do người thụ hưởng đơn phương lập, khơng cần có sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác. “Ngân hàng phát hành không được viện dẫn bất

cứ lí do nào liên quan đến hợp đồng gốc để trì hỗn việc thanh tốn. Do đó, chỉ người thụ hưởng là có lợi thế tuyệt đối trong loại bảo lãnh này, còn đối với ngân hàng và người được bảo lãnh luôn ở thế bị động và dễ bị lợi dụng lừa đảo ” [40].

Pháp luật Việt Nam hiện chưa có một bộ quy chế nào cụ thể về vấn đề này. Các ngân hàng thường quan điểm rằng khi chưa có vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh thì chưa phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó, trong quy định nội bộ của Chi nhánh cũng quy định điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Quy chế số 289/QĐ-HĐTV-HKL về bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam quy định: ‘‘Để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên

nhận bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thoả thuận tại cam kết bảo lãnh cho Agribank nơi cấp bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi Agribank nơi cấp bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của Agribank và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư đảm

bảo qua mạng bưu chính cơng cộng thì ngày Agribank nơi cấp bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm” [13].

Trên thực tế hoạt động, Chi nhánh đã phát sinh rất nhiều trường hợp về việc phát hành chứng thư bảo lãnh vô điều kiện không huỷ ngang nhưng lại kèm theo điều kiện là bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ chứng minh vi phạm kèm theo văn bản yêu cầu thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh. Điều khoản như trên thường dẫn tới ràng buộc cho các bên có liên quan: “ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo

lãnh”. Ngay cả khi bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng

từ và yêu cầu thanh tốn tiền bảo lãnh thì bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) vẫn có thể cho rằng họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh tốn.

Tuy nhiên, cơ quan có thể đưa ra phán quyết cuối cùng về việc họ có vi phạm hay khơng lại là cơ quan tài phán có thẩm quyền. Vì vậy, nếu chỉ dừng lại ở mức tranh chấp giữa hai bên thì Chi nhánh khơng thể biết được bên được bảo lãnh có vi phạm hay khơng. Trong trường hợp khơng được khách hàng chấp nhận là đã vi phạm thì Chi nhánh khơng thể thực hiện thanh tốn cho bảo lãnh, từ đó Chi nhánh sẽ khơng thể buộc khách hàng nhận nợ được.

Trong qua trình hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh đã có trường hợp ngày 22/05/2019 Chi nhánh đã phát hành thư bảo lãnh thanh tốn vơ điều kiện cho khách hàng theo hợp đồng mua bán nông sản và điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là

bên thụ hưởng gửi thông báo về việc bên mua hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán kèm theo các văn bản, tài liệu, chứng cứ vi phạm của bên mua hàng. Tuy vây, khi

hàng được giao đến, bên nhận bảo lãnh yêu cầu thanh toán tiền nhưng bên được bảo lãnh lại cho rằng nơng sản giao có chất lượng khơng đảm bảo nên chỉ thanh toán khi bên nhận bảo lãnh chấp nhận yêu cầu đổi hàng, điều kiện này của bên được bảo lãnh đã khiến cho tranh chấp xảy ra. Bên bán hàng gửi u cầu thanh tốn kèm theo thơng báo về việc bên mua đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán đến Chi nhánh. Nhưng bên mua hàng lại cho rằng họ vẫn chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán mà do bên bán hàng giao hàng không đúng chất lượng như đã cam kết.

Đứng trước tình huống này, Chi nhánh khơng biết có nên thanh tốn hay khơng thanh tốn nghĩa vụ bảo lãnh. Sau đó các bên đã đi đến thống nhất đưa vụ

việc ra Toà án giải quyết và nhận được phán quyết như sau: Bên bán hàng đã giao hàng đúng theo chất lượng quy định tại hợp đồng mua bán, vì vậy bên mua có trách nhiệm thanh tốn số tiền hàng cịn thiếu và các khoản lãi chậm trả và phí phạt theo quy

định của hợp đồng mua bán. Agribank - Chi nhánh HM đã phát hành bảo lãnh vô điều

kiện do đó khi bên bán hàng đã gửi thư địi thanh tốn kèm theo thơng báo về việc bên

mua hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh tốn trong thời hạn có hiệu lực của thư bảo lãnh

nên Chi nhánh phải thực hiện trách nhiệm theo đúng cam kết đã phát hành.

Tóm lại, để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến việc thanh toán khoản tiền bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh, khi phát sinh nhu cầu bảo lãnh vơ điều kiện thì chỉ cần nhận được văn bản u cầu thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì Chi nhánh phải lập tức thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh.

2.3.4. về ủy quyền thụ hưởng bảo lãnh

Ủy quyền thụ hưởng bảo lãnh là một hình thức chuyển quyền thụ hưởng của mình cho một chủ thể khác. Đây là một hình thức được quy định theo pháp luật Việt Nam.

- Đối với bên được bảo lãnh: Căn cứ pháp lý tại điểm d Khoản 1 Điều 31

theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN quyền của bên được bảo lãnh được quy định:

“Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh ” [7].

- Đối với bên nhận bảo lãnh: Căn cứ pháp lý tại điểm đ Khoản 1 Điều 32

theo Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định quyền của bên nhận bảo lãnh: “Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật ” [7].

- Đối với bên bảo lãnh: Căn cứ pháp lý quay định tại Khoản 2 Điều 27

Thông tư 07/2015/TT-NHNN: “Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ

pháp luật. Theo đó, Agribank cũng có quy định trong việc chuyển nhượng căn cứ vào Quy chế số 289/QĐ-HĐTV-HKL của Hội đồng thành viên về bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam quy định cho phép các bên chuyển giao quyền của mình cho chủ thể khác theo quy định pháp luật.

Mặc dù, đây là một hình thức thuận lợi mà pháp luật tạo điều kiện cho các bên có thể thực hiện việc chuyển quyền của mình cho một chủ thể khác thụ hưởng về bảo lãnh hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, trong việc triển khai thực tế các bên thường rất e ngại khi tiến hành việc chuyển nhượng bởi cho dù pháp luật có cho phép nhưng nếu có tranh chấp xảy ra thì cách giải quyết lại khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật quy định cịn khá chung chung chưa cụ thể và rõ ràng trong việc thực hiện. Vì lẽ đó nên việc áp dụng vào thực tiễn cịn gặp nhiều khó khăn, các bên cịn lúng túng trong q trình triển khai.

2.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI

Sở dĩ hoạt động BLNH tại Chi nhánh vẫn cịn gặp những khó khăn vướng mắc, bất cập chủ yếu là do một số nguyên nhân dưới đây:

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý có nhiều bất cập, cịn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động BLNH: Trước khi Thơng tư 07/2015/TT-NHNN ra đời, có rất

nhiều các văn bản quy định của NHNN và các cơ quan liên quan quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi gây khó khăn cho q trình thực hiện nghiệp vụ. Do đó, nếu ngân hàng thực hiện đúng quy trình, quy định đó thì hấu hết các doanh nghiệp đều khơng có đủ điều kiện để hưởng dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Vì vậy, mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp nhiều nhưng Chi nhánh HM khó có thể thoả mãn được hết nhu cầu đó.

Sau khi có sự ra đời của Thơng tư 07/2015/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, các quy định điều chỉnh về hoạt động BLNH đã trở nên tập trung trong một văn bản

nhưng bản thân Thơng tư vẫn cịn có những tồn tại một số hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Ngoài ra, các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, thủ tục giải quyết tranh chấp. chưa hồn thiện, cịn nhiều vướng mắc khiến ngân hàng khó bảo lãnh cũng như thu hồi tiền bồi hồn nếu có rủi ro xảy ra. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đây lại là đối tượng chủ trương của Chi nhánh nói riêng và các ngân hàng khác nói chung.

- Hệ thống thơng tin quản lý trong nền kinh tế có độ cập nhật và độ chính xác chưa cao: Có thể nói với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thông tin, cán

bộ khi thực hiện công tác thẩm định khách hàng, dự án có thể thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau như báo, đài, internet. hay đối tác làm ăn với khách hàng. Tuy nhiên các nguồn thơng tin này vẫn cịn nhiều hạn chế mà chủ yếu thơng tin vẫn là do chính khách hàng cung cấp, do vậy tính khách quan khơng cao. Điều đó dẫn đến sự sai lệch lớn trong việc đánh giá khách hàng và đưa ra quyết định bảo lãnh.

* Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w