QUAN ĐIỂM XÂY DựNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 70 - 73)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒNG MAI HÀ NỘI

3.1. QUAN ĐIỂM XÂY DựNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀBẢO LÃNH NGÂN HÀNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng phải phù hợp với chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống ngân hàng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống ngân hàng

Có thể thấy, pháp luật là cơng cụ thể hiện ý chí của Nhà nước, chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng khơng nhỏ đến pháp luật của một quốc gia, ở nước ta cũng vậy. Do đó, khi hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phải dựa trên quan điểm của Đàng và Nhà nước về tổ chức và các hoạt động của tổ chức tín dụng.

Theo Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam 2025, định hướng phát triển 2030 đã đưa ra những mục tiêu rất rõ ràng cho NHNN Việt Nam và định hướng phát triển hệ thống tín dụng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đại hố theo hướng: “Có mơ hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu

quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ vị thế pháp lý và trách nhiệm giải trình thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bảo đảm an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng, giữ vai trị chủ chốt bảo đảm ổn định tài chính; thực thi vai trị giám sát các hệ thống thanh tốn, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế” [15].

Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng : “Các tổ chức tín dụng trong

nước đóng vai trị chủ lực, hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững, cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình, dựa trên nền tảng cơng nghệ,

quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với q trình tự do hóa và tồn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính tồn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững” [15].

3.1.2.Hồn thiện pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi của hệ thống pháp luật

- Về tính thống nhất: Pháp luật về hoạt động BLNH phải đảm bảo sự thống

nhất với quy định của Luật Hiến Pháp 2013, Luật các TCTD 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, Bộ Luật Dân sự 2015, Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản pháp luật có liên

quan. Tiếp đó, pháp luật về BLNH cũng phải đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo,

trùng lặp mâu thuẫn với các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động BLNH.

- Về tính tồn diện; Theo đó, trong hoạt động BLNH có quan hệ hợp đồng

cấp

bảo lãnh và quan hệ hợp đồng bảo lãnh cần có sự điều chỉnh của pháp luật trên các phương diện như: chủ thể, trình tự thủ tục, hình thức bảo lãnh và nội dung bảo lãnh...

- Về tính đồng bộ: Đóng vai trị là một bộ phận của pháp luật điều chỉnh hoạt

động tín dụng ngân hàng, pháp luật về BLNH phải phù hợp với pháp luật bảo lãnh ngân hàng nói chung và pháp luật tín dụng ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật về BLNH cũng phải có sự đồng bộ với pháp luật về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Về tính phù hợp: Việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân

hàng phải phù hợp với thực tiễn xã hội, phong tục, tập quán và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù pháp luật về quy định bảo lãnh ngân hàng đã được sửa đổi nhiều lần nhưng đến nay vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế, do đó, việc tiếp tục hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể ở nước ta là rất cần thiết và quan trọng.

- về tính khả thi: Pháp luật về BLNH phải phù hợp với trình độ, năng lực và

khả năng thực hiện pháp luật của các chủ thể (NHTM, các TCTD và cá nhân có liên quan) tham gia hoạt động BLNH. Quan trọng hơn hết là nó phải có khả năng thực thi trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng phải tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí của các bên tham gia

“Hiểu rằng hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất ý chí. Vậy ý chí có vai trị vơ cùng quan trọng đối với hợp đồng. Nó được xem là cực kỳ quan trọng bởi yếu tố cơ bản, khơng thể thiếu để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý” [42].

Bối cảnh đặt ra trong cơng cuộc hồn thiện pháp luật về BLNH phải đảm bảo quyền tự do định đoạt, tự do thoả thuận của các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện, thay đổi chấm dứt hợp đồng. Hoàn thiện pháp luật về BLNH phải đảm bảo quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh trên tinh thần tự do, bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau.

3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phải phù hợp với xu hướng hộinhập quốc tế, kinh tế nói chung và các hoạt động của tổ chức tín dụng nói riêng nhập quốc tế, kinh tế nói chung và các hoạt động của tổ chức tín dụng nói riêng

Việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý hữu ích, thúc đẩy hoạt động BLNH phát triển an tồn, hiệu quả cao và có sức cạnh tranh với các TCTD nước ngoài. Trong chuẩn mực quốc tế hiện nay, URDG 758 là căn cứ chủ yếu để hoàn thiện pháp luật về BLNH. Bởi từ những năm 2010 cho đến nay thì URDG 758 là quy tắc được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và áp dụng bởi sự rõ ràng, chính xác, tồn diện và đảm bảo cân bằng hợp lý lợi ích giữa các bên.

Hiện nay, URDG 758 đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngồi. Vì vậy, để điều chỉnh một cách hiệu quả nhất thì pháp luật quốc gia phải công nhận các tập quán quốc tế thơng qua việc nội luật hố hoặc trực tiếp áp dụng thông qua các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh NH nhìn từ thực tiễn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội trong giai đoạn hiện nay 475 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w