Phát triển tín dụng và huy động vốn

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam gia

2.2.2. Phát triển tín dụng và huy động vốn

Phát triển tín dụng.

16

Từ năm 2014-2018 chứng kiến những diễn biến bất thường và những vụ đại án nghìn tỷ ngành ngân hàng, những vụ mua lại NHTM với giá 0 đồng của NHNN, những vụ sáp nhập...Trong thời kì đầy khó khăn và thách thức này, các NHTM đã thực hiện những chiến lược dè dặt và thắt chặt đối với tín dụng, thực hiện phát triển tồn diện tránh sự tập trung vào dự nợ thay vào đó tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng nhằm tăng thêm lợi nhuận thay nguồn lợi nhuận cho dư nợ nợ tín dụng.

Nãm 2014 2015 2016 2017 2018 Tãng trýởng 17,4% 18,1% 18,4% 16,9% 18.70%

Nguôn: Tông cục thông kê.

Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM giai đoạn 2014-2018 khơng có những biến động quá lớn khi mà giữ ở mức ổn định. Sự tăng dần trong các năm 2014-2016 thể hiện sự khôi phục từ sau các tác động khơng tốt của khủng hoảng tài chính cùng với những vụ đại án, những chính sách siết chặt thời kì đó. Sự phục hồi đươc thể hiện rõ nét nhất trong năm 2016 khi tăng trưởng đạt 18,9% so với 14,3% năm 2014. Tuy nhiên từ sau năm 2017 trở lại đây, tăng trưởng tín dụng có xu hướng chững lại do các chính sách từ NHNN và do chính sự thận trọng từ các NHTM. Các NHTM giai đoạn này tập trung chủ yếu vào dịch vụ phi tài chính như: đầu tư, bảo hiểm và hạn chế đối với tăng trưởng tín dụng nhằm phân tán và hạn chế tối đa rủi ro do nợ xấu mang lại. Nếu tính riêng trong năm 2018, theo số liệu cơng bố từ kết quả kinh doanh của các NHTM, chỉ tính riêng 3 NHTM lớn là Vietcombank, BIDV, Vietinbank thì tổng dư nợ của 3 ngân hàng này đã xấp xỉ 3 triệu tỷ đồng, đây là một con số rất lớn, tỷ trong dư nợ tín dụng rất lớn trong cả hệ thống. Nhưng lợi nhuận của nhóm NHTM này đã dần giảm sự phụ thuộc vào dư nợ, đặc biệt là Vietcombank khi mà năm 2018, mảng dịch vụ phi tài chính đem lại lợi nhuận chiếm khoảng 35% tổng lợi nhuận rong 11 năm qua. Điều này khơng hẳn là nghịch lí bởi vì nền kinh tế đang ngày càng thể hiện sự bớt phụ thuộc vào tín dụng. Và mặc dù mức tăng trưởng tín dụng khơng cao nhưng nếu xét về số dư nợ tuyệt đối thì lại là vấn đề khác.

17

Trong 5 năm trở lại đây mức tăng trưởng tín dụng của năm 2018 là thấp nhất, thế nhưng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê thì GDP lại tăng cao nhất. Trong thời gian tới của các NHTM vẫn sẽ là giảm sự phụ thuộc vào dư nợ tín dụng, đẩy mạnh thu lợi nhuận từ các dịch vụ phi tài chính. Điều này vừa tránh được rủi ro cho các NHTM nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận và tăng trưởng cho NHTM, vừa cắt giảm được những chi phí khơng cần thiết. Nếu NHTM không mặn mà việc cho vay và thắt chặt hơn tín dụng sẽ làm cho tình trạng các cá nhân tổ chức không tiếp cận được nguồn vốn phát triển kinh doanh, dẫn tới tăng trưởng kinh tế giảm sút. Chính vì thế cần cân đối hài hòa giữa các mục tiêu trên để tránh lâm vào tình trạng mất cân bằng lợi ích của các chủ thể. Quan điểm cân đối mức tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng được xem như một cách đánh giá hiệu quả tín dụng của nền kinh tế.

Năm 2018 tín dụng đã có sự cải thiện hơn nhiều nhưng mức độ tăng trưởng tín dụng chỉ tương đương với giai đoạn 2013-2014. Đây là điều điều tất yếu bới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước. Các ngân hàng tạo được một mức tăng trưởng lớn hơn so với các năm trước đây nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn. Đây là tín hiệu tốt cho thấy chất lượng hoạt động của ngân hàng được cải thiện, nợ xấu giảm đáng kể sơ với trước, các nguồn thu ngồi tín dụng tăng lên, thể hiện xu thế chuyển dịch cơ cấu tài sản sang các mảng sinh lời cao hơn.

Phát triển huy động vốn.

Bản chất của NHTM là thu hút tiền nhàn rỗi từ nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức để cho vay với các đối tượng thiếu vốn. Mặc dù trong giai đoạn 2014-2018 vừa qua, ngành ngân hàng vấp phải những khó khăn do những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nhưng về hoạt động huy động vốn vẫn ổn định, cụ thể như sau:

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn qua số liệu trong bảng trên, thấy được tăng trưởng huy động vốn tăng đều từ năm 2014-2018, mặc dù nền kinh tế vừa mới phục hồi. Điều này được lí giải là do nhà đầu tư và người dân lo sợ những rủi ro tiềm ẩn, nên việc gửi tiền vào ngân

hàng là một kênh sinh lời tốt và giảm thiểu rủi ro xuống, đặc biệt là ở các NHTM lớn, có vốn Nhà nước. Năm 2017 thanh khoản của hệ thống ngân hàng khơng có nhiều thay đơi theo “Báo các tổng quan thị trường tài chính năm 2017” của Ủy ban gián sát. Huy động năm 2016 tăng thấp khoảng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng tồn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (khoảng 19,3%). Hệ số dư nợ trên vốn huy động (LDR) tăng nhẹ từ 85,6% (cuối năm 2016) lên 87,3% (cuối năm 2017).

Năm 2017 có mức huy động tiền gửi tăng khoang 19%, sự tăng mạnh của huy động bằng phát hành giấy tờ có giá với khoảng 38%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì chiếm 90.5% là bằng VND và 9.5% là ngoại tệ. Vốn huy động không thời hạn chỉ chiếm 9.1% trong tổng huy động cho thấy được sự ổn định tương đối của nguồn vốn. Lãi suất huy động tương đối ổn định, kỳ hạn 12 tháng của VND phổ biến ở 6.4-7.2% trên năm. Dù có chênh lệch giữa tăng trưởng huy động và tín dụng nhưng thanh khoản vẫn ổn định do có chính sách nói lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước. Trong năm NHNN tiến hành mua vào 7.5 tỷ USD, lượng tiền 110 nghìn tỷ đã được bơm ra thị trường. Thị phần của các nhóm TCTD duy trì tương đối ổn định nhóm NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần có thị phần lớn nhất. Thị phần cho vay của nhóm NHTM Nhà nước là 51,8%, nhóm NHTM cổ phần là 41,3%. Thị phần huy động của nhóm NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổ phần ở mức 42,4%.

Huy động vốn của hệ thống NHTM thời kỳ này khá khả quan và ổn định, nguyên nhân là bởi:

Một là, triển khai chính sách thu hút khách hàng. Với xu thế mở cửa hội nhập

ra bên ngồi các NHTM khơng chỉ có các đối thủ là các ngân hàng trong nước mà cịn đối thủ nước ngồi. Với lợi thế việc am hiểu thị trường và tâm lý khách hàng trong nước. Những chính sách thu hút khách hàng của NHTM áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốn bao gồm: Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ và các chính sách ưu đãi khác... sẽ hiệu quả hơn các ngân hàng nước ngồi. Chính sách huy động vốn của các NHTM từng thời kỳ sẽ thay đổi linh hoạt theo sự thay đổi của nền kinh. Cùng với đó, các NHTM cần tư vấn và đáp ứng kịp thời cho khách hàng, qua đó gắn kết khách hàng với ngân hàng một cách chặt chẽ hơn.

Hai là, có các mức lãi suất hợp lý. Lai suất là công cụ giúp thu hút nguồn vốn

một cách hiệu quả và thiết thực. Ở các thời kỳ khác nhau lãi suất ngân hàng đưa ra là khác nhau nhằm đảm bảo hấp dẫn khách. Ở nước ta, chính sách lãi suất là cơng cụ được sử dụng chính ở các NHTM. Những ngân hàng có quy mơ nhỏ thiếu vốn để có thể cạnh tranh thì lãi suất thường cao hơn so với các ngân hang lớn, cuộc đua lãi suất thường gây nên nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Chính vì thế nên cơng cụ lãi suất trong tương lai sẽ khơng cịn hiệu quả, thay vào đó chất lượng dịch vụ sẽ là nhân tố hàng đầu.

Ba là, thực hiện phát triển kinh doanh ngân hàng thông qua quan hệ đối tác.

Thông qua quan hệ đối tác ngân hàng nâng cao khả năng huy động vốn mà ngân hàng cịn có thể tìm ra các khách hàng tiềm năng khác. Việc hợp tác với các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức xã hội giúp ích rất nhiều trong việc đề ra chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt các cá nhân tổ chức có quan hệ trực tiếp sẽ giúp NHTM dự báo sự thay đổi của dong tiền.

Bốn là, đẩy mạnh chính sách marketing. Trong thời gian qua, các NHTM ngày

càng quan tâm đến công tác marketing nhằm năng cao hình ảnh ngân hàng tạo sức cạnh tranh cao hơn nhằm. Thời gian tới, các ngân hàng cần xúc tiến công tác này với chiến lược triển khai khoa học, lộ trình chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w