Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM XỬ LÝ TỐT NỢ XẤU

3.2. Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước và Chính phủ

3.2.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo, quản lí chặt chẽ hơn nữa vấn đề nợ xấu

cịn tồn đọng tại hệ thống các NHTM. Tuy trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng kể nhưng vẫn còn tồn đọng những lối mòn, những vụ đại án gây chấn động ngành tài chính- ngân hàng trong nước liên quan đến những lãnh đạo cấp cao của các NHTM. Thường xuyên định kì phái các đồn thanh tra giám sát hoạt động xử lí nợ xấu tại các NHTM nhằm phát hiện và xử lí kịp thời các vấn đề, hạn chế tối đa rủi ro gây hiệu ứng xấu trong hệ thống. Quyết liệt chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về xử lí nợ xấu và cơ cấu

nợ. Yêu cầu các NHTM gửi báo cáo định kì về tình hình nợ xấu đúng và đủ, thực hiện đúng tinh thần quyết liệt phòng ngừa và xử lí nợ xấu

Thứ hai, xử lý điểm mấu chốt của nợ xấu là TSBĐ. Nên đề xuất phải để bên

cho vay (TCTD) có quyền được thu giữ TSBĐ khi bên vay khơng trả được nợ. Cùng với đó, TCTD có quyền được phát mại TCBĐ theo giá trị thị trường hoặc một mwacs giá mà TCTD cho rằng có thể chấp nhận được để thu hồi vốn đã mất. Khi có tranh chấp về TSBĐ, thì ưu tiên ra tịa, và lập ra những quy định, hành lang pháp lý giúp việc này đỡ tốn thời gian hơn, tháo gỡ những vướng mắc hiện hữu chưa giải quyết được. Đây là những tiền đề rất cần thiết để hình thành thị trường mua - bán nợ theo thông lệ quốc tế và giúp cho các tổ chức quản lý tài sản, các công ty xử lý nợ bao gồm cả Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) có thể giải quyết nhanh chóng lượng nợ xấu đã mua từ các TCTD.

Thứ ba, NHNN cần có các biện pháp quyết liệt để xác định con số thực tế về

quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu thực tế này mới có thể áp dụng được các giải pháp cụ thể cho từng TCTD. Đối với từng NHTM, cần nâng cao năng lực tài chính như: vốn chủ sở hữu, số lượng cũng như chất lượng tài sản. Bên cạnh biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ xấu sang công ty chuyên xử lý nợ xấu. Để nâng cao chất lượng của khoản nợ, các NHTM cần tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ quy trình cho vay, thực hiện việc kiểm tra, giám sát khoản vay hậu cho vay đúng quy định.

Thứ tư, NHNN cần xử lý nghiêm các hành vi che giấu nợ xấu. Đồng thời, sửa

đổi, bổ sung một số quy định về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng; Tăng cường các cơng tác thanh tra, kiể m tra... Đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ xảy ra mất khả năng thanh khoản, biện pháp khả thi có thể là sáp nhập, hoặc giải thể. Nếu khơng thể sáp nhập được thì các TCTD này phải được đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng nhằm không gây hiệu ứng tiêu cực dây chuyền để đi tới giải thể.

Thứ năm, cần đẩy nhanh xử lý nợ xấu bằng các biện pháp thị trường. Đây

được xem như là một biện pháp rất hiệu quả trong việc chỉ đạo xử lí nợ xấu của NHNN, mà nịng cốt là VAMC. Kê từ khi được thành lập đến nay, VAMC đã thể hiện được vai trò quan trọng và hiệu quả trong cơng tác xử lí nợ xấu của ngành

ngân hàng. Sau khi NQ 42 được ban hành, NHNN phải có những chỉ đạo quyết liệt hơn thơng qua việc ban hành nhiều văn bản quan trọng thúc đẩy hoạt động XLNX như Chỉ thị 32, Chỉ thị 04 và gần đây nhất Thống đốc NHNN ban hành riêng Chỉ thị 05 về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lí nợ xấu, cho thấy quyết tâm toàn Ngành trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu. Về phía các TCTD cũng đã rất nỗ lực phối hợp với VAMC để giải quyết nhanh chóng nợ xấu. Bên cạnh đó, VAMC cần triển khai quyết liệt Quyết định 28 của Thống đốc về phê duyệt Đề án cơ cấu lại hoạt động và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2020 và hướng tới 2022.

3.2.2. Một số kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể về hoạt

động mua bán nợ, đặc biệt là hướng dẫn các hoạt động sàn giao dịch mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho thị trường mua bán nợ của Việt Nam. Nhiều quy định quan trọng, tác động đến q trình xử lí nợ xấu cũng cần có sự hỗ trợ từ việc sửa đổi Luật Đất đai để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Ví dụ như bỏ quy định điều kiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở...

Thứ hai, tăng nguồn lực tài chính tham gia trong q trình xử lí nợ xấu cho

các cơ quan chun trách, ví dụ như VAMC, vì VAMC đã từng kiến nghị NHNN, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ cho VAMC theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1058. Một cơ quan mạnh cộng với đầy đủ nguồn lực sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong cơng tác và chức năng của nó.

Thứ ba, Bộ Tài chính, Chính phủ phối hợp chặt chẽ với NHNN trong chỉ đạo

cơng tác có liên quan, nghiên cứu ban hành các thơng tư liên tịch nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu, sát sao hơn trong việc quản lí các dịng tiền

từ thu nhập của doanh nghiệp như thuế, phí, lệ phí. Vì một phần ngun nhân rất lớn nợ xấu của ngân hàng đến từ các doanh nghiệp do những khoản vay hoặc tài trợ dự án khổng lồ. Tháo gỡ những khó khăn, rào cản đối với doanh nghiệp, kích cầu

tiêu dùng để doanh ngiệp phát triển, tăng lượng cung sản xuất kinh doanh, hạn chế tình trạng phá sản doanh nghiệp dẫn đến vỡ nợ.

KẾT LUẬN

Nợ xấu luôn là vẫn đề gây nhức nhối, đe dọa đến ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, và xử lí nợ xấu ln là đề tài được các cơ quan chức năng và các NHTM quan tâm hàng đầu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2009, Việt Nam đã chịu những ảnh hưởng rất nặng nề, kèm theo đó là những rủi ro mà nếu khơng có những chính sách, những biện pháp xử lí khéo léo thì hậu quả thật nặng nề. Như đã phân tích trong bài nghiên cứu, nợ xấu thời điểm đó lên đến 2 con số, rất nguy hiểm, tuy nhiên giai đoạn 2014-2018, với sự điều hành đúng đắn của NHNN, sự quyết tâm của các NHTM đã vực dậy được ngành ngân hàng, xử lí tốt nợ xấu, đạt được những tăng trưởng vượt bậc, những kỉ lục về lợi nhuận...

Trong phạm vi bài nghiên cứu cũng đã phân tích, nêu ra những thực trạng nợ xấu, xử lí nợ xấu, những thành quả đạt được, bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc. Cùng với đó là đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để hồn thiện hơn những hạn chế cịn tồn tại.

Hy vọng rằng những nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp được một phần vào cơng cuộc xử lí nợ xấu ngân hàng, giúp ích và cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm. Đề tài sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kinh mong được góp ý, sửa đổi để hoàn thiện hơn nưa.

Chân thành cảm ơn!

57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHỎA.

1. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, 2013, “ Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nghiên cứu khoa học cấp ngành.

2. Châu Đình Linh, 2017, “Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đình Hảo, 2012, “Giải pháp xử lí nợ xấu cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Th.s Lê Thị Duyên, 2014, “Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”.

5. Phan Thị Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. C.Mác (1962), Tư bản, Quyển 3, Tập 2, Nhà Xuất bản Sự Thật.

7. TS. Hồ Diệu, 2001, Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Hiệp Ước Basel I (1998), Ủy ban Basel.

9. Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng (2010).

10. Luật số 60/2005/QH11, Luật doanh nghiệp (2005).

11.Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (21/01/2013)

Các trang web:

1. Bách Khoa toàn thư mở, https://vi.wikipedia. org/wiki/Wikipedia

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, https://www.sbv. gov.vn

3. Tổng cục thống kê Việt Nam, https://www.gso.gov.vn

4. Ngân hàng thế giới: https://www.worldbank. org/

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w