Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.5. Kết quả xử lýnợ xấu giai õoạn 2014-2018

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Mặc dù các NHTM đã rất chú trọng đến cơng tác xử lí nợ xấu, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế trên là do những nguyên nhân sau

Thứ nhất, một số NHTM chưa thực sự chủ động trong công tác xử lí nợ xấu.

Một số NHTM do chưa xây dựng được mơ hình quản trị rủi ro hiệu quả nên việc lường trước và phòng ngừa rủi ro còn hạn chế, dẫn đến khi phát sinh nợ xấu lại phụ thuộc vào nguồn trích lập dự phịng để xử lí, trong khi đó khách hàng hồn tồn mất khả năng chi trả dẫn đến khả năng mất vốn cao. Điển hình cho nhóm NHTMCP này là nhóm 3 NHTM bị NHNN mua lại với giá 0 đồng do một loạt những sai phạm và yếu kém, nhất là về khâu quản trị rủi ro. Các NHTM bị NHNN mua lại với giá 0 đồng bao gồm: Ocean bank (Ngân hàng TMCP Đại Dương), VNCB ( NHTMCP Xây dựng Việt Nam), CBBank ( NHTMCP Xây dựng). Cả 3 NHTM này đều bị mua lại với giá 0 đồng vào năm 2015, thời điểm có thể coi là nước sơi lửa bỏng của ngành ngân hàng. Chính những yếu kém về khâu quản trị rủi ro, đặc biệt với các khoản vay, chưa xây dựng được mơ hình đo lường rủi ro hồn chỉnh, thiếu trách nhiệm, nghiệp vụ trong khâu thẩm định co vay đã dẫn đến sự sụp đổ của 3 NHTM trên. Ngoài ra, một vài NHTM “top dưới” khác cũng chưa thực sự xây dựng được hệ thống đo lường và quản trị rủi ro hồn chỉnh, ví dụ như HDBank, OCB... khi mà tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phịng để xử lí nợ xấu vẫn cịn khá cao như đã phân tích ở trên.

Thứ hai, năng lực xử lí nợ xấu của các NHTM chưa thực sự hiệu quả để có

thể tự mình xử lí, kể cả các NHTM lớn, dẫn đến sự phụ thuộc rất nhiều vào VAMC, mà điển hình là các khoản nợ xấu hạch tốn ra ngoại bảng và bán cho VAMC vẫn còn rất lớn. Hầu hết các NHTM hiện nay đều có nợ xấu bán cho VAMC, trong đó lớn nhất phải kể đến Sacombank. Sacombank là ngân hàng có lượng nợ xấu ở VAMC nhiều nhất với 40.233 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là SCB với dư nợ hơn 26.600 tỷ đồng. Mặc dù Sacombank đã rất nỗ lực để cắt giảm tối đa nợ xấu, thế nhưng con số bán lại cho VAMC vẫn quá lớn, gấp 3 lần so với NHTM có dư nợ cho vay lớn nhất là BIDV. Tuy nhiên điểm sáng đáng chú ý của hệ thống là Vietcombank và Agribank đã cơ bản mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, thể hiện năng lực xử lý rất tốt vấn đề nợ xấu sau cả một quãng thời gian dài khắc phục.

Thứ ba, một số NHTM mặc dù hạ được tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp, tuy

nhiên không thể kiểm sốt được nợ xấu ở mức đó, mà liên tục biến động đột ngột. Đây là do sự bị động trong công tác quản lý hậu cho vay, cũng như nhiều NHTM

đặt nặng chỉ tiêu lợi nhuận vì cuộc đua “lọt top” dẫn đến cán bộ nhân viên thậm chí đánh đổi rủi ro lấy chỉ tiêu, lợi nhuận. Điều này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn do năng lực xử lí khơng ổn định ở một số NHTM. Ví dụ như VPBank, MSB..., hay thậm chí cả NHTM lớn như Vietinbank cũng khó kiểm sốt nợ xấu ở mức nhất định mà liên tục biến động, riêng VPBank, tỷ lệ nợ xấu năm 2018 tăng tới hơn 40% nếu so với năm 2017, một con số rất đáng báo động.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w