Hạn chế trong giải quyết của chính phủ về xử lý

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.5. Kết quả xử lýnợ xấu giai õoạn 2014-2018

2.5.4 Hạn chế trong giải quyết của chính phủ về xử lý

Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Đề án với mục đích nhằm tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để có thể xử lý triệt để được nợ xấu, lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng gắn với tái cơ cấu hệ thống các TCTD tầm nhìn đến năm 2020, những vấn đề trọng tâm sau đây cần phải được chú trọng nhằm xử lý những hạn chế vốn vẫn cịn tồn tại trong q trình mua và thu hồi nợ, trong đó nổi bật nhất là những vấn đề về nguồn lực xử lý nợ xấu, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, thị trường mua bán nợ, định giá nợ xấu và chứng khốn hóa nợ xấu... Cụ thể:

Thứ nhất, vấn đề về nâng cao năng lực xử lý nợ xấu của VAMC. Quy mô vốn

điều lệ của VAMC còn thấp (chỉ là 500 tỷ đồng khi thành lập và được điều chỉnh tăng lên thành 2000 tỷ đồng kể từ tháng 3/2015) trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phải mua và xử lý khẩn cấp hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu. VAMC mua nợ xấu chủ yếu bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, điều này khó hấp dẫn được các TCTD bán nợ. Việc không sử dụng tiền mà sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua nợ khiến VAMC mới chỉ mua nợ xấu theo giá trị sổ sách và ở tư thế bị động trong xử lý thu hồi nợ. Trong khi đó, theo nhiệm vụ thì VAMC phải đồng thời thực hiện các hoạt động khác như: đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản đảm bảo đã được VAMC thu nợ, đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần. Do đó, với nhu cầu và yêu cầu xử lý nợ xấu như trên, số vốn điều lệ của VAMC là quá nhỏ để có thể hoạt động thực sự hiệu quả.

Thứ hai, xử lý các vướng mắc trong việc triển khai Nghị quyết

42/2017/QH14. Mặc dù Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định tòa án phải áp dụng các thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ TSBĐ hoặc tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu của TCTD; nhưng trên thực tế nếu người đi vay không đồng ý với các phương thức giải quyết của ngân hàng, hoặc họ khơng đồng ý với các phán quyết của tịa án thì vẫn có thể kiện lại ngân hàng. Trong trường hợp này, thủ tục tố tụng và tranh chấp cũng sẽ kéo dài. Do đó, về mặt ngun tắc thì quy định đặt ra là đúng và phù hợp, nhưng có thể rút gọn được hay khơng thì phải tùy vào tình hình thực tế ứng xử giữa hai bên. Còn nếu một trong hai bên liên quan muốn kéo dài vụ kiện để đạt đưpực những quyền lợi một cách chính đáng, luật pháp cũng sẽ phải tơn trọng những vụ kiện đó. Bởi trên thực tế, thời gian trung bình để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và con nợ tại Việt Nam qua tịa án thường sẽ là 400 ngày, tổng chi phí chiếm đến 29% giá trị khoản nợ.

Thứ ba, phải tạo môi trường cho thị trường mua bán nợ phát triển. Hiện tại,

hành lang pháp lý cho vận hành thị trường mua bán nợ tại Việt Nam cịn khá nhiều hạn chế, ví dụ như các chủ thể tham gia thị trường bị giới hạn theo các quy định của pháp luật, việc thu giữ cũng như phát mại tài sản bảo đảm còn gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, quyền và trách nhiệm giữa bên mua, bán nợ chưa được quy định rõ ràng. Hiện nay, việc mua bán nợ ngồi VAMC thì chỉ có Cơng ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính là hoạt động tích cực, ngồi ra, có 28 công ty chuyên mua bán nợ (AMC) của các ngân hàng thương mại nhưng với nguồn lực rất hạn chế và hầu hết chỉ xử lý nợ nội bộ cho chính các ngân hàng mẹ, không tham gia vào thị trường mua bán nợ. Cùng với những hạn chế về năng lực, phương thức mua bán nợ của các công ty này trên thị trường cịn thiếu tính đa dạng. Các cơng ty mua bán nợ này thường áp dụng một phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận nên thiếu tính linh hoạt.

Thứ tư, vấn đề về định giá nợ xấu. Thực tế hiện nay, VAMC vẫn chưa thể tự

định giá được các khoản nợ, trong khi đó các tổ chức định giá khoản nợ ở Việt Nam rất ít do thị trường mua bán nợ chưa phát triển, cùng với đó là có rất ít các tổ chức định giá khoản nợ một cách độc lập. Việc bán nợ phù hợp với quy luật giá thị trường có thể mang ý nghĩa lớn đối với những bên bán nợ có yếu tố, vốn của Nhà

nước, nhưng việc các tổ chức có tự nguyện tham gia hay khơng lại là vấn đề khác. Lý do là nếu trong quá khứ, các tài sản bảo đảm được định giá chênh lệch cao hơn quá nhiều so với giá trị thực của nó, việc bán các khoản nợ theo giá trị thực tế có thể sẽ gây lỗ lớn cho các tổ chức bán nợ. Ngoài ra, việc định giá các khoản nợ xấu một cách minh bạch, đúng với giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, trục lợi trong khi bán cũng là một vấn đề nan giải. Thực tế là hiện nay trên thị trường vẫn còn thiếu rất nhiều các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm chun nghiệp.

Thứ năm, chứng khốn hóa nợ xấu. Hiện nay, phương thức này chưa được

thực hiện vì để có thể thực hiện chứng khốn hóa các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của loại chứng khoán này phải có tính thanh khoản rất cao, để bên thứ ba có thể xử lý một cách dễ dàng tài sản đó. Có 2 phương pháp chứng khốn hóa nợ xấu: (i) Chứng khốn hóa các khoản nợ của doanh nghiệp thành cổ phần; (ii) Phân loại nợ xấu và đem bán trên thị trường chứng khốn. Trong đó, cách thứ nhất là ngân hàng có nợ xấu tại một doanh nghiệp và khơng xử lý được thì sẽ phải chứng khốn hóa khoản nợ đó thành cổ phiếu và tại Việt Nam hiện đã có một số tổ chức thực hiện giải quyết nợ theo hình thức này. Ngân hàng sẽ tiến hành chuyển đổi từ một người cho vay thành nhà đầu tư của doanh nghiệp và tạo ra được sự phân tán rủi ro trong khoản vay. Hơn nữa, ngân hàng có thêm khoản vốn mới để tiến hành cho vay với các khách hàng mới. Gần đây, biện pháp này được quan tâm hơn bởi biện pháp này đã được quy định cụ thể hóa, ví dụ như trong Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ- CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ đưa ra các quy định và hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Tuy nhiên, việc tiếp cận, xây dựng và triển khai thực hiện chứng khốn hóa nợ xấu vẫn cịn gặp phải những khó khăn nhất định. Đầu tiên là vấn đề nguồn nhân lực, đây là một nhân tố hàng đầu với các hoạt động tài chính nói chung và cho việc ứng dụng chứng khốn hóa các khoản nợ nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra đối với việc chứng khốn hóa các khoản nợ có TSBĐ bằng bất động sản là năng lực xử lý những rủi ro có thể phát sinh khi tiến hành chứng khốn hóa vẫn cịn hạn chế . Bởi vì trong phương pháp chứng khốn hóa các khoản vay có TSBĐ là bất động sản của

các NHTM, nguồn tiền cho việc chi trả gốc và lãi chứng khoán chủ yếu dựa vào nguồn tiền thu hồi nợ của các khách hàng vay, trên cơ sở là đảm bảo bởi các tài sản như nhà cửa, bất động sản. Vì vậy, chỉ cần có những rủi ro phát sinh về thu hồi nợ, về nợ quá hạn, hoặc thị trường bất động sản là khả năng thanh toán của các trung gian đặc biệt (SPV) này sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngoài ra, cần phải xác định rõ loại tài sản nào có thể chứng khốn hóa, hoặc bán cho các nhà đầu tư khơng cần phân biệt trong hay ngoài nước; và loại tài sản nào là khơng được bán cho các nhà đầu tư nước ngồi.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w