Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.5. Kết quả xử lýnợ xấu giai õoạn 2014-2018

2.5.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất: Các biện pháp quản lý, siết chặt nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu

các TCTD đã gặt hái được những thành quả rất tốt khi mà tỷ lệ nợ xấu trung bình tồn hệ thống NHTM giảm từ 17,21% (tháng 9/2012) xuống còn dưới 3% trong giai đoạn 2015 - 2017.

Thứ hai: Song hành với những sự quan tâm đặc biệt trong quản lý hệ thống

NHTM, những thành tựu của VAMC trong việc xử lý nợ xấu với sự quyết liệt cao độ bằng các phương pháp hữu hiệu, việc thực thi Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017) đã tạo ra nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, TSBĐ của món vay, góp phần xây dựng hành lang và cơ sở pháp lý vẵng chắc, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho việc xử lý nợ xấu, TSBĐ của các NHTM, các bên có liên quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn đọng rất nhiều khúc mắc, vấn đề trong q trình xử lý nợ xấu. Điều này địi hỏi phải có các phương pháp đồng bộ, tập trung hơn, sự phối hợp nhuần nhuyễn của các cơ quan chức năng, mà đặc biệt là Bộ Tài chính, NHNN, VAMC. Bên cạnh đó, các vấn đề như nâng cao hiệu quả của VAMC, phát triển mạnh mẽ thị trường mua bán nợ, vấn đề về định giá giá trị thực tế nợ xấu, chứng khốn hóa khoản nợ xấu cũng là những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Thứ ba: Hành lang pháp lí về xử lí nợ xấu đã được quan tâm và chặt chẽ hơn,

thể hiện tính hiệu quả cao. Xử lý nợ xấu, nâng cao tình hình và năng lực tài chính

40

của các TCTD là một trong ba vấn đề trọng tâm trong tái cơ cấu các TCTD từ đầu năm 2012 theo Quyết định số 254/QĐ- TTg ngà 1/3/2012 của Thủ tướng Chính về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Theo đó, từ năm 2012, trước nhu cầu cấp thiết xử lí vấn đề nợ xấu trong các ngân hàng, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cần thiết để giảm tỷ lệ nợ xấu. Trong đó, có yêu cầu các TCTD đẩy mạnh các phương pháp tự quản lý, xử lý nợ xấu như đánh giá, đo lường lại nợ, cơ cấu nợ, sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng định giá giá trị thực theo thị trường của các khoản nợ xấu, hỗ trợ liên quan tới hoàn thành các cơ sở pháp lý về TSBĐ. Bên cạnh đó, Quyết định số 339/QĐ-TTg đã cụ thể hóa mục tiêu xử lý nợ xấu của Chính phủ nhằm giảm nợ xấu của các NHTM xuống dưới 3%.

Để giúp các NHTM thực hiện được các giải pháp xử lý nợ xấu, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quan trọng giúp tạo môi trường pháp lý vững chắc và tin cậy, ví dụ như Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Nghị định số 18/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định hoạt động của VAMC, Nghị định 61/2017/NĐ-CP liên quan đến các hoạt động của VAMC, hoạt động thẩm định giá, đánh giá lại nợ xấu, phương pháp xử lý TSBĐ khi xảy ra kiện tụng. Tiếp đó, Thơng tư số 09/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC đã sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến bán nợ xấu được mua theo giá trị thị trường. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, là công cụ hữa hiệu giúp VAMC xử lý hiệu quả hơn, nhanh hơn các món nợ xấu cịn tồn đọng. Kết quả là trong giai đoạn 2013-2017 (4 năm hoạt động từ khi VAMC được thành lập), đã đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống về dưới 3%. Tính đến cuối 2017, VAMC đã mua tới 26.221 khoản nợ xấu từ 16.269 khách hàng, tổng dư nợ giá nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá trị mua 277.755 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD).

Nguồn: SBV

Kết quả là tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống TCTD đã giảm dần từ 17,21% (2012) xuống còn 2,52% năm 2016, và tiếp tục giảm xuống 2,34% năm 2017. Thành tựu này là sự kết hợp giữa sự tự cố gắng và năng lực quản trị nợ xấu của các NHTM và những chính sách, sự quản lý chặt chẽ mà khơn khéo của các cơ quan chức năng, đặc biệt là NHNN và VAMC. Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (có hiệu lực 05 năm kể từ ngày 15/8/2017) đã cho phép các NHTM có thể áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, TSBĐ, góp phần tạo nên mơi trường pháp lý minh bạch, tin cậy cho việc xử lý nợ xấu, TSBĐ của các NHTM nói riêng, các TCTD và các bên liên quan nói chung.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 469 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w