Giá cả các mặt hàng

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 37 - 41)

Năm 2011 2012 2013 Dự báo 2014

WB IMF WB IMF

CPI các nước phát triển% 2,7 2,0 1,5 1,7 - 1,9

CPI các nuớc đang phát triển% 7,1 6,1 6,0 5,9 - 5,5

Nguồn: Dự báo của IMF tháng 7/2013 và của Worldbank tháng 6/2013

F Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao

5 năm sau khi chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, số nguời thất nghiệp tiếp tục tăng cao. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa công bố bản báo cáo “Xu huớng toàn cầu về việc làm của thanh niên”. Trong đó, nổi bật chính là lo lắng từ hiện tuợng thất nghiệp của thanh niên toàn cầu, đến mức các chuyên gia của ILO đã gọi thanh niên hiện nay là “Thế hệ đang bị đe dọa”. Năm 2013, trên toàn thế giới sẽ có gần 73,4 triệu thanh niên thất nghiệp, tăng gần 3,5 triệu kể từ năm 2007 và 0,8 triệu so với năm 2011, theo "Xu huớng việc làm toàn cầu cho thanh niên" báo cáo.

Tỷ lệ thất nghiệp liên tục ở mức cao, đặc biệt ở các nuớc phát triển, vẫn là thách thức chính sách trong trung và dài hạn bởi thất nghiệp cao tạo gánh nặng cho xã hội khi mà Chính phủ phải chi một khoản khơng nhỏ cho các vấn đề an sinh - xã hội và ảnh huởng đến tốc độ tăng truởng kinh tế.

F Những sự kiện kinh tế nổi bật

Khủng hoảng nợ công Châu Âu có dấu hiệu khởi sắc sau giai đoạn diễn biến phức tạp từ năm 2009. Sau khi càn quét nghiêm trọng tại Hy Lạp vào tháng 10/2009, cơn khủng khoảng nợ cơng đã nhanh chóng lan rộng ra tồn khu vực Châu Âu, gây ảnh huởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Trong suốt những năm qua, cuộc khủng hoảng nợ cơng Châu Âu đã và đang là bóng đen kìm hãm sự phát triển kinh tế, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp lớn và tác động mạnh mẽ đến hệ thống tài chính thế giới. Và với những cố gắng, phối hợp của các cơ quan, tổ chức cùng những gói hỗ trợ kịp thời, khu vực đồng tiền chung Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên tăng truởng duơng kể từ quý 4/2011, nhung cũng chỉ ở mức 0,3% so quý truớc, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007.

Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế do tình trạng giảm phát kéo dài. Giá cả hàng hóa tại Nhật Bản liên tục giảm. CPI năm 2012 giảm 0,1% so với năm 2011, mức giảm này tiếp tục kéo sang năm 2013. Theo Bộ Nội vụ Nhật Bản, tính đến tháng 4/2013, CPI của nuớc này giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2012. Nhóm mặt hàng có mức giảm nhiều là tivi với 16,4%, xăng giảm 2%, trong khi nhóm mặt hàng tuơi sống giảm 0,2%. Tuy nhiên, chiến luợc "kiềng ba chân" (chính sách tiền tệ mạnh mẽ,

24

chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng khuyến khích đầu tư tư nhân) của Thủ tướng Shinzo Abe (12/2012) đã giúp nền kinh tế nước này có những dấu hiệu khởi sắc trong năm 2013 [26].

Kinh tế Mỹ nhận hàng loạt tín hiệu phục hồi trong năm 2013 đã giúp thị trường chứng khoán hưng phấn, khi các chỉ số S&P 500, Dow Jones và Nasdaq liên tiếp lên cao nhất mọi thời đại. GDP Mỹ tăng vượt dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên và thị trường nhà đất đang ấm dần lên. Với những dấu hiệu khá tích cực, nhiều chuyên gia cho rằng kể cả khi FED đã giảm quy mơ kích thích tiền tệ, chính sách tiền tệ nới lỏng cùng cam kết lãi suất gần 0% sẽ vẫn khiến thị trường đi lên trong thời gian tới [26].

Trung Quốc khủng hoảng thanh khoản vì kiềm chế tín dụng: Với thực trạng tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng từ 120% lên đến 200% trong gần 5 năm kể từ 2008, lo ngại sự đổ vỡ của bong bóng tín dụng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải giảm nguồn cung trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất cho vay qua đêm vì thế bị đẩy lên cao, việc

này khiến các nhà băng hoảng loạn, chứng khoán lao dốc, ... Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sau đó phải can thiệp bằng cách bơm thanh khoản vào thị trường.

2.1.2 Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Giai đoạn 2011-2013 là nửa đầu kế hoạch 5 năm có nhiều dấu ấn đặc biệt so với cùng thời kỳ của nhiều kế hoạch 5 năm từ trước đến nay, thể hiện rõ nét nhất là trong phản ứng chính sách điều hành kinh tế [27]. Không thể phủ nhận những nỗ lực giúp ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian qua như: lạm phát giảm ở mức hợp lý, tỷ giá ổn định, tình trạng đơ la hóa được giảm thiểu cũng như Đề án tái cấu trúc nền kinh tế bước đầu đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi khá chậm chạp của kinh tế thế giới kể từ sau khủng hoảng kinh tế, Việt Nam cũng đang khá chật vật với những yếu kém trong nước cũng như tổng cầu yếu và các chính sách kém hiệu quả, ... Cùng điểm lại một số nét chính của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013:

S Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế

Kiên trì, theo đuổi, thực hiện đúng mục tiêu tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu khả quan. Với mức lạm phát vừa phải, tỷ giá hối đối được duy trì khá ổn định, dự trữ tăng và các rủi ro quốc gia được giảm thiểu, Việt Nam đang có được những bước đi vững vàng trong điều hành kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.

Năm GDP Nông, lâm nghiệpvà thủy sản Công nghiệpvà xây dựng Dịch vụ

2011 6,24 4,02 6,68 6,83

2012 5,25 2,68 5,75 5,90

2013 5,42 2,67 5,43 6,56

25

Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012 và 2013. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống cịn 6,04% trong năm 2013.

Hình 2: Biểu đồ CPI tháng 12 so với cùng kì các năm trước 2004 - 2013

Nguồn:Tổng cục Thống kê

Neu như trước đây tỷ giá thường xuyên biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngồi nước thì bắt đầu từ năm 2012 đến nay, thị tường ngoại hối và tỷ giá về cơ bản ổn định, yếu tố đầu cơ được hạn chế, thị trường tự do gần như khơng cịn hoạt động cơng khai. Đồng thời, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại tăng gấp hơn hai lần so với mức cuối năm 2011. Lòng tin vào đồng nội tệ của Việt Nam được nâng cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước. Đây được coi là thành cơng nổi bật trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN.

Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17-18% của năm 2011 xuống còn 7- 10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng

9-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi Ngân sách, nợ chính phủ, nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

J Tăng trưởng kinh tế chậm

26

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w