Giải pháp cho các khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 90 - 106)

Hình 13 : Biểuđồ tốc độ tăng tín dụngvà tốc độ tăng GDP giai đoạn 200 5 2013

6. Kết cấu đề tài

3.3.3 Giải pháp cho các khách hàng vay vốn

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, một trong số đó nằm ở chính trong bản thân các khách hàng vay vốn. Khi mà các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, đặc biệt là các DNNN gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến việc doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, điều này tất yếu dẫn đến nợ xấu. Vậy muốn giải quyết triệt để và ngăn ngừa khả năng gia tăng trong tuơng lai của nợ xấu, cần có những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này.

Trong đó, giải pháp đuợc quan tâm và chú trọng nhiều nhất chính là tái cơ cấu các doanh nghiệp có nợ xấu. Với mục tiêu dài hạn là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các doanh nghiệp để đến năm 2020 phát triển đuợc hệ thống các doanh nghiệp đa năng theo huớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, quá trình tái cơ cấu cần tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các doanh nghiệp; nâng cao trật tự, kỷ cuơng và nguyên tắc thị truờng trong hoạt động doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu lại các doanh nghiệp huớng tới việc từng buớc giảm tỷ lệ nợ xấu, đồng thời tăng cuờng lành mạnh hóa hệ thống tài chính.

3.3.3.1 Cơ cấu lại các DNNN có nợ xấu

Việc cơ cấu lại các DNNN có nợ xấu cần đuợc xây dựng phù hợp với tinh thần của Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án Tái cấu trúc DNNN:

(i) Phân loại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nuớc để tạo sự thuận lợi trong quá trình tái cơ cấu: DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền nhà

74

nước; Doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực; các DNNN thua lỗ kéo dài, khơng có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng doanh nghiệp; tái cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; giải thể, phá sản.

(ii) Thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành khơng phải kinh doanh chính hoặc khơng trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở cơng ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối[5].

(iii) Thúc đẩy tái cơ cấu DNNN có nợ xấu bằng việc phối hợp đồng thời các cách: Sửa đổi các quy định liên quan đến cổ phần hóa, chuyển giao, giải thể doanh nghiệp nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn hiện tại nhất là về định giá doanh ngiệp, xử lý tài chính, cơng nợ, đất đai...Đồng thời cần phát triển thị trường tài chính, chứng khốn, mua bán nợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và huy động vốn phục vụ tái cơ cấu. Có những chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế mua nợ của DNNN.

(iv) Hồn thiện các cơ chế, chính sách hoạt động của DNNN có nợ xấu để tăng cường tính an tồn trong hoạt động và lành mạnh hóa các mối quan hệ trong nền kinh tế như: Hoàn thiện khung pháp lý để doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong mơi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp để DNNN mà trọng tâm là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; xác định cụ thể và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước để bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản; có chế độ cơng bố, minh bạch báo cáo tài chính, thơng tin tài chính, kinh doanh, điều hành tập đồn kinh tế, tổng công ty nhà nước; ban hành cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước.

(v) Các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty Nhà nước nhanh chóng triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Rà sốt, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính. Chỉ tập trung kinh doanh những ngành chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh.

75

- Xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 phù hợp chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường, khả năng về vốn và năng lực trình độ quản lý.

- Xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên để thực hiện chun mơn hóa, phân cơng, hợp tác, khơng dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ theo hướng sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp thành viên kinh doanh cùng ngành nghề.

- Xây dựng phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong q trình tái cơ cấu.

- Những tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đang có khó khăn về tài chính, cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, đồng thời cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng: đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án; cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đầu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

- Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước. Cơng ty mẹ của tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước tăng cường thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược phát triển, đổi mới tổ chức, quản lý, công nghệ, sản phẩm, phát triển thị trường, đào tạo. Hạn chế công ty mẹ và các công ty con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp.

- Công ty mẹ - tập đồn, tổng cơng ty nhà nước phải tổ chức giám sát, kiểm tra thường xuyên, thanh tra định kỳ việc chấp hành pháp luật, thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con để kịp thời chấn chỉnh sai phạm.

- Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; hồn thiện cơ chế kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, chú trọng kiểm sốt rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phịng ngừa, hạn chế, khắc phục và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp; tăng cường năng lực, quyền hạn của ban kiểm soát, kiểm soát viên và kiểm tốn nội bộ.

- Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; thay thế dần các thiết bị, công nghệ tiêu tốn nhiều năng

76

lượng, nguyên, vật liệu; từng bước loại bỏ sản phẩm không thân thiện với môi trường để tăng cường hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững [5].

3.3.3.2 Cơ cấu lại các doanh nghiệp ngoài nhà nước4

Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ ngân hàng về khách quan chính là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu thị trường giảm sút khiến các doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, khơng thu hồi được vốn. Trước tình hình đó, các ngân hàng càng thắt chặt tín dụng dẫn đến một số doanh nghiệp rơi vào bế tắc do thiếu vốn kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những nguyên nhân khách quan cần nhìn nhận được những nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân các doanh nghiệp: do khả năng quản trị yếu kém, công tác dự báo không hiệu quả khiến hàng hóa khơng tiêu thụ được hay có nhiều doanh nghiệp thực hiện đầu tư dàn trải, khơng chú trong ngành sản xuất chính dẫn đến thua lỗ, ... Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các ngun nhân chính, có thể đưa ra một số giải pháp trước mắt như sau:

- Khách hàng vay vốn đặc biệt là các doanh nghiệp phải tự củng cố, chấn chỉnh các hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường cơng nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với các TCTD xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai.

- Tập trung giải quyết hàng tồn kho. Giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua giảm mạnh, nguồn vốn doanh nghiệp eo hẹp, khối lượng hàng tồn kho vì vậy ngày càng tăng cao. Giải quyết thành công hàng tồn kho, doanh nghiệp thu được tiền về, từ đó góp phần giảm bớt áp lực nợ xấu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng nhu cầu vay mới, từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh sôi động trở lại. Để xử lý hàng tồn kho, cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp như:

+ Hạ giá bán (chấp nhận lỗ) để thu hồi vốn. Để giảm bớt hàng tồn kho và

nhanh chóng thu hồi vốn, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận một phần thua lỗ để bán được hàng. Và giảm giá là điều không thể tránh khỏi.

+ Liên kết giữa các doanh nghiệp, sử dụng các sản phẩm của nhau.

4 Doanh nghiệp ngoài nhà nước ở đây bao gồm Cơng ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50%; Cơng ty cổ phần khơng có vốn nhà nước; Cơng ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân có vốn nhà nước dưới 50; Cơng ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

77

+ Cho thuê sản phẩm đối với những sản phẩm có giá trị cao như BĐS, máy

móc, cơng cụ phục vụ sản xuất, xe tải, xe khách..., cho thuê sản phẩm là một giải pháp hợp lý để tránh tình trạng hàng tồn kho, hơn nữa, doanh nghiệp có thể thu về được một khoản chi phí nhất định hàng tháng.

+ Bán hàng lưu động với các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, khi

hàng hóa buộc phải có một thời hạn tiêu thụ nhất định, thì đây là một giải pháp phù hợp hay doanh nghiệp có thể thuê các xe tải nhỏ trong thời gian nhất định, sắp xếp sản phẩm của mình trên xe và trang trí thật bắt mắt.

+ Ký gửi hàng tại nơi bán: Các doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang, giải trí

có thể sử dụng phương pháp ký gửi hàng tại nơi bán để tránh xảy ra tình trạng tồn đọng hàng, đồng thời doanh nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ nhà phân phối trong khâu thanh toán để nhà phân phối sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm của doanh nghiệp với số lượng lớn.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần minh bạch thơng tin tài chính, nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp để tạo niềm tin trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

- Các doanh nghiệp cần có những chính sách về tín dụng thương mại phù hợp, tiến hành trích lập dự phịng khi phát sinh các khoản phải thu khó địi. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể bán nợ của mình cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp và xử lý nhanh chóng các khoản nợ, nhanh chóng thu hồi được dịng tiền.

- Các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu không vượt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp thơng qua các tỷ số tài chính đặc trưng để đưa ra kiến nghị cảnh báo về tình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

- Đối với những doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn nợ hiện thời nhưng có khả năng hồi phục và phát triển bền vững. Ngồi sự hỗ trợ từ ngân hàng, Chính phủ, và các nguồn tài trợ bên ngồi, các doanh nghiệp này cần phải tự thực hiện nhiều biện pháp tái cấu trúc toàn diện:

+ Doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có, tìm cách mở rộng và phát triển thị trường mới.

78

+ Doanh nghiệp được yêu cầu tập trung kinh doanh ngành chính của mình, củng cố lại các chi nhánh, chấm dứt việc vay vốn thông qua bảo lãnh chéo, đặc biệt là đối với các tập đoàn.

+ Chủ động phối hợp với ngân hàng nhằm cơ cấu lại nợ.

+ Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường thông qua các biện pháp và hình thức phù hợp.

+ Tổ chức lại qui trình sản xuất, các cơng đoạn dịch vụ để giảm chi phí đầu vào, rút ngắn chu kỳ sản xuất.

+ Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, đổi mới trang thiết bị hiện đại, tăng năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

+ Áp dụng quản trị cơng ty hiện đại, nhất là trong q trình điều hành các Cơng ty cổ phần.

+ Đảm bảo quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo mơi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chun nghiệp ln để tạo động lực thúc đẩy sức sáng tạo của nhân viên và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

+ Chủ động xây dựng thương hiệu tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện các doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh.

+ Khuyến khích mở rộng quy mơ và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khốn theo khả năng.

+ Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.

+ Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh.

+ Thận trọng đối với các quyết định về mở rộng ngành nghề kinh doanh, tránh tham gia những lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro; quyết định về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp yếu kém.

+ Cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ sở hữu khơng vượt q mức trung bình ngành.

79

+ Thường xuyên theo dõi, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp trên cơ sở các chỉ số tài chính đặc trưng để đưa ra cảnh báo và hành động kịp thời đảm bảo ổn định tài chính.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các cam kết để tránh thiệt hại về kinh tế và giữ hình ảnh, thương hiệu trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Tăng tính minh bạch hóa trong việc báo cáo, giải trình thơng qua việc áp dụng cơ chế về công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho doanh nghiệp theo hình thức cung cấp thơng tin và trả lời câu hỏi.

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 90 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w