Biểu đồ CPI tháng 12 so với cùng kì các năm trước 2004 2013

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 41)

Nguồn:Tổng cục Thống kê

Neu như trước đây tỷ giá thường xuyên biến động, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngồi nước thì bắt đầu từ năm 2012 đến nay, thị tường ngoại hối và tỷ giá về cơ bản ổn định, yếu tố đầu cơ được hạn chế, thị trường tự do gần như khơng cịn hoạt động cơng khai. Đồng thời, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại tăng gấp hơn hai lần so với mức cuối năm 2011. Lòng tin vào đồng nội tệ của Việt Nam được nâng cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước. Đây được coi là thành công nổi bật trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN.

Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17-18% của năm 2011 xuống còn 7- 10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng

9-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi Ngân sách, nợ chính phủ, nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.

J Tăng trưởng kinh tế chậm

26

Nguôn: Tông cục Thông kê

Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm.Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF).

J Tình hình sản xuất kinh doanh bị kìm hãm, suy giảm đều đặn và tồn diện tỷ

trọng đầu tư

Sự tăng trưởng chậm thể hiện ở tất cả các lĩnh vực, phản ánh nhu cầu trong nước giảm dần trong khi hàng tồn kho lại tăng. Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khơng tiêu thụ được, dẫn đến việc vốn đầu tư vào khơng thốt được ra, hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm nhân công, thu hẹp quy mơ hoặc đi đến phá sản. Cùng với đó là tỷ lệ người thất nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng. Trong năm 2013, sản xuất công nghiệp đạt được một số cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 4,9%, 5%, 5,2%, 5,3% tăng dần qua các tháng. Số lượng doanh nghiệp đăng kí hoạt động tăng dần (mặc dù vốn thành lập giảm).

Trong khi mức tăng đầu tư lên đến 40% hoặc cao hơn như vậy (của năm 2007) khơng đảm bảo tính bền vững và cũng khơng được mong đợi - chủ yếu do tình trạng ngân hàng cho vay quá mức đối với các doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả - thì việc giảm gần 10 điểm phần trăm trong thời gian 3 năm dường như quá nhanh và bất ngờ. Một số khoản đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm sút do tác động của chính sách kích cầu giai đoạn 2009 - 2010, theo đó các khoản mục chi chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư khu vực ngoài Nhà nước giảm sút là rất đáng lo ngại, do khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giảm cầu nội địa, tăng lãi suất và chậm tăng trưởng tín dụng trong suốt hai năm qua [3].

J Kết quả hoạt động ngoại thương đạt được nhiều thành tích ấn tượng

Việt Nam đã trải qua giai đoạn thâm hụt thương mại triền miên. Mức độ thâm hụt

lên đến mức đỉnh 18 tỷ đô la, bằng 20% GDP vào năm 2008. Cán cân thương mại được cải thiện dần từ đó, và đến năm 2012, Việt Nam đã công bố thặng dư lần đầu tiên kể từ

27

1992 nhờ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và nhập khẩu giảm. Năm 2013 kim ngạch xuất

khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam

tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012. Hình 3: Biểu đồ cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013

Nguồn: Tổng cục hải quan

Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2013 là 155,34 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là hơn 80,91 tỷ USD, tăng 26,3% và nhập khẩu là 74,43 tỷ USD, tăng 24,2%.

Xuất nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn hồn tồn trong nước đã có

những chuyển biến hơn so với năm trước. Cụ thể, trong năm 2013 trị giá xuất nhập khẩu

của khối này là 108,92 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm trước (năm 2012 giảm 2,4%), trong

đó xuất khẩu là 51,22 tỷ USD, tăng 1,5% và nhập khẩu là gần 57,7 tỷ USD, tăng 7,2%. V Bội chi Ngân sách và vấn đề nợ công

Theo kinh nghiệm quốc tế, trong điều kiện bình thường thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức 3% là đáng lo ngại, ở mức 5% là đáng báo động. Trong khi đó thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn giao động quanh mức 5% [33].

Hình 4: Biểu đồ bội chi ngân sách (% theo GDP) giai đoạn 2005 - 2013

28

Theo báo cáo, tổng thu NSNN năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010. Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ trước đó là tăng 7-8%.Tổng chi NSNN năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSNN bằng 4,9% GDP, so với kế hoạch đề ra là 5,3%. Năm 2012, bội chi NSNN thực tế đúng kế hoạch bội chi kế hoạch đã được phê duyệt từ đầu năm, do thu vượt kế hoạch và chi cũng vượt kế hoạch với con số tương tự. Tuy nhiên bước sang năm 2013, NSNN ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% như đã dự toán với tổng thu 96,9% dự toán và tổng chi 100,8% dự toán. Cân đối ngân sách năm 2013 được coi là khó khăn nhất trong hàng chục năm qua khi tỷ lệ thực hiện so với dự toán và tốc độ tăng so với năm trước của chi Ngân sách đạt cao hơn của thu Ngân sách. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, sản phẩm tồn kho tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ và một mặt trái vẫn cịn nhiều bất cập chính là tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế và sử dụng các khoản chi một cách lãng phí.

Để bù đắp bội chi Ngân sách, Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích khơng sinh lợi nên tồn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và NSNN Việt Nam đang đứng trước “vịng xốy” nợ nần với qui mơ nợ Chính phủ ngày càng lớn. Thâm hụt ngân sách tăng dẫn đến nợ cơng tăng [33].

Hình 5: Biểu đồ nợ cơng Việt Nam trong 10 năm quaNợcôn<ỉ Việt INam 2003 - 2013 Nợcôn<ỉ Việt INam 2003 - 2013

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn: Vnexpress

Năm 2003, nợ công của Việt Nam là 14,4 tỷ USD, bình quân mỗi người dân phải gánh chịu 177USD. Tính đến ngày 28/5/2013 nợ cơng của Việt Nam đã lên đến 73,5 tỷ USD tăng 12,4% so với 2012. Như vậy trung bình mỗi người dân đang phải chịu một khoản nợ 817,51 USD và chỉ trong một thập kỉ tổng nợ đã tăng lên gấp 5 lần. Mặc dù mức nợ công vẫn được đánh giá là ở ngưỡng trung bình nhưng với tốc độ tăng nợ cơng nhanh và nếu khơng có giải pháp kiềm chế kịp thời sẽ kéo theo nhiều vấn đề

29

nghiêm trọng cho nền kinh tế, đó là những bài học cần rút ra được từ các cuộc khủng hoảng nợ cơng trên tồn cầu.

V Hoạt động của hệ thống tài chính tồn tại nhiều yếu kém

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 cùng với những bất ổn kinh tế trong thời gian qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro làm mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô:

- Rủi ro tín dụng của các TCTD đe dọa hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống, nợ xấu bắt đầu lộ rõ ra là những khối u kìm hãm phát triển kinh tế. Đó là hệ lụy của suốt thời kì tăng trưởng tín dụng nóng nhưng khơng đi kèm với chất lượng.

- Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm và các nhóm khách hàng lớn dẫn đến hệ thống dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế.

- Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm gia tăng rủi ro hệ thống.

- Năng lực quản trị cịn nhiều bất cập so với quy mơ, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động.

S Thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế và đạt được những thành công ban đầu Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã xác định năm nội dung hay định hướng chủ yếu của tái cơ cấu kinh tế, bao gồm: tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu

các ngân hàng thương mại; tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, tái cơ cấu DNNN,

trọng tâm là tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; tái cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật và dịch vụ,

và tái cơ cấu kinh tế vùng. Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Chính phủ khẳng định, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu đáng ghi nhận:

(i) về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư cơng.

Chính phủ khẳng định đã điều chỉnh cơ cấu và cơ chế phân bổ vốn đầu tư; tập trung vốn cho các cơng trình, dự án quan trọng, cấp thiết và vốn đối ứng cho các dự án. Kiểm sốt chặt chẽ các dự án, cơng trình khởi cơng mới, khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Thực hiện cơ chế quản lý, cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương, tăng cường trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội. Thống kê cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng từ 61,3% giai đoạn 2006 - 2010 lên 62,6% giai đoạn 2011 - 2013 [27].

(ii) về tái cơ cấu tài chính, tín dụng trọng tâm là các NHTM

Bộ tài chính đã quyết liệt thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơng ty tài chính, bảo hiểm. trong khi đó NHNN tiến hành triển khai nhiều giải

30

pháp nhằm đảm bảo an tồn hoạt động hệ thống ngân hàng [27]. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả, như: Đảm bảo được thanh khoản, an toàn của hệ thống đã được kiểm soát; nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi; các ngân hàng yếu kém đang được tái cơ cấu theo phương án đã được phê duyệt. Một nỗ lực cần nhắc đến chính là NHNN đã chủ động xử lý nợ xấu và chính thức phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu” và đưa Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC) vào hoạt động. Bước đầu nợ xấu đã có những chuyển biến tích cực.

(iii) về tái cơ cấu DNNN

Chính phủ đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý DNNN. Hàng loạt các quy định đã được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả của các DNNN. Bên cạnh đó, đã triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ cơng thiết yếu, quốc

phịng an ninh [27]. Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của DNNN có bước được cải thiện. Hiện nay, khoảng 80% DNNN hoạt động có lãi. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

của các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước năm 2010 và năm 2011 đều đạt trên 18%, năm

2012 đạt 17,4%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 2 lần, nằm trong giới hạn cho phép.

2.2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

N Tín dụng tăng trưởng chậm, Thanh khoản hệ thống được cải thiện

So với tốc độ tăng dư nợ tín dụng trung bình giai đoạn 2000 - 2010 ở mức 32% có thể nhận thấy giai đoạn 2011 - 2013, hệ thống ngân hàng đang hết sức khó khăn trong việc mở rộng tín dụng. Theo báo cáo của NHNN, tín dụng năm 2011 tăng trưởng 12% trong khi mức kế hoạch là dưới 20%, năm 2012 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1 chữ số ở mức là 8,85%, và năm 2013 là 12,52%.

Hình 6: Biểu đồ tốc độ tăng tín dụng và tốc độ tăng M2 giai đoạn 1996 - 2013

______Năm______ ROA (%) ROE (%)

2011 1,O2 10,04

2012 0,62 6,31

2013 0,49 5,18

31

Trong năm 2011, các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tăng trưởng tín dụng là 20%, đồng thời lãi suất cho vay tăng lên quá cao khiến khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn là những nguyên nhân chính khiến dư nợ tín dụng bị kìm hãm tăng trưởng. Khơng giống như thế, năm 2012, 2013 hệ thống ngân hàng chịu áp lực nặng nề về vấn đề nợ xấu, cộng với tình hình sản xuất khó khăn, cầu yếu, hàng tồn kho tăng của các doanh nghiệp khiến dịng vốn tín dụng càng khó lưu thơng. Mặc dù NHNN liên tiếp thực hiện hạ lãi suất nhằm kích thích bơm vốn ra nền kinh tế, tuy nhiên ngân hàng muốn cho vay nhưng khơng tìm được khách hàng tốt, khách hàng muốn vay thì lại chưa đáp ứng đủ điều kiện.

Nếu như trong nhiều năm trước và những tháng cuối năm 2011, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hết sức khó khăn, các ngân hàng tìm mọi biện pháp chạy đua huy động vốn thì bước sang năm 2012, 2013 mặc dù lãi suất huy động đã giảm mạnh nhưng người dân vẫn đem tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn dài vì đây là kênh đầu tư an tồn và hiệu quả so với thị trường hiện nay. Vì vậy, trong hai năm 2012, 2013 tình hình thanh khoản tồn hệ thống đã được cải thiện đáng kể, góp phần ổn định thị trường ngân hàng, giải quyết được vấn đề nhức nhối trong suốt thời gian trước đấy.

Theo thống kê, tiền gửi của khách hàng năm 2011 chỉ tăng gần 10%, năm 2012 tăng 16% và cuối năm 2013 tăng 15,61%.

V Nợ xấu tăng cao, hệ thống ngân hàng đang nỗ lực giải quyết nợ xấu

Nợ xấu đang là vấn đề nổi cộm, phản ánh tình trạng chất lượng tín dụng trên tồn hệ thống. Nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ năm 2011 và đến nay vẫn duy trì ở tỷ lệ cao tuy nhiên tốc độ gia tăng đã có xu hướng giảm. Theo báo cáo của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh từ 2011 lên mức 3,3% từ mức 2,14% năm 2010, và tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2012 ở mức 4,08%, sang năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh xuống 3,61% vào cuối tháng 12/2013. Tuy nhiên theo nguồn báo cáo giám sát của NHNN nợ xấu vẫn tăng lên trong năm 2013, ở mức 7%. Đây vẫn là một con số đáng lo ngại, yêu cầu những nỗ lực nợ xấu cần tiến hành nhanh và mạnh hơn nữa.

V Mặt bằng lãi suất giảm mạnh.

Ngày 3/3/ 2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT - NHNN, quy định trần lãi suất huy động VNĐ của các TCTD là 14%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013 NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi VNĐ. Cụ thể, lãi suất huy

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w