Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 35 - 37)

Hình 13 : Biểuđồ tốc độ tăng tín dụngvà tốc độ tăng GDP giai đoạn 200 5 2013

6. Kết cấu đề tài

1.4 KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việc vận dụng các kinh nghiệm của các Quốc gia trên là rất cần thiết, tuy nhiên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh tế vĩ mô

chưa thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Một số điểm cần chú ý như sau:

Một là, cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu

trúc và xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chứng khốn hóa chưa có.

Hai là, Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt ba nguyên tắc trong xử lý nợ xấu là:

(i) trách nhiệm xử lý nợ xấu đúng với nguồn phát sinh nợ xấu; (ii) đảm bảo tính độc lập và minh bạch trong xử lý nợ; (iii) Đánh giá nợ xấu, định giá lại tài sản đúng với giá trị thực trên cơ sở tuân thủ cơ chế thị trường.

Ba là, thành lập công ty AMC phù hợp với những điều kiện và diễn biến nợ xấu

ở Việt Nam, lựa chọn mơ hình tối ưu, quan trọng cần xác định rõ mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, cơ sở của nguồn vốn hoạt động và lộ trình thực hiện.

20

Bốn là, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử

lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

Năm là, phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.

Sáu là, cần xây dựng mạng an tồn tài chính quốc gia, trong đó có phân định

trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Bảy là, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các

doanh nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý, ... trong q trình xử lý nợ xấu [25].

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đưa ra những lý luận cơ bản về khái niệm nợ xấu cũng như những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và những hệ lụy mà nó mang lại cho ngân hàng, khách hàng vay và nền tinh tế. Từ những lý thuyết cơ sở, sẽ đưa ra những định hướng ban đầu và là nền tảng để đưa ra những nghiên cứu thực tiễn về tình hình nợ xấu của Việt Nam hiện nay trong chương sau. Đồng thời, trong chương I cũng tìm hiểu các kinh nghiệm về xử lý nợ xấu ở một số quốc gia trên Thế giới, từ đó áp dụng vào tình hình kinh tế trong nước để rút ra những bài học cho công tác xử lý nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2011 2012 2013 Dự báo 2014

WB IMF WB IMF

Tăng trưởng thương mại toàn cầu (%) 6,0 2,5 4,0 3,1 5,0 5,4

Các nuớc phát triển 4,7 2,0 - 2,4 - 4,7

Các nuớc đang phát triển 8,7 3,6 - 4,3 - 6,3

Năm 2011 2012 2013 Dự báo 2014

WB IMF WB IMF

Giá hàng hóa loaị trừ giá dầu) % 17,9 -9,9 -4,7 -1,8 -1,1 -4,3

Giá dầu thô% 31,6 1,0 2,4 -4,7 2,2 -4,7

21

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1 BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w