Những bất cập trong số liệu nợ xấu

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 56 - 58)

Hình 13 : Biểuđồ tốc độ tăng tín dụngvà tốc độ tăng GDP giai đoạn 200 5 2013

6. Kết cấu đề tài

2.3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIA

2.3.3 Những bất cập trong số liệu nợ xấu

Theo những thông tin tại thời điểm hiện tại, số liệu nợ xấu Việt luôn được biết đến là 3 con số, và chính vì vậy số liệu về nợ xấu ln gây ra rất nhiều bàn cãi:

(1) Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các TCTD (2) Số kiệu giám sát từ xa của NHNN

40

Theo báo cáo của các TCTD đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thì đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Lý giải nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012, NHNN cho rằng có 3 nguyên nhân: TCTD. Thứ nhất, do việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD; Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập đề phịng rủi ro; Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.

Nợ xấu tính đến cuối năm 2013 theo công bố của NHNN là 3,61% (tổng hợp từ báo cáo của các TCTD) cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên con số này lại bị khơng ít chun gia và các tổ chức nghi ngờ là còn quá nhỏ so với thực tế. Liệu nợ xấu có thực giảm?

Theo đánh giá của nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tình hình nợ xấu của

Việt Nam còn tồi tệ hơn nhiều. Cụ thể trong một báo cáo về triển vọng của hệ thống ngân

hàng năm 2014 được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thực hiện mới nhất, tổ chức này

vẫn đang tỏ ra lo lắng về vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù cơng

nhận những tín hiệu tốt của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây, song, Moody’s khơng thay

đổi những đánh giá trước đó về những "điểm nghẽn” mà "món nợ xấu” ngân hàng đang là

rào cản tồn hệ thống. Trong báo cáo nói trên, tổ chức này vẫn giữ nguyên triển vọng tiêu

cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Moody’s cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có

nhiều giải pháp để ổn định thanh khoản hệ thống ngân hàng, song nguồn vốn của các ngân

hàng khó cải thiện đáng kể trong vịng 12- 18 tháng tới. Cũng theo đánh giá của Moody’s,

nợ xấu của Việt Nam hiện ít nhất là 15%, cao hơn nhiều so với con số nợ xấu chính

thức mà

Ngân hàng Nhà nước vừa cơng bố vào cuối 2013 là 3,61% [23]. Đáp lại con số này của Moody's, NHNN lập tức cơng bố ngay cả khi tính tốn một cách cẩn trọng nhất, nợ xấu của

Việt Nam cũng chỉ ở mức 7%. NHNN khẳng định, số liệu nợ xấu của NHNN được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thơng tin chính thức. Về nhận

định nợ xấu lên tới 15% của Moody’s, NHNN cho rằng, do khơng có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống

41

Thứ nhất, do việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến

sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD; Các tiêu chí phân loại nợ và đánh giá giữa các tổ chức là khác nhau, chưa có sự thống nhất.

Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi

nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập đề phòng rủi ro. Các ngân hàng hiện nay đang chịu áp lực rất lớn về vấn đề nợ xấu. Việc làm đẹp các số liệu giúp cho các ngân hàng tăng uy tín hơn trong mắt khách hàng, cổ đơng và duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường. Thực chất các ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm che dấu những số liệu thực về nợ xấu như: Tăng tổng dư nợ: bằng cách áp dụng nhiều cách như hỗ trợ giải ngân, cơ cấu lại nợ, đảo nợ, giải ngân long vòng giữa các ngân hàng. Điều này khá rõ ràng trong năm 2013, khi đến gần cuối năm tín dụng tồn hệ thống tăng thêm gần 5 điểm % kéo theo tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm mạnh; Thành lập các công ty con, công ty sân sau để thực hiện các thương vụ cho vay lại qua kênh trung gian; Phân loại nợ theo các tiêu chuẩn nợ không rõ ràng, ...

Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên

dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.

Những biện pháp này về trước mắt sẽ làm cho con số nợ xấu nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tuy nhiên nếu khơng có sự đánh giá một cách chính xác để nhìn nhận tính nghiêm trọng của vấn đề và có các khắc phục kịp thời thì trong tương lai, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả to lớn cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Nợ xấu của hệ thống NH việt nam thực trạng và một số kiến nghị khoá luận tốt nghiệp 467 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w