33
Có thể dễ dàng thấy được ROA và ROE giảm dần từ 2011 đến 2013. Tuy nhiên việc lợi nhuận ngành ngân hàng giảm sút trong hai năm vừa qua cũng rất hiển nhiên, nó xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:
- Lãi suất ngân hàng giảm mạnh. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính thì trong vịng 2 năm qua, lãi suất cho vay đã giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến cho thu nhập từ lãi vay giảm. Hiện nay chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào chỉ còn 1,5 - 1,7% mà theo thông lệ chênh lệch này phải từ 3 - 3,5% mới đảm bảo bù đắp chi phí cho ngân hàng
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm. Những áp lực từ gia tăng nợ xấu cùng với nền kinh tế đang khó khăn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khơng có nhu cầu đầu tư khiến dòng vốn của ngân hàng bị ứ đọng khơng cho vay được, các ngân hàng tìm cách dịch chuyển dịng vốn sang các khoản đầu tư ít sinh lợi hơn như trái phiếu Chính phủ, ... khiến lợi nhuận ngân hàng càng giảm.
- Nợ xấu vẫn đang tồn tại nhức nhối trong toàn hệ thống, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngân hàng. Những tâm lý e ngại nợ xấu cộng với việc các khách hàng không đủ điều kiện vay càng làm cho dịng vốn khó lưu thơng, tín dụng ngân hàng bị kìm hãm.
- Một vấn đề nữa chính là chi phí ngân hàng tăng cao với các khoản trích lập dự phịng rủi ro lớn, chi phí vận hành, thẩm định. ngày càng cao trong khi doanh số cho vay ít càng khiến lợi nhuận bị ăn mịn.
S Triển khai Đề án “Tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”
Vào đầu năm 2012 hệ thống các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án mới được ban hành (Quyết định số 254/QĐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015"). Đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các TCTD Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Bốn mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được Chính phủ cũng như NHNN xác định là: (i) Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; (ii) Xây dựng hệ thống ngân hàng có đủ sức cạnh tranh trong và ngồi nước, trong mơi trường thế giới ngày càng có nhiều biến động. (iii) Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng để đảm bảo giữa cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế một cách hợp lý. (iv) Hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam [9].
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nợ xấu( tỷ đồng) 43500 45000 38000 78000 185000 243458
34
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã đạt đuợc một số kết quả:
- Nhiệm vụ cơ cấu lại đuợc thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm TCTD cả trong nuớc và nuớc ngoài.
- Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Đến cuối năm 2013, số luợng các TCTD giảm đi 6 tổ chức thông qua sát nhập, hợp nhất, giải thể. NHNN đã thu hồi giấy phép hai chi nhánh Ngân hàng nuớc ngồi và chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung uơng thành Ngân hàng Hợp tác xã.
- An toàn của hệ thống TCTD đuợc bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã đuợc giảm dần, khả năng chi trả của các TCTD đuợc cải thiện, tài sản của Nhà nuớc và tiền gửi của nhân dân đuợc an toàn, chi trả đầy đủ, kịp thời, kể cả ở một số ngân hàng thuơng mại cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.
- Hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu. Nhờ đó, nợ xấu của các TCTD đã từng buớc đuợc xử lý, chất luợng hoạt động của các TCTD đuợc nâng lên [22].
2.3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAIĐOẠN 2011-2013 ĐOẠN 2011-2013
2.3.1 Diễn biến tình hình nợ xấu giai đoạn 2011 - 2013
Nợ xấu thực ra đã đuợc tích tụ từ nhiều năm truớc, nhung bộc lộ rõ nét nhất trong năm 2012 cả về con số tuơng đối và tuyệt đối. Nợ xấu bắt đầu thể hiện xu huớng tăng từ năm 2007 và đặc biệt đuợc quan tâm chú ý từ cuối năm 2011 do tốc độ gia tăng ở mức rất cao [28].
Năm 2011, lần đầu tiên NHNN chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng ở mức 3,3% tổng du nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều. Buớc sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ tín dụng theo báo cáo của các TCTD là 3,61% vào 31/12/2013. Nhu vậy nếu theo nhu báo cáo của các TCTD tỷ lệ nợ xấu của Viêt Nam đã có sự cải thiện đáng kể vào cuối năm 2013. Nếu nhu năm 2011, khi tổng du nợ chỉ tăng 13,32% thì giá trị nợ xấu tăng 64% (từ 50.400 tỷ đồng lên 81.000 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu tăng tuơng ứng từ 2,2% lên 3,3%. Sang năm 2012, nợ xấu uớc tính là 126108 tỷ đồng, tăng 55,7% tuơng ứng với tỷ lệ nợ xấu là 4,08% theo công bố của NHNN. Đến cuối năm 2013,
35
con số thống kê về tổng nợ xấu của toàn hệ thống là 125555 tỷ đồng giảm 0,44% so với cuối năm 2012 ( tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,08% xuống cịn 3,61%).
Hình 8: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 - 2013
Nguôn: NHNN - sbv.gov.vn
Theo kết quả giám sát từ xa của NHNN, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng, mặc dù tốc độ tăng đã chững lại so với những năm trước và tỷ lệ nợ xấu trong suốt năm 2013 giao động từ 6 - 7%, nhỏ hơn rất nhiều so với con số 8 - 10% như hồi tháng 10/2012.