Theo công bố của NHNN tại thời điểm 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã giảm về mức 3,61%, sau khi liên tục gia tăng từ khoảng 3% năm 2010 lên trên 4% năm 2012 và đều gần 5% trong suốt năm 2013, đây là lần đầu tiên nợ xấu diễn biến theo xu huớng giảm mạnh.
37
Hình 10: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu các tháng năm 2013
Nguồn: sbv.gov.vn
Rõ ràng, đây là tin đáng mừng trong bối cảnh nợ xấu đang là rào cản đối với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Có thể thấy rằng, khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan. Từ tháng 10/2013, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) bắt đầu mua lại nợ xấu. Hoạt động mua lại dồn dập trong tháng 11 và 12/2013. Cộng hưởng với tăng trưởng tín dụng đột biến trong hai tháng này, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đã co gọn một cách nhanh chóng. Ngân hàng Nhà nước đánh giá: iiTuy mức giảm nợ xấu còn chưa nhiều song đó là tín hiệu hết sức tích cực phản ánh những nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Để có được những kết quả trên, hệ thống ngân hàng đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực đơn đốc, thu hồi nợ, trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới”3.
Mặc dù so với những nhận định của các tổ chức tín nhiệm quốc tế về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến ngưỡng 15% và theo công bố mới nhất của NHNN số liệu theo giám sát từ xa là 7%, con số 3,61% có sự đáng ngờ nhưng những nỗ lực trong việc giải quyết nợ xấu là không thể phủ nhận. Khi mà thị trường còn nhiều biến động, kinh tế chưa phục hồi, thị trường bất động sản đang bắt đầu ấm lên và sức mua giảm kéo theo tăng trưởng tín dụng thấp thì tỷ lệ nợ xấu suốt năm 2013 không tăng cao, tốc độ gia tăng nợ xấu thấp là một thành quả đáng ghi nhận của hệ thống. Tuy nhiên, con số nợ xấu ở mức 7% vẫn rất đáng lo ngại, NHNN và các ngân hàng cần tiếp tục triển
38
khai và thực hiện theo Đề án xử lý nợ xấu để giải quyết triệt để vấn đề này. Bên cạnh đó, cần có sự chỉnh đốn và nghiêm túc hơn trong việc ghi nhận và đánh giá đúng sự nghiêm trọng của nợ xấu, không nên giấu diếm và che đậy số liệu thực về nợ xấu.
2.3.2 Điểm qua tình hình nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013
Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 3,3%. Hầu hết các ngân hàng
niêm yết đều có tỷ lệ nợ xấu tăng lên so với năm 2010. Cụ thể, ACB có tỷ lệ nợ xấu tăng
từ 0,34% lên 0,94%; Eximbank tăng từ 1,4% lên 1,6%, BIDV tăng từ 2,1% lên 2,4%, ...
Nhìn lại kết quả hoạt động năm 2012 cho thấy, ở nhóm 10 ngân hàng thuơng mại
lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nơ xấu ở mức an toàn là duới 3%. Tuy nhiên, nợ xấu hầu hết các ngân hàng vẫn tăng cao so với 2011, tính đến cuối năm 2012, khối luợng nợ xấu
của nhiều ngân hàng lớn đã tuơng đuơng trên 1 tỷ USD - gấp đôi năm 2011. Bên cạnh đó, vẫn có những ngân hàng có nợ xấu rất cao, điển hình nhu Agribank với nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng du nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. Nợ xấu của Agribank
cũng tuơng đuơng với tổng nợ xấu của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB và ACB cộng lại [6]. Ngân hàng SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao, tới 8,53% tuơng đuơng 4.844 tỷ đồng do nhà băng này phải gánh thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với Habubank. Trong số các ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng cũng duy trì ở mức an tồn nhu KienLongBank với 2,77%; DongABank 2,61%; VietCapitalBank với 1,9%, ...
Hình 11: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng giai đoạn 2011 -2013
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng
Năm 2013, tổng nợ xấu của nhóm ngân hàng niêm yết hiện đang ở mức 30.000 tỷ đồng và chỉ có 4 ngân hàng có nợ xấu giảm là BIDV, Vietinbank, Sacombank và SHB. Nợ xấu giảm nhiều nhất phải kế đến là ngân hàng Vietinbank. Trong năm, Vietinbank đã xử lý bằng dự phòng 4.576 tỷ đồng nợ xấu đồng thời thu về 1.266 tỷ
39
đồng từ các khoản nợ đã xử lý trước đó. Tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1%. Sở dĩ ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất hệ thống này giảm được tỉ lệ nợ xấu là nhờ trong quý cuối năm ngối đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ 3,95% lên tới 14,7%. Nợ xấu giảm mạnh thứ 2 là BIDV (20,4%). Trong năm 2013, BIDV đã dùng 6.146,8 tỷ đồng xử lý hơn 40% số nợ xấu, qua đó giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,9% so với mức 2,7% của năm trước đó. Tuy vậy, tổng nợ xấu của BIDV vẫn đứng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết và đứng thứ 3 trong toàn hệ thống (7.296 tỷ đồng). Về tỷ lệ nợ xấu, SHB hiện đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nhưng đang có những dấu hiệu về sự cải thiện. Hồn nhập dự phịng của SHB đã giảm 436 tỷ (- 67%) so với năm 2012. Chất lượng tài sản có vẻ được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 8,8% năm 2012 xuống 4,1% trong năm 2013. Đáng chú ý cần nhắc đến Agribank khi mà trong năm 2013 ngân hàng này đã bán 24 khoản nợ có giá trị sổ sách trên 2500 tỷ đồng, ước tính nợ xấu cuối năm của Agribank là 33.519 tỷ đồng trong tổng dư nợ là 530.600 tỷ đồng, như vậy tỷ lệ nợ xấu của Agribank vẫn ở mức cao là 6,31%.
Tuy tỷ lệ nợ xấu đã giảm, song nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đang có dấu hiệu tăng.
Là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhì thị trường, Navibank
đã gây khơng ít ngạc nhiên, khi đưa nợ xấu từ mức gần 9% (quý III/2013) xuống còn hơn
6% (đến hết quý IV/2013). Tuy nhiên, so với cuối năm 2012, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này tăng tới 19,5% (lên 438,3 tỷ đồng). Tương tự, SHB cũng đã có sự cải
thiện rõ rệt về nợ xấu, khi đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức gần 9% (đầu năm 2013) xuống còn 4,06% (cuối năm 2013), vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn của SHB lại tăng tới 22%, ước khoảng 2.525 tỷ đồng. Riêng tại ACB, nợ xấu của ngân hàng
này tăng nhẹ. Song trong khi nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm, thì nợ có khả năng
mất vốn tăng gần gấp đơi, từ 1.150 tỷ đồng lên 2.123 tỷ đồng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với cả các ngân hàng lớn, như Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, ... [30]. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tính đến ngày 31/12/2013, nợ xấu của các ngân hàng này đều giảm đáng kể, song nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) lại tăng rất mạnh.
2.3.3 Những bất cập trong số liệu nợ xấu
Theo những thông tin tại thời điểm hiện tại, số liệu nợ xấu Việt ln được biết đến là 3 con số, và chính vì vậy số liệu về nợ xấu ln gây ra rất nhiều bàn cãi:
(1) Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các TCTD (2) Số kiệu giám sát từ xa của NHNN
40
Theo báo cáo của các TCTD đến ngày 31/5/2012, nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thì đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Lý giải nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012, NHNN cho rằng có 3 nguyên nhân: TCTD. Thứ nhất, do việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD; Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập đề phịng rủi ro; Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
Nợ xấu tính đến cuối năm 2013 theo cơng bố của NHNN là 3,61% (tổng hợp từ báo cáo của các TCTD) cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên con số này lại bị khơng ít chun gia và các tổ chức nghi ngờ là còn quá nhỏ so với thực tế. Liệu nợ xấu có thực giảm?
Theo đánh giá của nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tình hình nợ xấu của
Việt Nam còn tồi tệ hơn nhiều. Cụ thể trong một báo cáo về triển vọng của hệ thống ngân
hàng năm 2014 được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thực hiện mới nhất, tổ chức này
vẫn đang tỏ ra lo lắng về vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù cơng
nhận những tín hiệu tốt của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây, song, Moody’s không thay
đổi những đánh giá trước đó về những "điểm nghẽn” mà "món nợ xấu” ngân hàng đang là
rào cản tồn hệ thống. Trong báo cáo nói trên, tổ chức này vẫn giữ nguyên triển vọng tiêu
cực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Moody’s cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có
nhiều giải pháp để ổn định thanh khoản hệ thống ngân hàng, song nguồn vốn của các ngân
hàng khó cải thiện đáng kể trong vịng 12- 18 tháng tới. Cũng theo đánh giá của Moody’s,
nợ xấu của Việt Nam hiện ít nhất là 15%, cao hơn nhiều so với con số nợ xấu chính
thức mà
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố vào cuối 2013 là 3,61% [23]. Đáp lại con số này của Moody's, NHNN lập tức cơng bố ngay cả khi tính tốn một cách cẩn trọng nhất, nợ xấu của
Việt Nam cũng chỉ ở mức 7%. NHNN khẳng định, số liệu nợ xấu của NHNN được xác định dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và các thơng tin chính thức. Về nhận
định nợ xấu lên tới 15% của Moody’s, NHNN cho rằng, do khơng có chuẩn mực thống nhất về phân loại nợ nên các cơ quan, tổ chức khác nhau đưa ra số liệu nợ xấu không giống
41
Thứ nhất, do việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến
sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD; Các tiêu chí phân loại nợ và đánh giá giữa các tổ chức là khác nhau, chưa có sự thống nhất.
Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi
nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập đề phịng rủi ro. Các ngân hàng hiện nay đang chịu áp lực rất lớn về vấn đề nợ xấu. Việc làm đẹp các số liệu giúp cho các ngân hàng tăng uy tín hơn trong mắt khách hàng, cổ đơng và duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường. Thực chất các ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm che dấu những số liệu thực về nợ xấu như: Tăng tổng dư nợ: bằng cách áp dụng nhiều cách như hỗ trợ giải ngân, cơ cấu lại nợ, đảo nợ, giải ngân long vòng giữa các ngân hàng. Điều này khá rõ ràng trong năm 2013, khi đến gần cuối năm tín dụng tồn hệ thống tăng thêm gần 5 điểm % kéo theo tỷ lệ nợ xấu tồn ngành giảm mạnh; Thành lập các cơng ty con, công ty sân sau để thực hiện các thương vụ cho vay lại qua kênh trung gian; Phân loại nợ theo các tiêu chuẩn nợ không rõ ràng, ...
Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên
dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.
Những biện pháp này về trước mắt sẽ làm cho con số nợ xấu nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tuy nhiên nếu khơng có sự đánh giá một cách chính xác để nhìn nhận tính nghiêm trọng của vấn đề và có các khắc phục kịp thời thì trong tương lai, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả to lớn cho toàn hệ thống.
2.3.4 Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế
Nợ xấu đang tập trung ở năm ngành lớn: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Ngành BĐS và dịch vụ; Ngành buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy; Ngành vận tải, kho bãi; Ngành xây dựng.
Hình 12: Biểu đồ nợ xấu theo ngành kinh tế tại thời điểm tháng 9/2013
42
Nợ xấu tập trung cao vào bất động sản và chứng khoán. Đây là hai lĩnh vực hiện thời đang có tính thanh khoản kém. Bất động sản và chứng khoán là 2 lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi về kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, việc thị truờng bất động sản đóng băng trong thời gian qua và sự sụt giảm của thị truờng chứng khốn đã tác động khơng nhỏ tới khả năng trả nợ cho các khoản đầu tu vốn cho hai lĩnh vực nêu trên.
Theo báo cáo chính thức của NHNN, du nợ tín dụng lĩnh vực BĐS giảm mạnh từ
273.842 tỷ đồng tức 29,40% (năm 2010) xuống 193.345 tỷ đồng (năm 2011), chiếm 7,78% trong tổng du nợ, và đến tháng cuối năm 2012 tăng 15% so với cuối năm 2011, đạt mức 222.815 tỷ đồng. Tuy nhiên nợ xấu trong lĩnh vực này lại tăng liên tiếp từ 1,49% (năm 2010) lên 3,50% (năm 2011) và đến năm 2012 là 4,8%. Nhu vậy năm 2012,
nợ xấu bất động sản tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2011, ở mức 4,8% song lại giảm đáng kể so với 30/6/2012 (6,2%).
Sang năm 2013, theo NHNN thì tình hình tín dụng bất động sản hiện nay so với thời điểm 31.12.2012 đã có sự chuyển biến, cho vay trong lĩnh vực bất động sản đang thay đổi theo huớng tích cực hơn, các ngân hàng đã cho vay trở lại các dự án khu đô thị, xây dựng sửa chữa nhà cửa. Tính đến 31.12.2013, du nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tu, kinh doanh bất động sản đạt 262.107 tỉ đồng, tăng 14,7% so với 31.12.2012. Tỉ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tu, kinh doanh BĐS có xu huớng giảm so với các tháng đầu năm 2013 (đến 31.12.2013 tỉ lệ nợ xấu là 3,38% giảm khá nhiều so với thời điểm 31.10.2013 tỉ lệ nợ xấu là 5,3%, tháng 8.2013 tỉ lệ nợ xấu là 6,7%, tháng 2/2013 tỷ lệ nợ xấu là 5,68%), phù hợp với xu thế giảm của hàng tồn kho BĐS.
2.3.5 Cơ cấu nợ xấu theo khách hàng
Nợ xấu của các TCTD Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực khách hàng là các tổ chức, chiếm hơn 85% tổng nợ xấu của TCTD. Trong đó, nợ xấu của các DNNN chiếm gần 12% tổng nợ xấu hay 5% du nợ cấp tín dụng cho DNNN và nợ xấu từ các tập đoàn kinh tế chiếm khoảng gần 5% tổng nợ xấu. Những con số khơng nhỏ này là sở dĩ bởi các DNNN có xu huớng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Hơn nữa, việc sở hữu chéo, đầu tu ngoài ngành các ngân hàng và tập đoàn kinh tế phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay thiếu kiểm sốt, đầu tu lịng vịng gây hậu quả tổn thất nghiêm trọng. Điển hình là truờng hợp của