Vai trò của việc cho vaydoanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 27 - 30)

1.2. Cho vay DNVVN

1.2.4. Vai trò của việc cho vaydoanh nghiệp vừa và nhỏ

a. Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách hiệu quả.

Một trong những đặc điểm quan trọng của NHTM là khả năng tạo tiền thơng qua chu chuyển tín dụng và thanh tốn. Khi nhà nước muốn tăng khối lượng tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng của các NHTM đối với nền kinh tế và ngược lại. Do vậy, thơng qua hình thức tín dụng, NHNN có thể kiểm sốt được khối lượng cung ứng trong lưu thơng.

Do đặc điểm tuần hồn vốn nên trong q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng ln có sự phối hợp khơng nhịp nhàng về mặt thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hóa cho q trình sản xuất kinh doanh trước đó. Vì vây, ln chuyển tiền tệ của

doanh nghiệp không ổn định. Nguồn vốn của DNVVN tạm thời nhàn rỗi cùng với nguồn tiết kiệm từ dân cư.. .được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư cho các DNVVN đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng cũng như nhu cầu chi của NSNN khi chư có nguồn thu.

Thứ hai, góp phần đẩy mạnh đầu tư phát triển, thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong nền kinh tế mở như hiện nay thì các doanh nghiệp khơng chỉ có mua bán với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế mà cịn có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngồi. Đối với các DNVVN thì việc này vơ cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp và cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia.

b. Đối với Ngân hàng thương mại

Là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lỉnh vực tiền tệ, mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là lợi nhuận và an tồn. Ngân hàng có đạt được những mục tiêu này hay không phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong chính sách cân đối giửa nguồn vốn và sử dụng vốn. Trong hoạt động sử dụng vốn của các Ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, nhìn chung cho vay là hoạt động mang lại phần lợi nhuận khá lớn cho Ngân hàng. Vì vậy, việc cho vay một cách an toàn và hiệu quả là điều mà các Ngân hàng thương mại quan tâm.

Mặt khác, việc mở rộng thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn mang lại nhiều lợi ích khác cho Ngân hàng như:

- Ngân hàng có thể phân tán rủi ro thơng qua việc cho vay ở các phân khúc thị trường khác nhau.

- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh khơng chỉ trong hoạt động cho vay mà còn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác, đáp úng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cùng với đó, Ngân hàng cịn có nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng đông đảo và đa phần đều đang thiếu thốn sẽ là phân khúc thị trường giàu tiềm năng để các Ngân hàng quan tâm.

Như vậy, việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN không những là cần thiết trước thực tế đang thiếu thốn của phần lớn các DNVVN hiện nay mà còn mang lại nhiều thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Tùy tình hình thực tiễn và nguồn lực của từng Ngân hàng sẽ lựa chọn cách thức mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay đối với DNVVN một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

c. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, vốn vay Ngân hàng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành cơ cấu vốn.

Đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng thì nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn đó là vốn tự có (vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp và vốn huy động (vốn đi vay). Nguồn vốn đi vay chính là địn bẩy tài chính giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn tuy nhiên nếu nguồn vốn đến từ đi vay quá lớn cũng không tốt. Nếu vốn vay q cao thì chi phí sẽ bị đẩy vào giá thành khiến giá thành tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên việc xây dựng cơ cấu vốn là vô cùng cần thiết. Cơ cấu vốn tối ưu là sự kết hợp hợp lý các nguồn vốn tài trợ cho kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân thấp nhất.

Thứ hai, vốn vay Ngân hàng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được liên tục và giúp mở rộng hoạt động kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh, DNVVN không thể tránh khỏi các thời điểm thiếu vốn tạm thời do hạn chế về vốn. Nguyên nhân có thể do nguồn vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho, khách hàng mua chịu... Trong khi đó hoạt động SXKD của doanh nghiệp lại diễn ra liên tục và khơng phải DNVVN nào cũng có đủ khả năng tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài và nguồn vốn từ Ngân hàng trở thành mục tiêu mà DNVVN tìm kiếm nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn của mình.

Thứ ba, vốn vay Ngân hàng thúc đẩy DNVVN nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, tăng tính cạnh tranh.

Để có thể vay vốn từ phía Ngân hàng, DNVVN phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng trong đó phương án SXKD có hiệu quả của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng Ngân hàng với cơng tác thẩm định của mình sẽ đánh giá năng lực của doanh nghiệp và tính khả thi của phương án kinh doanh. Ngân hàng chỉ cấp tiền vay cho các phương án vay vốn có hiệu quả kinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ Ngân hàng cả gốc và lãi. Như vậy, Ngân hàng gián tiếp trở thành người tư vấn, giám sát giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn, trong đó có cả vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay của Ngân hàng. Từ đó, giúp DNVVN thực hiện đươc phương án kinh doanh hiệu quả, tạo đà nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w