Phương hướng phát triển của VPBank Trung tâm SMEKinh Đô thời gian

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 88 - 90)

gian tới

3.1.1. Định hướng chung

Theo Ơng Nguyễn Bích Lân - người đứng đầu Tổng cục Thống kê đã nhận định rằng: năm 2019 là năm “bứt phá”, khi đã thực hiện thắng lợi Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 cùng với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, đột phá và hiệu quả”, và tổng kết cả năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt, tổng GDP tăng 7,02% cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra ban đầu, nâng quy mô nền kinh tế lên hơn 262 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm sốt chặt, duy trì ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế. Nhờ vậy mà VPBank và Trung tâm SME Kinh Đơ nói riêng cũng có một năm hoạt động an tồn và hiệu quả với hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tăng trưởng mạnh. Và trong năm 2020, Trung tâm SME Kinh Đô đã đề ra các định hướng phát triển với các nội dung chính như:

Tăng cường cơng tác, thẩm định, quản lý và giám sát tín dụng: Tăng

cường cơng tác thẩm định tín dụng và điều kiện cấp tín dụng, chấp hành nghiêm túc các thủ tục và quy trình theo quy định của VPBank. Theo dõi chặt chẽ và sát sao quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Giám sát đơn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu các khoản vay quá hạn và nợ xấu, nâng cao hiệu quả tín dụng. Cơng tác thẩm định, đánh giá khách hàng cần kĩ lượng và khách quan, xem xét kỹ phương án trả nợ cũng như tài sản đảm bảo để tránh rủi ro cho Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng cán bộ: Thường xuyên tổ chức các khóa học online

kết hợp với đào tạo tại chỗ để giúp các cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ hiểu biết về các quy định, sản phẩm dịch vụ và các kỹ năng mềm tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tìm hiểu và phát triển khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với Trung tâm.

Phát triển thị trường và mở rộng thị phần: Nghiên cứu tìm hiểu thị

trường, đặc điểm và nhu cầu của doanh nghiệp theo từng ngành nghề, qua đó xác định đối tượng khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp. Quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng và mở rộng các đối tượng vay vốn, nhất là DNVVN, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả. Chủ động khai thác, tìm kiếm và mở rộng thị phần khách hàng dựa trên lợi thế khu vực của Trung tâm nằm trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội - nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động.

Hồn thiện cơng tác Marketing gắn liền với chính sách ưu đãi khách hàng: Cơng tác Marketing được đẩy mạnh kết hợp với các chương trình ưu đãi

nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Vận dụng tối đa các phương thức truyền thông như trên mạnh xã hội, các poster, các phương tiện truyền thơng hay chính từ bản thân khách hàng đang giao dịch để tiếp thị về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

3.1.2. Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả cho vay đối DNVVN

Trung tâm SME Kinh Đô sẽ tiếp tục đưa ra những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN. Cụ thể:

- Dư nợ cho vay hàng năm tăng từ 15% - 20% nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các quy định và chính sách của Ngân hàng đối với việc an tồn khi cho vay. Trong đó, tăng từ 5 - 10% tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn, hỗ trợ các DNNVV thực hiện các dự án dài hạn và mua sắm tài sản cố định.

- Giảm đến mức thấp nhất các khoản nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3% và tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% hàng năm. Tiếp tục thực hiện các biện pháp giúp khoản vay được thanh toán đúng hạn; thanh lý, giải quyết nợ tồn đọng kịp thời làm lành mạnh hố mơi trường cho vay đối với DNNVV.

- Phấn đấu tăng từ 20 - 30% lợi nhuận so với giai đoạn trước.

- Đẩy mạnh và khai thác tối đa các khách hàng, những người đã và đang phát sinh những giao dịch với Ngân hàng từ đó khơi gợi, tư vấn nhằm phát sinh nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Phân bổ cho vay hợp lý, nhất là cơ cấu theo ngành nghề kinh tế. Đẩy mạnh cho vay các DNVVN ở lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu, ngành công nghệ cao; các doanh nghiệp đầu tư dự án “Năng lượng xanh” theo phương hướng phát triển chung của VPBank và Nhà nước. Làm đa dạng hình thức cho vay DNVVN; giảm bớt những quy trình rườm rà trong cho vay, tạo điều kiện giúp DNVVN tiếp cận vốn đi vay ở Ngân hàng dễ hơn.

- Mở rộng quy mô đi đôi với việc tăng hiệu quả cho các khoản vay, ưu tiên đối với các DNVVN kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo, quan hệ tín dụng tốt với Ngân hàng và đặc biệt có phương án SXKD khả thi và hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu này thì Trung tâm cần thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ, các kỹ năng mềm cho đội ngũ cán bộ giúp họ trau dồi chuyên môn khả và các kĩ năng cần thiết trong quá trình tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.

- Tăng cường chất lượng phục vụ, hỗ trợ nhiệt tình để bước đầu xây dựng mối quan hệ với khách hàng tạo cơ sở cho các giao dịch trong tương lai gần.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN của VPBank -Trung tâm SME Kinh Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w