Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN của VPBank Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 90 - 95)

3.2.1. Hồn thiện chính sách khi cho vay theo hướng linh hoạt

Mặc dù ở VPBank đã xây dựng chính sách và quy định cho vay dành riêng cho nhóm khách hàng là DNVVN, tuy nhiên chính sách cho vay cần được hoàn thiện hơn ở một số nội dung sau:

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay

Ở Việt Nam, các DNVVN hoạt động và phân bổ ở những lĩnh vực kinh tế khác nhau, có quy mơ, tổ chức rất đa dạng và phong phú do đó có những yêu cầu về vốn vay, thời gian vay là khác nhau, đòi hỏi Ngân hàng cần linh hoạt và làm phong phú hình thức cho vay đối với nhóm khách hàng này. Điều này đồng thời cũng giúp Ngân hàng phân tán được mức độ rủi ro khi cho vay, hạn chế việc rủi ro tập trung vào một ngành nghề kinh doanh, đảm bảo an toàn khi cho vay của Trung tâm.

Nhìn vào tỷ trọng dư nợ của Trung tâm SME Kinh Đô cho thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn còn hạn chế, Trung tâm cần điều chỉnh cơ cấu để đẩy mạnh

tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với các DNNVV nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đổi mới dây chuyền và công nghệ, thực hiện các dự án đầu tư dài hạn, mở rộng SXKD. Mặc dù những năm gần đây, dư nợ cho vay trung - dài hạn đã có xu hướng tăng song lại khơng ổn định. Ngun nhân là do các dự án đầu tư trung - dài hạn mà DNVVN đưa ra không khả quan, chưa đủ tin cậy, phương án trả nợ chưa rõ ràng và không khả thi, điều này gây rủi ro lớn cho Ngân hàng nếu quyết định cho vay. Ngược lại, nếu DNVVN có phương án vay vốn với mục đích được CBTD thẩm định là khả thi và tiềm năng, Ngân hàng biết cách khai thác, thẩm định dự án tốt thì đây sẽ là khoản vay mang đến nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Ngồi việc, Ngân hàng tạo dựng được mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp cho vay mà cịn có cơ hội khai thác và hợp tác với các đối tác của khách hàng.

Bên cạnh hình thức cho vay có TSBĐ để giảm rủi ro cho khoản vay thì Trung tâm cần đẩy mạnh cho vay tín chấp - đây vốn là sản phẩm cho vay đang được đẩy mạnh phát triển ở SME Kinh Đơ. Cho vay tín chấp sẽ giúp các DNVVN thiếu tài sản đảm bảo nhưng vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Đồng thời, khi thực hiện các khoản vay tín chấp Trung tâm sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn dolãi suất cho vay tín chấp có phần cao hơn so với khoản vay có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, Trung tâm cũng cần chú ý đa dạng hóa phương thức khi thực hiện cho vay, đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm cho vay như vay thấu chi, trả góp, cho vay gián tiếp... để đáp ứng các nhu cầu về mục đích sử dụng vốn khác nhau của DNNVV.

- Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt

Khi đi vay, các khách hàng đều rất quan tâm đến lãi suất cho vay. Bởi đây là nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như nguồn vốn của họ. Song lãi suất cũng là yếu tố mang lại nguồn thu cho Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng phải có những chính sách về lãi suất đề dung hịa lợi ích của hai bên trong từng thời kỳ.

Bên cạnh áp dụng khung lãi suất cho vay DNVVN theo quy định chung của VPBank thì các CBTD của SME Kinh Đơ có thể đề xuất mức lãi suất phù hợp và linh hoạt cho từng đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên mức lãi suất này cần phải dựa trên kết quả thẩm định về tình hình kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp, mối quan hệ với Ngân hàng. Ví dụ đối với DNVVN tình hình kinh

doanh tốt, doanh thu tăng trưởng qua các năm, khơng có lịch sử nợ các nhóm 2,3,4 và 5 ở các TCTD thì cán bộ có thể đề xuất, thỏa thuận với DNVVN mức lãi suất linh động và ưu đãi hơn so với các DNVVN có lịch sử nợ q hạn, nợ xấu, khơng tài sản đảm bảo... Việc áp dụng lãi suất linh hoạt này sẽ khuyến khích DNVVN vay vốn đồng thời tăng tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng.

3.2.2. Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu dứt điểm

Hiện tại, các khoản vay của DNVVN ở Trung tâm SME Kinh Đô thường được phân theo nhiều kỳ hạn. Do vậy, nhân viên và cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên lịch trả nợ và có kế hoạch giám sát, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Cố gắng bám sát và tiếp tục thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 và Nghị quyết 42/2017/QH17 của Thủ tướng Chính phủ; quyết định số 1533/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Do đó, SME Kinh Đô cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể như:

- Chủ động cơ cấu lại nợ : Ngân hàng thường xuyên phân loại nợ để có cách

xử lý riêng với từng nhóm nợ khác nhau phù hợp với mức độ rủi ro. Trung tâm cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu nợ trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tài chính dẫn đến khơng thể trả nợ gốc/nợ lãi đúng hạn. Tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng bằng các biện pháp như ân hạn, điều chỉnh thời gian trả nợ. Đồng thời, đối với doanh nghiệp có triển vọng tốt sau thời gian cơ cấu thì Trung tâm có thể xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về tài chính, phục hồi hoạt động kinh doanh.

- Trích lập dự phịng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm: Bên cạnh việc xử lý các

khoản nợ bằng các giải pháp tác động đến khách hàng, thì Ngân hàng cũng nên chủ động có biện pháp nhằm hạn chế tổn thất cho chính mình. Đối với các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, Ngân hàng cần tiến hành xử lý đối với tài sản bảo đảm của khoản vay đó như giao bán trên thị trường để thu lại một phần nợ. Bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ đặc biệt là VAMC - Công ty quản lý tài sản trực thuộc sự quản lý của NHNN Việt Nam. Đồng thời, Trung tâm cũng nên có

kế hoạch trích lập chi phí để dự phịng khi cho vay, hạn chế chế rủi ro và bù đắp được một phần vốn cho Ngân hàng trong trường hợp khoản nợ không được thu hồi.

3.2.3. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin

Đối với nghiệp vụ cho vay thì việc thu thập và đánh giá thơng tin là rất quan trọng, đặc biệt là cho vay DNVVN. Khác với cá nhân, hồ sơ thông tin cần thu thập về doanh nghiệp sẽ đa dạng và phức tạp hơn do đặc điểm tổ chức và cách thức hoạt động. Thông tin về khách hàng đầy đủ, chi tiết và chính xác bao nhiêu thì CBTD càng thuận lợi trong khâu đánh giá, thẩm định hồ sơ, thời gian ra phê duyệt nhanh hơn và cơng tác kiểm sốt sau vay cũng dễ dàng hơn. Đồng thời, việc làm này rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng bởi nó làm giảm rủi ro cho các khoản vay, nhất là đối với khoản vay tín chấp khi mà sự uy tín, năng lực của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng đánh giá xem có cho vay hay khơng. Ngân hàng ngồi bước thu thập được thơng tin cịn sàng lọc và phân loại một cách cẩn thận bởi nguồn thông tin này mới chỉ là dữ liệu thơ. Để có được nguồn thơng tin chính xác và chất lượng nhất, CBTD phải chủ động tìm kiếm, khai thác, chọn lọc từ các nguồn khác nhau để có cái nhìn bao qt và đa chiều, khơng mắc phải lỗi đánh giá chủ quan từ một phía. Nguồn thơng tin đó có thể khai thác từ các nguồn như:

- Thơng tin do doanh nghiệp cung cấp như: cơ cấu tổ chức, ngành nghề và phương thức SXKD chính, báo cáo tài chính,... Đồng thời, thơng tin có thể khai thác được nhờ quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, quan sát thực tế địa điểm kinh doanh qua đó đánh giá thơng tin mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng là đúng hay khơng.

- Thơng tin từ trung tâm tín dụng (CIC) của NHNN, đây là một trang tổng hợp thông tin uy tín giúp SME Kinh Đơ nắm rõ được lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng.

- Thơng tin từ các cơ quan quản lý và các đầu mối cung cấp thơng tin uy tín như: Tổng cục Thuế, Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư...

- Thông tin từ đối tác, bạn bè trong ngành...

3.2.4. Nâng cao cơng tác kiểm tra, giám sốt trong và sau khi vay

Bên cạnh công tác thu thập và đánh hồ sơ trước khi cho vay thì cơng tác kiểm tra giám sát doanh nghiệp sử dụng vốn cũng rất quan trọng, bởi nó giúp Trung tâm đánh giá được tình hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các hướng giải pháp kịp thời.

Sai sót trong cho vay sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín cũng như hiệu quả của SME Kinh Đơ, vì vậy CBTD cần nâng cao cơng tác kiểm tra và giám sát đầy đủ và tuân thủ theo đúng quy trình. Đặc biệt là khi giải ngân cho khách hàng, các giấy tờ và hồ sơ cần đầy đủ và chính xác để chứng minh việc giải ngân cho khách hàng là đúng mục đích. Cán bộ cần quan tâm đến đối tác đầu ra của khách hàng, chắc chắn rằng việc giải ngân là đúng với giao dịch thực tế, tránh trường hợp giải ngân cho chính cơng ty con, cơng ty liên quan cuả khách hàng. Đồng thời, CBTD cần thường xuyên đi khảo sát thực tế, xuống nơi sản xuất của doanh nghiệp để kiểm tra, gặp gỡ nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời hỗ trợ nếu doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc nắm rõ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là điều bắt buộc đối với cán bộ tín dụng, khơng những giúp hiểu rõ về tình hình hoạt động mà cịn có thể hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch trả nợ, tư vấn tài chính qua đó giúp q trình thu nợ diễn ra hiệu quả.

3.2.5. Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng

Thơng tin thu thập về doanh nghiệp càng chính xác, đầy đủ đến đâu thì vẫn cần đến năng lực, kinh nghiệm của các nhân viên Ngân hàng. Đây có thể coi là nhân tố đóng góp lớn đến q trình nâng cao hiệu quả khoản vay. Một chuyên viên Ngân hàng đòi hỏi phải hội tụ các điều kiện như: năng lực, kinh nghiệm và độ nhạy bén. Ngồi ra, họ cần có kiến thức rộng về nhiều ngành kinh tế khác nhau, am hiểu kiến thức xã hội, kinh nghiệm và độ nhạy bén cần được trau dồi và đúc kết qua thời gian để đư ra quyết định phù hợp và tối ưu nhất trong từng hoàn cảnh nhất định.

Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng trong khâu tuyển dụng để sàng lọc được những nhân viên phù hợp nhất với vị trí tín dụng. Trong q trình làm việc, Ngân hàng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo và khóa bồi dưỡng để bổ sung các kiến thức, các kỹ năng mềm cho các bộ tín dụng. Nhất là các khóa về kỹ năng thẩm định

dự án, kỹ năng bán hàng, phòng chống rửa tiền... để giúp cán bộ bổ sung các kiến thức phục vụ cho quá trình cơng tác của mình. Ngồi ra, việc sắp xếp đúng người theo đúng chuyên môn cũng sẽ giúp họ phát huy tốt hơn năng lực của mình.

Thực tế cho thấy để nâng cao nguồn nhân sự thì trước tiên phải có những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc tốt. Ngân hàng nên xem xét các chính sách lương, thưởng cho nhân viên khi hoàn thành kpi, nhân viên ưu tú, xuất sắc theo tháng, quý và năm; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong phòng để mọi nguời hiểu và hỗ trợ nhau hơn .... Mặt khác, Trung tâm cũng cần xây dựng các quy định, chế tài xử phạt đối với các hành vi sai phạm của cán bộ dẫn đến làm thất thoát vốn, hạ uy tín của Ngân hàng và tiếp tay cho hành vi xấu của khách hàng...để răn đe, ngăn chặn những tổn thất cho Trung tâm.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN tại VPBank -Trung tâm SME Kinh Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP việt nam thịnh vượng – trung tâm SME kinh đô 422 (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w