Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP quân đội chi nhánh đông anh khoá luận tốt nghiệp 312 (Trang 28 - 33)

1.2. Khái quát về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh

1.2.2. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở

chứng từ ở ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Tài trợ cho nhà xuất khẩu

> Tài trợ vốn lưu động chuẩn bị hàng xuất

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, khơng phải lúc nào nhà XK cũng có sẵn hàng hóa để giao. Đối với doanh nghiệp sản xuất, việc chuẩn bị hàng bao gồm công đoạn thu mua nguyên vật liệu, đưa vào sản xuất hoặc gia công. Nếu là doanh nghiệp mua hàng để XK, việc chuẩn bị hàng là thu gom hàng để xuất. Do đặc điểm

giá trị hợp đồng ngoại thương thường lớn, nhà XK thường không đủ tiềm lực tài chính vì vậy cần có sự tài trợ từ phía ngân hàng.

Trong trường hợp nhà XK có nhu cầu vay vốn, L/C mà nhà XK nhận được từ NHPH có thể là cơ sở đảm bảo để nhà XK được cấp một khoản tín dụng với hạn mức phù hợp với L/C đó cũng như tính hiệu quả của thương vụ. Thủ tục tiến hành hình thức tài trợ này tương tự một hợp đồng tín dụng nội địa thơng thường. Do thời gian thực hiện thương vụ thường ngắn nên thời hạn tài trợ thường là ngắn hạn hoặc trung hạn.

> Xác nhận L/C

Trong thương mại quốc tế, khi NHPH khơng đủ uy tín đối với nhà XK, nhà XK sẽ yêu cầu có một ngân hàng khác có uy tín với họ. Với sự xác nhận này, nhà yêu cầu được cả hai ngân hàng cam kết thanh tốn khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp nên sự an toàn đối với người bán trong giao dịch L/C xác nhận là cao hơn nhiều so với L/C khơng có xác nhận. Sự xác nhận của ngân hàng có uy tín đồng nghĩa với việc tài trợ cho nhà XK. NHXN có thể do nhà XK lựa chọn hoặc NHPH lựa chọn theo yêu cầu của nhà XK, thường là NHTB, NHCK.

> Chiết khấu bộ chứng từ

Tài trợ chiết khấu bộ chứng từ là sau khi giao hàng, nhà XK đã có xác nhận chấp nhận thanh tốn của NHPH, họ có thể đề nghị NHCK chiết khấu bộ chứng từ cho mình. Việc chiết khấu này giúp cho nhà XK nhận được tiền trước mà khơng phải đợi nhà NK thanh tốn từ đó nhà XK được tạo điều kiện có thể tiếp tục thực hiện quá trình sản xuất, đảm bảo kinh doanh liên tục.

Có hai hình thức chiết khấu bộ chứng từ là: Chiết khấu có truy địi và chiết khấu miễn truy địi.

Chiết khấu có truy địi (With Recourse): Chiết khấu có truy địi trong thanh

toán L/C là việc NHĐCĐ thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ đòi tiền với quyền được đòi lại số tiền từ người hưởng trong trường hợp khơng địi được tiền từ NHPH.

Chiết khấu miên truy đòi (Without Recourse): Chiết khấu miễn truy địi

người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ địi tiền mà khơng được quyền địi lại số tiền từ người hưởng trong trường hợp khơng địi được tiền từ NHPH, tức là chịu mọi rủ ro nếu bộ chứng từ không được thanh toán.

> Tài trợ bằng những loại L/C đặc biệt

- Tài trợ bằng L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Đây là hình thức tài trợ về vốn cho nhà XK để nhà XK thực hiện gom hàng hoặc sản xuất hàng hóa. NHTB khi nhận được L/C điều khoản đỏ cùng với sự ủy quyền của NHPH sẽ ứng trước một số tiền nhất định, thông thường là 30% đến 50% giá trị L/C. Điều cần lưu ý là tiền ứng trước được trích trừ tài khoản của người mở, nghĩa là nhà NK là người cấp tín dụng cho nhà XK thơng qua NHPH.

- Tài trợ bằng L/C giáp lưng (Back to back L/C)

L/C giáp lưng là loại L/C không hủy ngang được mở dựa vào một L/C khác làm bảo đảm. Loại L/C này thường được nhà XK sử dụng để thanh tốn cho người cung cấp hàng cho mình để XK. Tài trợ bằng L/C giáp lưng giúp cho nhà XK, tức là người mua bán trung gian dễ dàng thực hiện việc mua bán của mình mà khơng để lộ thơng tin khách hàng của họ cũng như giá cả của hàng hóa.

Ngân hàng thực hiện hình thức tài trợ này sẽ phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến khả năng tài chính cũng như đạo đức của nhà XK trung gian.

1.2.2.2. Tài trợ cho người nhập khẩu

> Phát hành L/C

Phát hành L/C tức là ngân hàng đã tài trợ uy tín cho nhà NK, nhờ đó nhà NK có thể nâng cao khả năng mua hàng đồng thời NHPH còn tư vấn làm đơn yêu cầu mở L/C cho nhà NK để hạn chế những bất lợi cho họ trong quá trình mua bán hàng hóa. Phát hành L/C là hình thức tài trợ đặc trưng nhất của ngân hàng theo phương thức thanh toán TDCT.

Khi phát hành L/C nghĩa là NHPH đã cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh tốn hoặc chấp nhận thanh tốn nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp cho dù nhà NK có thanh tốn hay khơng. Như vậy, NHPH phải đối mặt với rủi ro khá lớn khi phát hành L/C, vì vậy ngân hàng ln u cầu nhà NK ký quỹ cho họ. Tỷ lệ ký

quỹ càng cao thì mức độ tài trợ về vốn của ngân hàng càng ít. Khi ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% nghĩa là ngân hàng chỉ tài trợ cho nhà NK về mặt uy tín.

Ngồi ra khi phát hành L/C, ngân hàng cịn có thể tài trợ cho nhà NK duới một số hình thức sau:

- Tài trợ theo hạn mức: những doanh nghiệp là khách hàng thuờng xuyên

của ngân hàng sẽ đuợc cấp một hạn mức tín dụng. Hạn mức này đuợc ngân hàng xác định dựa vào uy tín, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng nhu tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có thể mở L/C trong khn khổ hạn mức tín dụng đuợc cấp.

- Cho vay ký quỹ L/C: Với truờng hợp nhà NK phải ký quỹ mở L/C với giá

trị lớn mà họ khơng đủ khả năng tài chính, hơn thế nữa khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng làm vốn luu động của nhà NK bị thu hẹp thì ngân hàng có thể xem xét cho vay. Việc cho vay này căn cứ vào tính khả thi của thuơng vụ, uy tín của khách hàng và giá trị tài sản đảm bảo. Hình thức tài trợ này giúp nhà NK giải quyết khó khăn về vốn mà vẫn đảm bảo đuợc những quy định về việc ký quỹ, đồng thời tăng tính hiệu quả và an tồn cho hoạt động của ngân hàng.

> Thanh tốn và chấp nhận thanh tốn L/C

Khi nhà XK xuất trình đuợc bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện quy định trong L/C, NHPH sẽ phải thanh toán giá trị L/C cho nguời thụ huởng. Sau đó, NHPH sẽ giao bộ chứng từ này cho nhà NK để họ đi nhận hàng với điều kiện nhà NK phải thanh toán giá trị L/C nhu đã cam kết. Tuy nhiên, nhà NK có thể chua đủ khả năng thanh tốn, hoặc họ muốn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tu tái sản xuất kinh doanh thay vì thanh tốn L/C để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thì ngân hàng có thể xem xét đua ra biện pháp tài trợ cho nhà NK vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập trên cơ sở phân tích phuơng án kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với L/C trả chậm, NHPH tài trợ bằng cách ký chấp nhận lên hối phiếu. Bằng việc ký chấp nhận, ngân hàng phải thanh tốn vơ điều kiện giá trị hối phiếu khi đến hạn thanh toán. Hối phiếu đuợc ngân hàng ký chấp nhận có giá trị luu thơng cao hơn hối phiếu nhà NK chấp nhận. Nhu vậy, việc ký chấp nhận lên hối phiếu là ngân hàng đã tài trợ uy tín cho nhà NK trong q trình thanh tốn L/C.

> Ký hậu vận đơn và ủy quyền nhận hàng

Thông thường, L/C quy định vận đơn phải ghi rõ là theo lệnh của ngân hàng phát hành nhằm tránh rủi ro khi nhà NK khơng có khả năng hoặc khơng có thiện chí thanh tốn. Như vậy, ngân hàng sẽ thực hiện ký hậu vận đơn hoặc ủy quyền nhận hàng để khách hàng có thể đi lấy hàng với điều kiện nhà NK thanh tốn. Khi hàng hóa đến trước bộ chứng từ đến sau, ngân hàng cũng có thể ký hậu vận đơn trên một vận đơn gốc để khách hàng có thể đi lấy hàng kịp thời.

- Ký hậu vận đơn: áp dụng cho trường hợp giao hàng bằng đường biển, sử

dụng B/L là giấy tờ có giá trị sở hữu hàng hóa.

- Ủy quyền nhận hàng: Áp dụng cho trường hợp giao hàng bằng đường hàng

không (Airway Bill), đường sắt (Rainway Bill)... sử dụng các loại chứng từ khơng tờ có giá trị sở hữu hàng hóa.

> Phát hành các loại bảo lãnh

-Bảo lãnh nhận hàng

Phát hành thư bảo lãnh: Áp dụng cho trường hợp khách hàng chưa có chứng từ vận tải gốc (Bill of Lading, Airway Bill, Railway Bill,.) nhưng hàng đã về tới cảng và hãng vận tải chấp nhận cho khách hàng nhận hàng bằng việc xuất trình một bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng. Đây là cam kết của ngân hàng đối với người chuyên chở, mọi rủi ro phát sinh sau khi người chuyên chở giao hàng cho nhà NK đều do ngân hàng chịu. Bảo lãnh nhận hàng chỉ được thu về khi ngân hàng giao đủ 3/3 bản gốc vận đơn cho người chuyên chở.

-Bảo lãnh thuế

Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa XNK là hình thức tài trợ XNK theo đó ngân hàng cam kết thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa XNK trong trường hợp người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sau khi hết thời hạn nộp thuế. Sản phẩm tài trợ này giúp nhà NK có thể thực hiện thủ tục thơng quan, giải phóng hàng hóa nhanh chóng kịp thời trong khi đảm bảo rút ngắn thời gian đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

> Upas L/C

Nhà XK muốn nhận tiền ngay sau khi giao hàng trong khi nhà NK muốn trả tiền chậm. Nhung không phải nhà NK nào cũng đủ điều kiện vay ngoại tệ, UPAS L/C là giải pháp tài chính cho nhà NK khơng có nguồn thu ngoại tệ, có nhu cầu tài trợ vốn từ ngân hàng để thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một ngày xác định cho nhà XK. Với sản phẩm tài trợ XNK này, ngân hàng không những tài trợ về mặt tài chính mà cịn nâng cao cơ hội kinh doanh cho nhà NK.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTMCP quân đội chi nhánh đông anh khoá luận tốt nghiệp 312 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w