Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 55 - 57)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

2.3.2. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

2.3.2.1. Mơ hình tổ chức qn lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, Vietcombank đang xây dựng và áp dụng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, được kết nối trực tuyến trên mạng nội bộ từ chi nhánh đến Hội sở chính.

Theo đó, Hội đồng Quản trị sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của hoạt động tín dụng trong ngân hàng bao gồm việc đề ra chiến lược, mục tiêu và hành động của Ban Giám đốc. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm phê duyệt và phổ biến các chiến lược tín dụng, chính sách tín dụng (trong đó có hướng dẫn cơ bản cho việc cấp tín dụng), phương cách tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng (bao gồm cơ cấu các uỷ ban và phân cấp thẩm quyền), các loại hình cho vay và các sản phẩm tín dụng; đảm bảo lựa chọn và đề cử một ban quản lý đủ trình độ để quản lý hoạt động tín dụng; xem xét những rủi ro tín dụng chủ yếu, các xu hướng diễn biến chất lượng danh mục tín dụng và tính đầy đủ của các khoản dự phịng các khoản nợ khó địi; xem xét các báo cáo định kỳ nhằm đảm bảo tuân thủ và hiệu quả của các hoạt động chính sách cũng như quy trình tín dụng của ngân hàng. Các chính sách, hoạt động quản lý rủi ro của Hội đồng Quản trị phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ của Ngân hàng và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong từng thời kỳ.

Ban Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược tín dụng đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt và chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tín dụng. Trách nhiệm của Ban Giám đốc bao gồm việc đảm bảo, giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng, nhân sự và phải báo cáo một cách tồn diện về những hoạt động tín dụng quan trọng, thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng, những vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cho Hội đồng Quản trị ít nhất một lần một năm.

Ủy ban Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các thành viên của Ban Giám đốc và những cán bộ quản lý tín dụng cấp cao. Ủy ban này sẽ cùng Hội đồng quản trị ban hành các chính sách tín dụng và việc quản lý rủi ro tín dụng. Tại Hội sở chính, hoạt động quản lý rủi ro sẽ tập trung vào Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro và

các phịng ban của Hội sở chính. Các phịng ban riêng sẽ có các chức năng riêng, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, giám sát và đánh giá hoạt động tín dụng cho trung ương và từng chi nhánh, tham mưu cho cấp trên các biện pháp xử lý tình hình kịp thời.

Ban Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiêm bảo đảm cho chi nhánh được quản lý và hoạt động nhất qn với Hội sở chính.

2.3.2.2. Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng

Trước khi nghiên cứu và xây dựng thành cơng mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng để sẵn sàng theo Basel II nâng cao (phương pháp tiếp cận IRB), Vietcombank áp dụng mơ hình 5C/7C trong việc phân tích khách hàng, được phân thành hai chỉ tiêu: phân tích phi tài chính và phân tích tài chính đối với khách hàng.

Ngày 08/01/2018, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức hội thảo cơng bố hồn thành xây dựng mơ hình lượng hố xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng (hay cịn gọi là mơ hình PD) theo tiêu chuẩn Basel II với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng, qua đó đủ điều kiện để trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam, sẵn sàng cho việc áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao (IRB). Vietcombank đã bắt đầu triển khai thực hiện mơ hình theo nhiều giai đoạn. Theo mơ hình PD thì ngồi hai chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ có thêm các chỉ tiêu điều chỉnh định tính để xác định xác suất vỡ nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w