Mức độ đáp ứng Những khía cạnh chưa đáp ứng và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 78 - 82)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

2.4. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank và mức độ

2.4.3. Mức độ đáp ứng Những khía cạnh chưa đáp ứng và nguyên nhân

Hiệp ước vốn Basel II đòi hỏi cao và khắt khe trong các quy định quản trị ngân hàng. Do vậy, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank dù ln được chú trọng và quan tâm những vẫn có những khía cạnh chưa đáp ứng được theo basel II.

2.4.3.1. Những khía cạnh chưa đáp ứng

Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II: hiện tại, cho đến năm 2017, cách tính tỷ lệ an tồn vốn CAR của Vietcombank vẫn tn theo thơng tư 36/2014/TT- NHNN chưa có vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường trong cơng thức tính. Cách tính mới theo basel II được đề cập trong thông tư 41/2016/TT- NHNN như sau:

CAR RWA+12,5(KOR + KMR)X100 %O

Trong đó: - C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;

- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;

- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Theo cách tính mới này thì tỷ lệ an toàn vốn CAR của Vietcombank trong những năm qua chưa chắc đã đáp ứng theo yêu cẩu của Basel II là CAR tối thiếu 8% do yêu cầu về vốn cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường khá cao.

Thứ hai, theo nhóm ngun tắc hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh, hiện tại tại Vietcombank, vẫn tồn tại việc cấp tín dụng mà khơng hiểu rõ về khách hàng vay do sự mất cân đối thông tin, các mối quan hệ, áp lực chỉ tiêu,.. mà rất khó khăn trong việc phịng tránh. (6) - đề xuất 3.2.1; 3.2.4

Thứ ba, hệ thống công nghệ thông tin của Vietcombank còn nhiều lỗ hổng và hạn chế. Hệ thống CoreBanking của Vietcombank vẫn đang sử dụng hệ thống phần mềm cũ từ năm 1998 do hầu hết hệ thống lõi mua của nhà thầu nước ngồi khơng bao gồm gói nâng cấp, bảo trì, đồng thời hồ sơ thiết kế lại do nhà thầu nắm giữ nên việc quản lý hồ sơ thiết kế phần mềm, đánh giá và nâng cấp phụ thuộc vào nước ngoài. Các phần mềm mới được đưa vào sử dụng như phần mềm chấm điểm theo bộ chỉ tiêu mới (mơ hình PD) cịn gây khó khăn cho cán bộ sử dụng khi hay gặp một số lỗi như mất dữ liệu, không nhập được số liệu,... (7) - đề xuất 3.2.6

Thứ tư, hệ thống dữ liệu cịn phân tách riêng biệt, chưa có một hệ thống thống nhất gây khó khăn, phức tạp và mất thời gian trong việc quản lý thơng tin. Tại Vietcombank có rất nhiều phần mềm phục vụ các nghiệp vụ khác nhau như: hệ thống phần mềm như Mosaicx sử dụng để hạch toán bút toán các nghiệp vụ như nộp rút tiền, gửi tiết kiệm, thu trả nợ vay, chuyển tiền,...cần phải được lưu trữ thường xuyên, hàng ngày lên hệ thống máy chủ; phần mềm Host phục vụ cho việc tra cứu thông tin; phần mềm Hold quản lý tiền trong tài khoản, ....(8)- đề xuất 3.2.6

Thứ năm, hệ thống đánh giá bao gồm cả các chỉ tiêu định tính mà các cán bộ phải tự xác định, khơng có quy tắc rõ ràng, gây khó khăn trong việc xác định chính xác khách hàng.(9) - đề xuất 3.2.6

2.4.3.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thơng tư 41/2016/TT- NHNN quy định tỷ lệ an tồn vốn theo Basel II và có hiệu lực thi hành năm 2020 nhưng thực tế việc đáp ứng đủ vốn bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường khá khó khăn do phạm vi hoạt động của các ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng cịn khá hạn chế. Dù Vietcombank thơng báo đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn trước mắt trong việc tăng vốn.

Thứ hai, do hệ thống cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của Basel II khá phức tạp nên việc xây dựng công nghệ thơng tin cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hạ tầng và trình độ cơng nghệ thơng tin Việt Nam hiện tại cịn nhiều hạn chế so với thế giới.

Thứ ba, việc áp dụng Basel II yêu cầu không chỉ cơng nghệ thơng tin cần được nâng cấp mà cịn u cầu cả nguồn nhân lực tương thích với sự nâng cấp của cơng nghệ thơng tin đó, do vậy Vietcombank cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao tồn diện về mọi mặt, đây là một khó khăn mà Vietcombank phải đối mặt do để tìm được nguồn nhân lực đáp ứng không dễ mà công tác đào tạo nhân viên hiện tại thì cần phải có thời gian và chi phí lớn.

Thứ tư, Hiệp ước Basel II khá chú trọng vào vai trò của các cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro trong khi Việt Nam hiện tại khơng có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín được cơng nhận trên thế giới mà các ngân hàng cũng như Vietcombank phải hợp tác với các tổ chức tín nhiệm quốc tế đánh giá các hệ số rủi ro cho ngân hàng. Điều này địi hỏi nhiều chi phí - một trong những hạn chế của các tổ chức tại Việt Nam.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Vietcombank trong việc đáp

ứng được các khía cạnh của Basel II. Tuy nhiên, nhìn chung, Vietcombank cũng đã nỗ

lực khơng ngừng trong việc cải thiện toàn bộ hệ thống ngân hàng và đã đáp ứng được

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II của khoá luận đã khái quát về hoạt động tín dụng cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Thông qua các số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm sốt và các tài liệu nội bộ được cung cấp đã phân tích, đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng và quản trị tín dụng tại ngân hàng. Từ các kết quả phân tích, đã đánh giá chung được cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, nêu ra được những khía cạnh đáp ứng và khơng đáp ứng so với các tiêu chuẩn trong Hiệp ước Basel II và chỉ ra được nguyên nhân hạn chế việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong hoạt động ngân hàng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL II

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w