Nâng cao và tăng cường công tác xác định rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 84)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

3.2. Một số đề xuất đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

3.2.1. Nâng cao và tăng cường công tác xác định rủi ro tín dụng

Xác định các rủi ro tín dụng là giai đoạn quan trọng đầu tiên bởi đây là giai đoạn tiền đề để xây dựng và triển khai các biện pháp phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.

Trong tất cả các khâu của q trình cấp tín dụng đều ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng và có thể xảy đến bất kỳ lúc nào, do vậy các cán bộ Vietcombank cần phải nhận định được rõ ràng những rủi ro mà có thể phải đối mặt đó. Để cơng tác xác định rủi ro được hiệu quả hơn thì Vietcombank có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Tổng hợp các rủi ro có thể gặp phải trong tất cả các khâu của cấp tín dụng và phổ biến tới tất cả các cán bộ phụ trách tín dụng trong ngân hàng cũng như các cán bộ có liên quan khác; tổ chức các buổi trao đổi về nghiệp vụ tín dụng nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của mỗi cán bộ, nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng.

- Cán bộ nhân viên cần phải trau dồi các kiến thức căn bản về tất cả các lĩnh vực, giúp ngăn chặn các rủi ro do thiếu hiểu biết về khoản vay.

- Khi tiếp nhận hồ sơ có thể gặp rủi ro hồ sơ giả, BCTC không đúng sự thật, khách hàng khai thông tin sai lệch,... dẫn đến các quyết định sai lầm trong cấp tín dụng, do vậy cần phải có các quy định rõ ràng những hồ sơ cần thiết trong bộ hồ sơ, bản sao giấy tờ phải có cơng chứng cịn hiệu lực, cán bộ kiểm định hồ sơ phải có kinh nghiệm,...

- Khi phân tích, đánh giá khách hàng trong bước thẩm định cũng đối mặt với nhiều rủi ro như: thơng tin thẩm định khơng chính thống, sai sự thật hay khó thu thập thơng tin, chủ quan do các mối quan hệ quen biết, sai sót của cán bộ trong việc tính tốn các chỉ số dùng để đánh giá tài chính khách hàng, áp lực chỉ tiêu nên cố tình thẩm định sai sự thật nhằm đề xuất tín dụng cao,... Do vậy cần phải có các cán bộ kinh nghiệm trong phân tích và thẩm định rủi ro, hồ sơ thẩm định cần được thẩm định độc lập bởi cán bộ tín dụng, cán bộ phụ trách giải ngân, các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, khi gặp khách hàng cần phải có ít nhất hai người,...

- Khi quyết định tín dụng có thể gặp rủi ro do các mối quan hệ quen biết, do thông tin không đúng sự thật nhưng chủ quan không kiểm tra lại,... nên cần phải quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cho từng cá nhân; các cán bộ cần tuân thủ đúng các điều kiện đồng ý cấp tín dụng,..

- Khi giải ngân và theo dõi khoản vay có thể gặp rủi ro cơng nghệ như mất dữ liệu lưu trữ hay rủi ro tác nghiệp như nhân viên nhập hệ thống sai, nhân viên lơ là, không chú ý các biểu hiện bất thường của khoản vay,... nên cần phải nâng cao hệ thống kiểm tra giám sát, hệ thống công nghệ thông tin.

- Khi thu nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng có thể gặp rủi ro khách hàng không trả được nợ hay quên nợ, tài sản đảm bảo để xử lý nợ không đủ bù đắp khoản vay,... nên luôn cần phải đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.2. Nâng cao hệ thống kiểm soát trong quản trị rủi ro tín dụng

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trong quản trị rủi ro tín dụng giúp phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra. Rủi ro tín dụng xuất phát từ bên trong và bên ngoài ngân hàng, do vậy cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cần phải bao quát cả bên ngoài và bên trong nội bộ của ngân hàng.

Thứ nhất, hiện nay một số cuộc kiểm toán nội bộ tại Vietcombank vẫn thường mang tính hình thức, chỉ kiểm tra một số nhỏ trong các khoản cấp tín dụng và khi có kiểm tốn thì thường thơng báo trước dẫn đến việc các cán bộ sẽ chuẩn bị trước nội dung kiểm tra, có thể gấp rút bổ sung hồ sơ dẫn đến mất tính khách quan và chính xác trong cuộc kiểm tra. Do vậy, cần cải thiện các phương thức kiểm toán nội bộ như kiểm tốn đột xuất, thơng báo kiểm tốn trước ít ngày (1-2 ngày), tổ chức kiểm tốn thường xun và có thể đột xuất kiểm tốn các nội dung khác khơng như trong thơng báo trước,... nhằm đảm bảo tính minh bạch và khách quan của cuộc kiểm tốn.

Thứ hai, các cuộc kiểm toán nội bộ tại Vietcombank hiện nay được thực hiện định kỳ một năm một lần, đến tháng 3 (từ 10/3) trở đi Hội sở chính sẽ cử cán bộ kiểm tốn xuống kiểm tốn chi nhánh trong vịng 1 tuần. Để nâng cao cơng tác kiểm sốt rủi ro, Vietcombank nên thực hiện thường xuyên hơn các cuộc kiểm tốn tổng thể, có thể 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần.

Thứ ba, đội ngũ kiểm sốt nội bộ ln phải được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên nghiệp vụ, các sản phẩm mới, các quy định mới hay tình hình kinh tế mới có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đội ngũ kiểm sốt nội bộ phải có mặt trong tất cả các hoạt động của ngân hàng từ Hội sở chính đến Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc ngân hàng.

3.2.3. Tiếp tục tăng cường công tác ngăn ngừa và xử lý nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5, hay nói cách khác là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày. Các khoản nợ xấu tức là các khoản nợ mà khả năng trả nợ của người vay được đặt vào mức đáng lo ngại, khả năng người vay không trả được nợ là rất cao. Nợ xấu cao gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng, thậm chí làm ngân hàng mất uy tín trên thị trường, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác ngăn ngừa cũng như công tác xử lý nợ xấu ln được đặt lên hàng đầu trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng. Có thể nói, cho đến nay, Vietcombank đang thực hiện khá tốt các biện pháp xử lý nợ xấu khi là ngân hàng đầu tiên có số dư nợ tại VAMC = 0. Do đó, Vietcombank cần tiếp tục tăng cường cơng tác ngăn ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng của mình.

Cơng tác ngăn ngừa nợ xấu của Vietcombank được thực hiện thông qua các biện pháp từ xác định rủi ro đến kiểm soát rủi ro trong khi cho vay. Để công tác ngăn ngừa nợ xấu ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Vietcombank cần liên tục cải thiện hệ thống hoạt động từ bộ phận kiểm soát, kiểm soát cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng trên nhiều lĩnh vực vay. Vietcombank cần thiết lập một hệ thống theo dõi các khoản nợ xấu theo từng khoản vay thay vì trên từng khách hàng để có những theo dõi sát sao hơn từng khoản vay.

Công tác xử lý nợ xấu của Vietcombank được thực hiện trên rất nhiều biện pháp. Trong đó có biện pháp nhờ tới sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, tuy nhiên biện pháp này không được ưa dùng với lý do hiện nay hệ thống chính sách quản lý của Việt Nam cịn nặng nề, cồng kềnh và phức tạp, chi phí cho một vụ khởi kiện, chi phí cho các cơ quan là khá cao nên các ngân hàng cũng như Vietcombank rất hạn chế sử dụng biện pháp này mà thường sử dụng các biện pháp thương lượng với khách hàng khác. Chính điều này cũng gây khó khăn cho các nhà quản lý chính sách, bên cạnh đó cũng gây thiệt cho ngân hàng do đôi khi sử dụng các biện pháp kia không xử lý được, ngân hàng sợ ảnh hưởng uy tín, khơng nhờ cậy cơ quan chức năng mà chịu mất khoản tiền vay đó. Do vậy, các ngân hàng cũng như Vietcombank cần tích cực hơn trong việc kết hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thu nợ, xử lý nợ xấu.

3.2.4. Hồn thiện cơng tác chấm điểm tín dụng

Hiện nay, Vietcombank đang bắt đầu triển khai việc chấm điểm tín dụng mới theo mơ hình PD của phương pháp Basel II nâng cao (IRB), mơ hình này bao gồm

các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu điều chỉnh định tính. Do đó, mơ hình này u cầu khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc cao từ các cán bộ ngân hàng do mơ hình này có nhiều chỉ tiêu mang tính định tính, việc xác định các chỉ tiêu này một cách chính xác là khá khó khăn. Trong khi đó, khi triển khai chấm điểm theo mơ hình này, sự hướng dẫn từ Vietcombank vẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong q trình chấm điểm, một số chỉ tiêu các cán bộ còn phải chấm bằng tay. Bên cạnh đó, với mơ hình mới này, việc chấm điểm khơng chỉ do cán bộ tín dụng chấm và một số chỉ tiêu còn do cán bộ quản lý nợ chấm, mà cán bộ quản lý nợ thường không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà chỉ chấm điểm dựa trên hệ thống dữ liệu lưu trữ và các thông tin do cán bộ khách hàng cung cấp, do vậy việc chấm điểm khơng đảm bảo hồn tồn sự chính xác khi chỉ dựa trên giấy tờ mà không được gặp trực tiếp khách hàng. Do vậy, với quy trình chấm điểm tại Vietcombank cần xem xét các vấn đề như trên, Vietcombank cần đề ra các phương hướng nhằm hạn chế vấn đề.

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong quá trình thực hiện việc đáp ứng các tiêu chuẩn của chuẩn mực Basel II, địi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực dồi dào để thực hiện các công tác quản lý, xây dựng và triển khai hệ thống. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với Vietcombank. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Vietcombank cần xây dựng một hệ thống quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ nhất, trong phương thức tuyển chọn ứng viên: Vietcombank cần đề ra các yêu cầu phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Phương pháp tuyển chọn có thể tham khảo các phương pháp tuyển chọn được đề xuất của các tổ chức lớn và uy tín trên thế giới. Đối với các ứng viên, Vietcombank cần xác định chính xác thế mạnh của các ứng viên đó để phân cơng cơng việc cho phù hợp. Đối với mỗi vị trí khác nhau, Vietcombank có thể tuyển chọn riêng biệt cho từng vị trí, hạn chế tình trạng “con ơng cháu cha”, cần lựa chọn những người có năng lực thật sự, có chun mơn cao thật sự và phù hợp với các vị trí được tuyển dụng.

Thứ hai, Vietcombank cần có các chế độ phúc lợi, lương thưởng phù hợp, hấp dẫn để thu hút các ứng viên và giữ chân các cán bộ có năng lực, trình độ cao. Vietcombank nên tiếp tục thường xuyên tổ chức các cuộc thi để kiểm tra tay nghề của cán bộ đồng thời đưa ra các giải thưởng khuyến khích tinh thần trau dồi tay nghề nghiệp vụ của cán bộ đồng thời đáp ứng được nhu cầu xác định trình độ của cán bộ trong ngân hàng.

Thứ ba, trong công tác đào tạo cán bộ, Vietcombank cần dựa vào trình độ chun mơn riêng của mỗi cán bộ, tình hình của từng vị trí cán bộ để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp cho từng vị trí. Bên cạnh đó, trong q trình đáp ứng các yêu cầu của Basel II, Vietcombank sẽ liên tục triển khai các chương trình mới với các cơng tác mới, nghiệp vụ mới. Vietcombank cần tổ chức các lớp đào tạo cho tất cả các cán bộ chun trách về nghiệp vụ đó thay vì chỉ lựa chọn một số cán bộ tiêu biểu đi tập huấn. Bởi việc được hướng dẫn, chỉ dạy từ các chuyên gia tập huấn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và sự thấu hiểu sâu hơn về nghiệp vụ thay vì nhận sự hướng dẫn từ các cán bộ cùng vị trí được đi tập huấn. Từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Thứ tư, Vietcombank cần chú trọng trong việc lập ra đội ngũ cán bộ nòng cốt của ngân hàng, đưa đội ngũ cán bộ này đi tập huấn, học tập ở các nước bạn để lấy kinh nghiệm, giúp ngân hàng trong việc triển khai các công tác mới.

Thứ năm, Vietcombank cần có sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các trung tâm đào tạo, các trường đại học,.. nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết một đội ngũ cán bộ chất lượng cao dồi dào.

3.2.6. Tiếp tục tập trung phát triển công nghệ thông tin

Basel II yêu cầu cần có một hệ thống phần mềm tổng hợp cũng như nhiều hệ thống phần mềm khác để thực hiện các hoạt động của ngân hàng cũng như công tác quản trị rủi ro, trong đó có cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, cơng nghệ thơng tin đóng vai trị rất quan trọng. Đó là nơi lữu trữ các dữ liệu của ngân hàng, tính tốn các số liệu giới hạn rủi ro tín dụng, là cơ sở cấp tín dụng cho khách hàng nhờ hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng,... Hơn thế nữa, cơng nghệ thơng tin giúp liên kết tồn bộ hệ thống ngân hàng,

giúp cho thông tin luôn được cập nhật một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Vì vậy, Vietcombank cần tiếp tục chú trọng hơn nữa đến việc phát triển công nghệ thơng tin.

Vietcombank cần tích cực đầu tư vào cơng nghệ thơng tin, nâng cấp hệ thống sao cho phù hợp với chiến lược đề ra. Vietcombank cần phải có một đội ngũ cán bộ chất lượng cao, được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin để quản lý hệ thống phần mềm của ngân hàng.

Ngồi ra, Vietcombank cần có các quy định chặt chẽ, rõ ràng trong việc quản lý hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng, yêu cầu hàng ngày phải lưu trữ dữ liệu, cần có bộ phận kiểm sốt các cán bộ thực hiện việc lưu trữ dữ liệu để tránh tình trạng lỗi hệ thống dẫn đến mất dữ liệu.

Vietcombank cần xây dựng hệ thống bảo mật cao, không để xảy ra các lỗ hổng trong hệ thống, triển khai các đề án cải tạo, nâng cấp thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng uy tín trên thế giới, hợp tác với các tổ chức uy tín để xây dựng lộ trình đề án phù hợp với ngân hàng, với tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hơn thế nữa, trong quá trình triển khai hệ thống phần mềm mới, Vietcombank cần phải thường xuyên liệc tục kiểm tra tính hữu dụng của mơ hình, phần mềm mới, cập nhật các phản ánh từ các cán bộ ngân hàng để nhận ra được những lỗ hổng trong chương trình, giúp xây dựng chương trình hồn thiệu và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương III của khố luận đã nêu được định hướng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của Vietcombank. Từ định hướng phát triển của Vietcombank cũng với các đánh giá của Chương II khoá luận: đánh giá cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank, các khía cạnh đáp ứng và không đáp ứng theo chuẩn mực Basel II, từ đó Chương III của khố luận đã nêu ra các đề xuất với Vietcombank trong công tác quản trị rủi ro tín dụng để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.

KẾT LUẬN•

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng đóng vai trị rất quan trọng khi là cầu nối giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới. Để có thể hội nhập sâu rộng vào

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w