Sơ lược về Ủy ban Basel

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 30 - 31)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

1.3.1. Sơ lược về Ủy ban Basel

Năm 1974, tại thành phố Basel, Thuỵ Sĩ, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập bởi Ngân hàng Trung ương của 10 nước phát triển (G10) bao gồm Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Lumxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Ý nhằm phòng ngừa sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel được nhóm họp định kỳ 4 lần trong một năm. Uỷ ban Basel sau khi thành lập đã tiến hành chuẩn hoá các quy định về vốn, đo lường vốn trong ngành ngân hàng.

Năm 1988, Ủy ban Basel đã ban hành Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), được áp dụng kể từ năm 1992 và được sửa đổi bổ sung thêm vào năm 1996, quy định hệ thống đo lường vốn và rủi ro tín dụng, yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.

Tiêu chuẩn an tồn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro - CAR) được quy định là 8%. Theo đó, ngân hàng có CAR >10% là ngân hàng có mức vốn tốt nhất, ngân hàng có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

Vốn của các ngân hàng được chia thành ba loại: vốn cấp I, vốn cấp II và vốn cấp III. Trong đó, vốn cấp I là vốn gốc (chủ yếu là vốn chủ sở hữu), vốn cấp II là vốn bổ sung (gồm nguồn vốn bổ sung cho độ tin cậy thấp hơn như nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi, vốn tăng do đánh giá lại tài sản, các khoản dự phòng tổn thất chung), vốn cấp III (các khoản vay ngắn hạn). Vốn cấp I ≥ Vốn cấp II + Vốn cấp III.

Basel I cũng đưa ra bốn mức rủi ro cho các loại tài sản là 0%, 20%, 50% và 100%. Về rủi ro, Basel I mới chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng và bổ sung thêm rủi ro thị trường vào năm 1996.

Ngày 26/06/2004, sau cuộc khủng hoảng của các ngân hàng những năm 1990, phiên bản mới của Basel I là Basel II đã được ban hành, có hiệu lực từ tháng 1/2007

Nhóm Nội dung các nguyên tắc

và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Basel II có nhiều cải tiến hơn để phù hợp với thị trường. Basel II đề xuất khung đo lường mới với ba trụ cột chính.

• Trụ cột thứ nhất liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I, nhưng rủi ro ở Basel II bao gồm ba yếu tố: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành hay còn gọi là rủi ro hoạt động; phương pháp tính rủi ro là phương pháp bình quân gia quyền; trọng số rủi ro bao gồm nhiều mức từ 0% đến 150%.

• Trụ cột thứ hai là thanh tra, giám sát nhằm xử lý các rủi ro không được trụ cột thứ nhất xử lý. Các thanh tra, giám sát viên sẽ xem xét sự đánh giá rủi ro nội bộ của ngân hàng để đưa ra kết luận liệu sự đánh giá nội bộ này đã phù hợp chưa và các ngân hàng đã nắm giữ đủ vốn tương ứng với mức rủi ro thực tế của họ hay chưa.

• Trụ cột thứ ba là cơng khai thông tin theo nguyên tắc thị trường, thông qua việc công khai thông tin về vốn, các mức độ rủi ro của ngân hàng, kỷ cương thị trường hữu hiệu là một con mắt giám sát nữa bên cạnh các thanh tra, giám sát viên.

Ngày 12/9/2010, chuẩn mực vốn Basel III được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm 2007 - 2010 nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II. Basel III tăng cường yêu cẩu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và địn bẩy ngân hàng. Hiệp ước Basel III có hiệu lực từ năm 2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ 1/1/2019.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w