Mức độ đáp ứng Những khía cạnh đã làm được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 76 - 78)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

2.4. Đánh giá về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank và mức độ

2.4.2. Mức độ đáp ứng Những khía cạnh đã làm được

Vietcombank không ngừng nỗ lực, cố gắng để đáp ứng được các yêu cẩu quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II và đã đáp ứng được các khía cạnh khác nhau của Basel II.

> Tỷ lệ an toàn vốn CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Basel II được quy định trong trụ cột I (yêu cầu vốn tối thiểu) là 8% và theo quy định hiện hành cùa Ngân hàng Nhà nước (thông tư 36/2014/TT-NHHH) là 9%. Trong các năm qua, hệ số an toàn vốn CAR của Vietcombank ln trên mức 10% (theo cách tính của thơng tư 36), đáp ứng quy định. Theo cách tính của Basel II bao gồm rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, NHNN đã đưa ra thông tư 41/2016/TT-NHNN với cách tính đáp ứng được Basel II và có hiệu lực vào năm 2020, Vietcombank thông báo hiện tại đã sẵn sàng đáp ứng cách tính mới này bằng các biện pháp tăng vốn. Dựa vào tình hình kinh tế cùng sự tăng trưởng khơng ngừng của mình, Vietcombank sẽ có khả năng đáp ứng được tỷ lệ vốn theo tiêu chuẩn Basel II.

> Mức độ đáp ứng theo 17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel II

• Nhóm thiết lập mơi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1,2,3)

Vietcombank căn bản đã thực hiện tốt nhóm nguyên tắc này, theo đó Vietcombank quản lý rủi ro tín dụng theo mơ hình tập trung với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro,... và các chức vụ này đều được xác định quyền và trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng rất chú trọng vào việc quản lý các rủi ro tín dụng, thường xuyên tổ chức tập huấn cán bộ khi có sự thay đổi về chính sách, quy định.

• Nhóm hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh (ngun tắc 4,5,6,7)

Vietcombank thực hiện công tác thu thập thông tin khách hàng khá tốt, thông tin về khách hàng luôn được kiểm duyệt qua ít nhất 2 cán bộ. Bên cạnh đó,

Vietcombank cũng thiết lập hạn mức tín dụng cụ thể cho từng nhóm khách hàng theo quy định. Quy trình cấp tín dụng của Vietcombank được đánh giá khá cao.

• Nhóm duy trì việc cấp tín dụng hiệu quả (ngun tắc 8,9,10,11,12,13)

Vietcombank ln quản lý thường xuyên các loại nhóm nợ khác nhau cũng như kiểm tra khoản vay của khách hàng thường xuyên, định kỳ. Các chi nhánh mỗi quý ít nhất một lần phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và báo cáo lên Hội sở chính. Đối với các khoản nợ xấu, hàng tháng các chi nhánh phải thực hiện phân loại nợ, phân tích và đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi.

Đối với hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ của Vietcombank, theo báo cáo mới nhất của Vietcombank, ngân hàng đã xây dựng thành công mơ hình lượng hố xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng (mơ hình PD) theo tiêu chuẩn Basel II với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng. Vietcombank đã xây dựng thành cơng 9 mơ hình PD (gồm các mơ hình: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp trung bình, Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp mới thành lập, SME bán lẻ, Cá nhân sản xuất kinh doanh, Cho vay bất động sản cá nhân, Ngân hàng nội địa và Cấp tín dụng tài trợ dự án thuộc Cấp tín dụng chuyên biệt). Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết các mơ hình đều ở mức đạt chuẩn và tốt theo thông lệ quốc tế. Chỉ số phản ánh độ chính xác của mơ hình (AR) trung bình đều đạt từ 70 -89%, so với thơng lệ quốc tế tốt nhất là 55-65%. Mơ hình PD này đã được Vietcombank đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống theo giai đoạn I trong việc chấm điểm khách hàng doanh nghiệp với bộ chỉ tiêu đáp ứng với tiêu chuẩn của Basel II theo phương pháp nâng cao (IRB).

Hệ thống dữ liệu thông tin của Vietcombank hiện đã và đang xây dựng, nâng cấp thường xuyên để đáp ứng các nhu cầu về thông tin dữ liệu phục vụ công tác cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

• Nhóm hệ thống kiểm sốt rủi ro tín dụng (ngun tắc 14,15,16)

Vietcombank đáp ứng khá tốt nhóm ngun tắc này. Phê duyệt tín dụng được thực hiện thơng qua các phịng ban, mỗi phịng ban có thẩm quyền phê duyệt riêng tuỷ theo chức năng của từng phịng ban, bộ phận. Việc phê duyệt tín dụng được thực hiện bởi các cấp lãnh đạo - những người có chun mơn cao, nhiều kinh

nghiệm, có thẩm quyền. Tại Vietcombank, các khoản tín dụng ln được kiểm sốt suốt q trình cấp tín dụng nên ngân hàng có thể phát hiện và xử lý sớm đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

• Nhóm giám sát rủi ro tín dụng (nguyên tắc 17)

Vietcombank tuân thủ tốt ngun tắc này. Tại Vietcombank có bộ phận kiểm sốt riêng biệt thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám đốc thực hiện các định hướng, chính sách chỉ đạo. Bộ phận này định kỳ/đột xuất kiểm tra hoạt động của các chi nhánh và đơn vị trực thuộc của ngân hàng, báo cáo định kỳ lên Hội đồng quản trị để có các phương hướng giải quyết kịp thời.

> Cơng bố thông tin (Trụ cột thứ III): Vietcombank đã thực hiện việc công bố

thông tin theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ yêu cầu và quy định của NHNN. Vietcombank đã thành lập bộ phận quản lý báo cáo, thống kê của ngân hàng, lập các báo cáo với số liệu đầy đủ, chính xác và minh bạch. Ngồi ra, để phục vụ cho việc cơng bố thơng tin chính xác hơn, Vietcombank đã tích cực đầu tư cơng nghệ, cố gắng thiết lập hệ thống thơng tin đồng bộ, phần mềm tính tốn tự động, tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống,...

Như vậy, Vietcombank cơ bản đáp ứng được một số khía cạnh theo các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II và ba trụ cột chính theo Basel II. Có thể thấy Vietcombank đang khơng ngừng nỗ lực để nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel II trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w