Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 82 - 84)

Biểu đồ 2 .1 Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2014 2017

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp năm 2017

3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II

Hiện nay Vietcombank vẫn đang tập trung nguồn lực triển khai theo đúng lộ trình Phương án cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á, một trong 300 tập đồn tài chính lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thơng lệ quốc tế tốt nhất trong đó tập trung hướng tới đáp ứng các chuẩn mực Basel II cho tới cuối năm 2020. Vietcombank định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng là mục tiêu quan trọng hàng đầu và phải kiểm sốt rủi ro tín dụng một cách có hệ thống từ Hội sở chính cho đến các Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc ngân hàng.

3.1.1. Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có theo chuẩn mực vốn Basel II

Vietcombank đang xây dựng và triển khai quyết liệt lộ trình tăng vốn tự có, đảm bảo đến cuối năm 2020 có mức vốn tự có và tỷ lệ an tồn vốn đáp ứng theo chuẩn mực vốn Basel II với mục tiêu năm 2019 tính theo phương pháp tiêu chuẩn SA như hướng dẫn tại thơng tư 41/2016/TT-NHNN và trong năm 2020 tính theo phương pháp FIRB. Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, từ nay cho tới cuối năm 2020, để có thể đáp ứng được chuẩn mực vốn Basel II, Vietcombank cần phải tăng vốn tự có lên 1.8 -2 lần. Hiện tại, Vietcombank đã được NHNN chấp thuận phương án bán 10% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài để rộng đường tăng vốn.

3.1.2. Nâng cao năng lực quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế, chútrọng công tác quản trị rủi ro trọng công tác quản trị rủi ro

Các dự án nâng cao năng lực quản trị được triển khau một cách tích cực, từng bước áp dụng vào hoạt động kinh doanh.

- Vietcombank đã triển khai được 24/37 sáng kiến của chương trình Basel II với mục tiêu đảm bảo là ngân hàng tiên phong trong việc tuân thủ các quy định và mốc thời gian theo yêu cẩu của NHNN. Phấn lớn các sáng kiến triển khai đã có kết quả ứng dụng trọng hoạt động quản trị - kinh doanh. Định hướng tiếp tục triển khai hết 37 sáng kiến cho đến cuối năm 2020.

- Chương trình CTOM: định hướng triển khai 24 sáng kiến (Năm 2017: 22/24 sáng kiến, trong đó đang triển khai giai đoạn 1 tại một số Chi nhánh cho 6 sáng kiến cốt lõi (về chuyển đổi mơ hình tổ chức, mơ hình bán, mơ hình phê duyệt tín dụng)).

- Dự án CLOS định hướng tiếp tục thực hiện sau khi chính thức khởi động vào tháng 9/2017.

- Triền khai các cấu phần của dự án đầu tư đổi mới hệ thống Corebanking, cần huy động đáng kể nhân lực cho triển khai dự án.

Vietcombank đã đưa ra kế hoạch chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 5 năm (2016-2020) với các nội dung sau:

- Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ và huy động vốn giá rẻ; đa dạng hoá danh mục và rút giảm dư nợ đối với doanh nghiệp hiệu quả thấp; tăng cường bán tín dụng gắn với sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

- Triền khai chuyển đổi mơ hình tín dụng bán bn: triển khai mơ hình bán và quy trình bán cho từng phân khúc khách hàng

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, đẩy mạnh cơng tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro: tiếp tục thực hiện chuyển đổi hoạt động kiểm tra toán nội bộ theo định hướng của Ban Điều hành, phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu Basel II; tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị và quy trình hoạt động của Vietcombank, đặc biệt là các đơn vị và quy trình có độ rủi ro cao, rủi ro có tính hệ thống để kịp thời cảnh báo, phát hiện và hạn chế rủi ro; xây dựng phương án thu hồi nợ đối với từng khoản nợ và phân công trách nhiệm thu hồi nợ đối với từng thành viên Ban Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo phòng và cán bộ.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được cập nhật thường xuyên, sửa đổi kịp thời phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế

- Thiết lập hạn mức thanh toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và nhóm khách hàng liên quan.

3.1.3. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đề cao đạo đứckinh doanh, đạo đức nghề nghiệp kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp

Chủ trương triển khai các chương trình tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân sự nhằm đáp ứng theo các kế hoạch, định hướng phát triển đã đề ra của ngân hàng. Chú trọng xây dựng văn hoá học tập, tự đào tạo nâng cao trình độ, tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần học tập của đội ngũ cán bộ.

3.1.4. Tăng cường chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin với phương châmcông nghệ thông tin vừa là sức mạnh vừa là công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu công nghệ thông tin vừa là sức mạnh vừa là công cụ chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế

- Từng bước thay đổi hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản lý, phần mềm nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt nhất cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

- Đối với tín dụng bán bn: đầu tư hệ thống CRM hỗ trợ công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng.

- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như máy tính, thiết bị văn phịng cho tồn bộ hệ thống chi nhánh, phịng giao dịch, các đơn vị trực thuộc đảm bảo phục vụ yêu cầu công việc của các cán bộ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 629 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w