1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động của NHTM
Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu vì vậy các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng có nhiều loại khác nhau. Bài viết này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn là:
1.3.2.1. Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn
Quy mô nguồn vốn là một trong những thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn lớn nhưng khơng ổn định thì khơng thể nói cơng tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả được. Nguồn vốn của ngân hàng phải có một cơ cấu hợp lý và phát triển ổn định. Như chúng ta đã biết, ngân hàng phải có huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhưng nguồn vốn huy động ổn định nhất vẫn là nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, do đó nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm
của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, ít nhất là 50%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phát triển nguồn huy động từ tiền gửi thanh tốn vì nguồn này mặc dù khơng ổn định nhưng có chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thơng qua dịch vụ thanh tốn hộ. Xét về mặt thời gian, nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Bởi vì ngân hàng có thể mang nguồn vốn trung và dài hạn đi đầu tư ngắn hạn nhưng nếu mang nguồn vốn ngắn hạn đi đầu tư trung và dài hạn thì rủi ro trong thanh tốn có thể xảy ra như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Chỉ tiêu:
Từng loại tiền Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết kết cấu của nguồn huy động, chất lượng của nguồn vốn huy động theo các tiêu thức: Đối tượng khách hàng, loại tiền, theo thời gian....
Như vậy, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng có hiệu quả thì ngân hàng cần phải có một quy mơ vốn lớn và khơng ngừng phát triển, đồng thời phải có một cơ cấu nguồn hợp lý đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nguồn vốn.
1.3.2.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn
Nguồn vốn huy động của NHTM lớn, phát triển ổn định và có một cơ cấu nguồn phù hợp chưa đủ để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của NHTM không thể tách rời với hoạt động sử dụng vốn là mục tiêu của hoạt động huy động vốn.
NHTM huy động vốn bằng nhiều hình thức với các kỳ hạn khác nhau. Tuy nhiên, tính tự chủ của NHTM đối với mỗi nguồn vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí trả lãi để có được quyền sử dụng nguồn vốn đó. Để
có lợi nhuận cao ngân hàng lại mong muốn dùng nguồn vốn có chi phí thấp để đầu tư hoặc cho vay đối với những lĩnh vực có lợi tức cao như dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, NHTM khơng thể vì mục tiêu lợi nhuận mà làm như vậy bởi vì ngân hàng dễ gặp khó khăn thanh tốn với khách hàng. Mặt khác, khi cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn không phù hợp với cấu trúc kỳ hạn của doanh mục đầu tư hay cho vay, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro do thay đổi lãi suất. Vì vậy, NHTM ln phải duy trì một cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn. Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn. Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn chứ không nên dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mặc dù sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn có thể hạn chế thu nhập của ngân hàng.
Chỉ tiêu:
Tổng dư nợ Hệ số sử dụng nguồn =
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ chiếm bao nhiêu (%) trong tổng vốn huy động.
Như vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn thì tốt nhất là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn. Tức là phải huy động được nguồn vốn ngắn hạn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn và huy động được nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn.
1.3.2.3. Chi phí huy động vốn
Nguồn vốn của NHTM bao gồm hai loại chính phân theo hình thức sở hữu là vốn chủ sở hữu và nợ. Trong đó các khoản nợ là nguồn chủ yếu
của ngân hàng. Hầu hết các khoản nợ đều liên quan đến chi phí huy động. Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả khi chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất sử dụng nguồn huy động bù đắp được các khoản chi phí khác liên quan đến huy động, sử dụng nguồn huy động và có lãi.
Tuy nhiên, rất khó có thể xác định một chênh lệch lãi suất bình quân chuẩn. Vì vậy, cần kết hợp với chi phí huy động bình qn và tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí huy động để đánh giá tính hiệu quả của cơng tác huy động vốn.
Chỉ tiêu:
Chi phí vốn huy động Trong đó: Chi phí trả lãi là bộ phận chính.
Phương pháp xác định chi phí vốn, có rất nhiều phương pháp xác định nhưng ở trong bày viết này chỉ trình bày phương pháp chi phí dự kiến bình qn gia quyền:
Cùng với sự tăng dần của quy mơ nguồn vốn huy động, nếu chi phí huy động bình qn có xu hướng giảm dần nhưng tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí huy động tăng dần do ngân hàng tiết kiệm được các khoản chi phí khác có liên quan đến huy động vốn thì có thể coi hoạt động vốn của ngân hàng có hiệu quả.
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một cách tương đối tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Khi xem xét ta phải luôn đặt từng chỉ tiêu trong mối quan hệ với những nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu và phải kết hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ để có thể đánh giá tính hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng.