2.4.2 .Hạn chế và nguyên nhân
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạ
3.2.9. Đẩy mạnh chiến lược Marketing cho toàn bộ hoạt động của Ch
3.2.8. Thay đổi thời gian phục vụ khách hàng
Hoạt động của Chi nhánh hiện nay chủ yếu là vào giờ hành chính do vậy trong thời gian tới NHCT Lạng Sơn cần nghiên cứu bố trí sắp xếp bộ phận phục vụ khách hàng mở cửa sớm hơn và làm việc muộn hơn so với giờ hành chính, làm ngày nghỉ để phục vụ các đối tượng khách hàng không thể đến giao dịch vào giờ hành chính nhằm tạo điều kiện cho họ gửi tiền qua đó làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Bên cạnh đó, NHCT Lạng Sơn cần nghiên cứu, xây dựng phương án thu lưu động tiền gửi tận nhà hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh khi khách hàng yêu cầu, đặc biệt là tại những nơi có dự án đầu tư triển khai trên địa bàn để vận động và nhận tiền gửi dân cư khi họ nhận tiền đền bù từ giải phóng mặt bằng.
3.2.9. Đẩy mạnh chiến lược Marketing cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh Chi nhánh
Trong thời gian gần đây, lĩnh vực hoạt động Marketing đã phát triển bao trùm sang cả lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay Marketing ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng khơng chỉ với nhân viên ngân hàng mà cịn là của các cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gia tăng thì Marketing ngày càng trở nên quan trọng. Một trong những chương trình điển hình nhất của hoạt động Marketing nói chung và Marketing ngân hàng nói riêng là thuyết trình, quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo chí...Chi nhánh có thể gửi thư ngỏ trực tiếp tới khách hàng; Hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp thuyết trình ở các doanh nghiệp bằng việc thành lập các đội đặc biệt
về giới thiệu sản phẩm của ngân hàng, họ đi đến các doanh nghiệp liên hệ, xin phép được thuyết trình về tiện ích của dịch vụ mà ngân hàng đưa ra. Với cách tiếp cận trực tiếp khách hàng, Chi nhánh sẽ thu thập được thông tin về nhu cầu của khách hàng qua việc lấy ý kiến trực tiếp của khách hàng. Việc tổ chức đội ngũ chuyên viên quảng cáo, tuyên truyền mang tính chất chun nghiệp là cơng việc quan trọng của Chi nhánh. Còn sự kết hợp giữa quảng cáo và uy tín của Chi nhánh đã thực sự truyền đạt được thông tin tinh tuý nhất của ngân hàng tới khách hàng, điều này sẽ làm tăng niềm tin nơi khách hàng. Thêm vào đó hình thức khuyến mãi đa dạng vào những thời điểm thích hợp thì ngay lập tức nó sẽ tạo ra sự thích thú nơi khách hàng, họ khơng những được hưởng lãi suất cao mà cịn được hưởng các dịch vụ khuyến mại. Đội ngũ khách hàng này sẽ vơ hình trở thành người quảng cáo, tuyên truyền hữu hiệu và tốt nhất cho Chi nhánh bởi họ là người hiểu rõ về chất lượng dịch vụ mà mình đang sử dụng.
3.2.10. Thành lập phịng Marketing
Để có những chiến lược Marketing phù hợp, độc đáo và hiệu quả thì cần phải có một đội ngũ chuyên nghiên cứu và đưa ra các chiến lược. Hiện nay Chi nhánh chưa có một bộ phận Marketing riêng biệt. Hoạt động Marketing chủ yếu của Chi nhánh chủ yếu là quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh, treo băng rơn. Marketing khơng được coi trọng đúng mức nên nó khơng phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Vì vậy việc thành lập phịng Marketing ở Chi nhánh là rất cần thiết, nó khơng chỉ có tác dụng tốt cho hoạt động huy động vốn mà cịn có tác dụng chung với sự phát triển của Chi nhánh.
3.2.11. Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng
Cơng nghệ hóa ngân hàng khơng chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà cịn hỗ trợ trong cơng tác quản trị điều hành và phát triển của ngân
hàng. Chính vì vậy cơng nghệ hóa ngân hàng ln được các NHTM quan tâm: Chi nhánh cần phải có các chiến lược cơng nghệ, bao gồm phần cứng mới nhất, phần mềm cập nhật, hệ thống mở. Tiếp tục chú trọng nâng cấp các chương trình phần mềm ứng dụng hiện có nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ. Chuẩn hóa các yêu cầu, các quy trình nghiệp vụ để xây dựng các sản phẩm ứng dụng có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong đó cần chú ý đến khả năng ứng dụng, mở rộng dịch vụ.
Thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống đường truyền viễn thông, đây là khâu mà hiện nay NHCT Lạng Sơn phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nên bị động việc bảo đảm chất lượng dịch vụ. Việc này sẽ được cải thiện tốt hơn trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông. Tuy nhiên, để hạn chế các sự cố về mạng viễn thơng, tránh tình trạng nghẽn mạch, lỗi khi xử lý nghiệp vụ cho khách hàng, Chi nhánh nên từng bước hình thành liên kết quản lý hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Tạo môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho việc đẩy mạnh thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng nói riêng.
Nhà nước cần phải tạo một mơi trường ổn định, kinh tế phát triển với giá đồng tiền ổn định, tỷ giá ít biến động, lạm phát thấp. Chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp đồng bộ đưa ra các giải pháp kiểm soát các hiện tượng tăng giá hàng hoá hiện nay.
Hồn thiện mơi trường pháp lý: Việc ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng, không chỉ tạo niềm tin của dân chúng qua khuôn khổ
của pháp luật mà với những quy định, khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm.
Nhà nước và các cơ quan chức năng với quyền lực của mình trong việc lập pháp và lập quy phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính pháp lý ổn định bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền vào ngân hàng.
Hoàn thiện các cơ chế pháp lý về thế chấp đối với các tài sản của doanh nghiệp nhà nước trên nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận, đủ căn cứ pháp lý và đặc biệt cần lưu ý đến điều kiện kế thừa và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hiện nay.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường sự chỉ đạo, tích cực hỗ trợ mạnh mẽ cho các NHTM. Tạo điều kiện cho người dân hiểu, biết và sử dụng sản phẩm của ngân hàng và liên kết các phương tiện truyền thông đại chúng xây dựng những chương trình định kỳ nhằm giới thiệu về hệ thống ngân hàng. Có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các thông tin đại chúng.
Một trong những điều đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là môi trường vĩ mô phải ổn định. Các NHTM không huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn là vì người dân chưa thực sự tin tưởng vào ngân hàng. Nếu mơi trường vĩ mơ trong đó các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hố... được ổn định thì người dân sẽ đặt hết lịng tin vào ngân hàng. Khi đó, họ sẽ để tiền, tài sản của mình vào ngân hàng thay vì phải đi mua vàng hay bất động sản. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam có trách nhiệm quản lý đất nước để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng, cân đối. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn. Đồng thời với vai trò là người thay mặt nhân dân đứng ra quản lý nhà nước, Chính phủ đề ra
phương hướng phát triển để đất nước đi lên. Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho nền kinh tế phát triển, Chính phủ phải tạo ra sự thơng thống, tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các NHTM được dễ dàng. Để tăng cường huy động vốn, cần có sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần, các cơ sở vật chất trong nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong nền kinh tế quốc dân, NHCT Lạng Sơn cũng cần một môi trường vĩ mô ổn định để phát triển.
Trên thực tế, do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam các công cụ trên thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở cịn hạn hẹp khơng đáp ứng được nhu cầu quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải đa dạng hố các cơng cụ giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tiền tệ để Ngân hàng Nhà nước có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng điều hành chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm khắc và cơng khai những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng tạo nên sự trong sạch cho ngành ngân hàng. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt hoạt động của NHTM: thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm của các tổ chức tín dụng, làm cho hoạt động của các tổ chức náy trở nên lành mạnh và hiệu quả. Trong thời gian gần đây tình hình nợ q hạn của các tổ chức tín dụng ngày càng cao và việc chấp hành các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất huy động, khả năng thanh toán chưa được thực hiện đúng, do vậy sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu NHTM cơng khai thơng tin về tình hình hoạt động của mình, một phần giúp NHTM hoạt động mạnh hơn, một phần giúp khách hàng theo dõi được hoạt động của ngân hàng từ đó sẽ yên tâm hơn để đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước cùng với các NHTM thiết lập nên hệ thống thanh toán tự động: Song song với những biện pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân biết, hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước cùng các NHTM thiết lập hệ thống thanh toán tự động với mạng lưới rộng khắp. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và hỗ trợ cho các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM với nhau, khi đó các chủ thẻ có thể sử dụng thẻ của mình để thực hiện giao dịch ở bất kỳ nơi nào đặt máy ATM mà khơng cần phân biệt đó là máy ATM của ngân hàng nào.
3.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Công thương Việt Nam
Cần thiết kế nhiều loại hình thức, thể loại huy động vốn với mức lãi suất, kỳ hạn và phương thức trả lãi khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Nên bỏ bớt các thủ tục gây phiền hà cho khách hàng, tăng cường công tác phục vụ tận nhà cho khách hàng.
Tăng cường công tác thông tin quảng cáo tuyên truyền trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí...
Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Phát triển các dịch vụ của ngân hàng: banknet, bankphone, bankhome ... để tạo sự tiện ích cho khách hàng trong quá trình sử dụng.
KẾT LUẬN
Đứng trước xu thế hội nhập của nền kinh tế đất nước, ngành ngân hàng - một ngành kinh tế giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống tài chính nước ta khơng khỏi có những băn khoăn, trăn trở về hướng đi của mình. Là một NHTM nằm trong hệ thống đó, NHTMCP Cơng Thương Lạng Sơn đang rất cần những giải pháp cụ thể giúp cho việc nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả cơng tác huy động vốn nói riêng.
Trong những năm qua NHTMCP Cơng Thương Lạng Sơn đã từng bước hồnh thành tốt cơng tác huy động vốn nhàn rỗi, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, Chi nhánh cần phải nhanh chóng khắc phục những điểm yếu, những hạn chế, phát huy những mặt mạnh, áp dụng những nghiệp vụ mới để công tác huy động vốn đạt được kết quả cao hơn nữa.
Với những giải pháp đề xuất trong luận văn, tác giả mong muốn phần đẩy mạnh phát triển hoạt động huy động vốn, làm cơ sở bền vững lâu dài của NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Lạng Sơn nói riêng.
Vì thời gian có hạn và kiến thức chưa đầy đủ, luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban kinh tế tỉnh Lạng Sơn (2011), Khái quát về tình hình tự nhiên –
Kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.
2. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn
(2009-2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, Lạng Sơn. 3. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Feredric S.Minskin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
7. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
9. Hội đồng quản trị NHTMCP Công thương Việt Nam (2005), Quyết định
234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ban hành ngày 21/9/2005, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội
12. Nguyễn Đăng Dờn, Hồng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Xuân Hương (2000), Tiền tệ - Ngân hàng II, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương
mại quản trị và nghiệp vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
14. Vũ Duy Hào, Lưu Thị Hương (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2010), Sổ tay
tín dụng, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển dịch vụ
ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (2011, 2010, 2009),
Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2011, 2010, 2009, Lạng Sơn.
18. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính, Hà Nội.
19. Tạp chí Ngân hàng Cơng thương các số năm 2009; 2010; 2011. 20. Thời báo ngân hàng các số năm 2009; 2010; 2011.
21. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính Phủ), Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội
23.Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
46/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội.
24. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày
16/6/2010, Hà Nội.
25. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thơng tư…liên quan đến tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Website:
26. http://www.vietinbank.vn 27. http://www.sbv.gov.vn