Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương lạng sơn (Trang 73 - 86)

2.3. Tình hình sử dụng vốn

2.3.1. Hoạt động tín dụng

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với ngun tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. [22, tr.343]

Tín dụng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau.

- Cho vay ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm, thường nhằm mục đích tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường nhằm mục đích tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

- Cho vay dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, thường nhằm mục đích tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án đầu tư.

Cụ thể:

Bảng 2.10: Tình hình tín dụng theo thời hạn vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Doanh số cho vay

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Dƣ nợ cho vay Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Bảng 2.11: Tình hình biến động các khoản mục tín dụng theo thời hạn vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Doanh số cho vay

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Dƣ nợ cho vay Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

* Đối với doanh số cho vay: đây là chỉ tiêu thể hiện tổng số tiền cho vay trong một thời kỳ nhất định (ngày, tháng, quý hoặc năm).

Doanh số cho vay của Chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm trong đó cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể:

Doanh số cho vay năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009, trong đó cho vay ngắn hạn đạt tốc độ tăng 86,26% tương ứng tăng 129.858 triệu đồng cao hơn tốc độ tăng tổng doanh số cho vay 23,79%; tiếp đến là cho vay trung hạn tăng 12.950 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 14,25% nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng tổng doanh số cho vay 48,22%. Cho vay dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 305,91% tương ứng là tăng 9.881 triệu đồng, cao hơn tốc độ tăng tổng doanh số cho vay là 243,44%.

Trong đó cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất 62,84%, cao hơn tốc độ tăng tổng doanh số cho vay là 13,55% và thấp hơn tốc độ tăng năm trước là 23,42%. Còn cho vay dài hạn lúc này lại giảm từ chỗ chiếm tỷ trọng 3,30% trong tổng doanh số cho vay năm 2010 xuống chỉ còn 1,21% trong tổng doanh số cho vay năm 2011, giảm 2,09% tương đương với giảm 5.961 triệu đồng. Cho vay trung hạn tăng 25.338 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 24,48 % so với năm 2010.

Như vậy, doanh số cho vay của Chi nhánh nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Điều này là do: tổng vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng nên khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng cũng ngày càng tăng. Mặt khác, NHCT là ngân hàng chuyên cho vay trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trong khi đó có một bộ phận đáng kể khách hàng trên địa bàn hoạt động trong các lĩnh vực này và đang từng bước phát triển hoạt động kinh danh của mình nên cũng góp phần làm gia tăng doanh số cho vay của Chi nhánh.

* Đối với dư nợ cho vay: đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến một thời điểm nhất định.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cho vay dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Tình hình biến động của dư nợ cho vay cụ thể như sau:

Năm 2010 do mới đang ở bước đầu ổn định sau khi cổ phần hoá nên Chi nhánh cịn gặp một số khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của tất cả nhân viên Chi nhánh không những giữ vững tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng mà cịn tăng cao hơn so với năm 2009, tăng 17,53% so với năm 2009. Trong năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm 17,04%, còn cho vay trung và dài hạn đều tăng. Dư nợ cho vay trung hạn tăng mạnh nhất, tăng

gấp 2,4 lần so với năm 2009, tương ứng tăng là 141,43%, cho vay dài hạn cũng tăng tương đối mạnh, tăng 45,87% tương ứng tăng 5.665 triệu đồng.

Sang năm 2011 nhờ các biện pháp có hiệu quả nên dư nợ tín dụng của Chi nhánh tiếp tục xu hướng gia tăng, cụ thể là tăng tới 80,43% so với năm 2010 tương ứng tăng 340.326 triệu đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 160,86% tương ứng 365.749 triệu đồng; tiếp đến là dư nợ cho vay dài hạn tăng 43,84% tương đương tăng 7.898 triệu đồng, còn dư nợ cho vay trung hạn lại giảm 18,75% tương ứng với giảm 33.321 triệu đồng, giảm tới 99,18% so với tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay.

Qua những phân tích ở trên ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả cơ cấu doanh số cho vay lẫn dư nợ cho vay. Nguyên nhân có thể được giải thích như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu vay của khách hàng đó là chủ yếu vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn trong thời gian ngắn. Đặc biệt khi mục tiêu hoạt động của NHCT Lạng Sơn là nhằm tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại nên một bộ phận lớn khách hàng của Chi nhánh là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, chu kì sản xuất kinh doanh ngắn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn cao hơn nhu cầu vay vốn trung, dài hạn.

Thứ hai, các dự án vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời gian dài nên Chi nhánh sẽ khó khăn hơn trong việc theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ nên các dự án vay trung và dài hạn đòi hỏi nhiều điều kiện ràng buộc, thủ tục vay vốn phức tạp hơn. Điều này cũng góp phần hạn chế tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn.

* Chất lượng tín dụng:

Hoạt động của các NHTM nói chung và NHCT Lạng Sơn nói riêng ln hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Phần lớn lợi nhuận mà Chi

nhánh có được là từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Đây là hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng nhưng cũng đồng thời là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro xảy ra khi kinh tế khủng hoảng hoặc vì những điều kiện khách quan hay chủ quan nào đó mà khách hàng khơng thanh tốn đầy đủ, đúng hạn gốc và/hoặc lãi các khoản vay do Chi nhánh cấp khiến thu nhập của Chi nhánh bị giảm sút.

Để thuận lợi cho cơng tác trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra, các NHTM tiến hành phân loại nợ. Hiện nay việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHCT Lạng Sơn được thực hiện theo Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 ban hành ngày 21/9/2005 của Hội đồng quản trị NHTMCP Cơng thương Việt Nam, bao gồm 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; hoặc quá hạn dưới 10 ngày và được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. [9]

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày hoặc các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu. [9]

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;….[9]

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần hai;....[9]

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai; hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hay đã quá hạn. [9]

Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5.

Sau đây ta tiến hành phân tích chất lượng tín dụng của NHCT Lạng Sơn thơng qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.12: Tình hình chung về chất lượng tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Dƣ nợ cho vay Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Nợ xấu

Bảng 2.13: Tình hình biến động các khoản mục về chất lượng tín dụng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Dƣ nợ cho vay Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Tổng Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%)

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy chất lượng tín dụng của NHCT Lạng Sơn là cũng khá tốt. Phần lớn nợ của Chi nhánh là nợ đủ tiêu chuẩn, năm 2009 tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 73,32% trong tổng dư nợ, năm 2010 tỷ lệ này là 73,94% và năm 2011 là 81,64%. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ quy trình tín dụng của Chi nhánh được áp dụng khá chặt chẽ, công tác thẩm định được thực hiện nghiêm túc, các khoản cho vay đều có tài sản đảm bảo với mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản đảm bảo, đồng thời các cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã thực hiện việc kiểm tra trong và sau khi cho vay, theo dõi sát sao thời hạn trả nợ của các khoản vay để kịp thời có các biện pháp đơn đốc khách hàng trả nợ. Nhờ vậy mà chất lượng tín dụng của Chi nhánh là tương đối cao.

Tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần trong tổng dư nợ (dưới 2% so với tổng dư nợ), cụ thể là trong năm 2009 tỷ trọng nợ xấu chỉ chiếm 1,03% trong tổng dư nợ tương ứng 4.429 triệu đồng, sang năm 2010 tỷ lệ

nợ cho vay tương ứng 3.300 triệu đồng, giảm 0,25% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục giảm, chỉ còn chiếm 0,41% trong tổng dư nợ cho vay, tương ứng 3.131 triệu đồng, giảm 0,37% so với năm 2010, trong đó nợ nhóm 5 giảm đáng kể 48,31%.

Năm 2010, để chống hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững đồng thời chủ động kiềm chế lạm phát tăng cao trở lại, Chính phủ đã tiến hành kịp thời các biện pháp như thực kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu công và thực hành tiết kiệm trong sản xuất cũng như tiêu dùng để kiềm chế lạm phát, giảm bớt giá cả các mặt hàng thiết yếu nhằm thúc đẩy tiêu dùng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; đồng thời Chính phủ cũng thực hiện gói kích cầu thơng qua hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động hiệu quả trở lại, sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi nên Chi nhánh thu nợ thuận lợi hơn, góp phần giảm nợ xấu. Năm 2010 tỷ trọng nợ nhóm 1 và nhóm 2 đều tăng so với năm 2009 tương ứng là 18,52% và 16,74%, trong khi đó tỷ trọng các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 đều giảm và giảm mạnh nhất là nhóm 4, giảm tới 67,93% tương ứng với 538 triệu đồng.

Năm 2011, trên đà thành công của năm 2010 Chi nhánh tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm còn hạn chế và năm 2011 là năm Chi nhánh gặt hái được nhiều thành cơng nhất, trong đó có hoạt động tín dụng, số lượng gia tăng, chất lượng được ngày càng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn tăng 99,22% so với năm 2010 tương ứng là tăng 310.423 triệu đồng, trong khi đó nợ xấu lại giảm mạnh xuống chỉ còn 0,41%, giảm 0,37% so với năm 2010, trong tổng nợ xấu chỉ có nợ nhóm 4

là tăng nhiều so với năm 2010, tăng tới 140,55%, tương ứng là tăng 357 triệu đồng, cịn lại nợ nhóm 3 và nhóm 5 đều giảm.

Qua kết quả trên ta thấy tình hình hoạt động cho vay trong thời gian qua cũng cho thấy dư nợ của NHCT Lạng Sơn tăng trưởng nóng, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi chính vì vậy NHCT Lạng Sơn cần phải hết sức quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ tín dụng cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời các cấp lãnh đạo của Chi nhánh cần nâng cao cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa để có thể hạn chế rủi ro mà nguyên nhân là do chủ quan của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương lạng sơn (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w