3.3.1 .Kiến nghị với Nhà nước
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường sự chỉ đạo, tích cực hỗ trợ mạnh mẽ cho các NHTM. Tạo điều kiện cho người dân hiểu, biết và sử dụng sản phẩm của ngân hàng và liên kết các phương tiện truyền thơng đại chúng xây dựng những chương trình định kỳ nhằm giới thiệu về hệ thống ngân hàng. Có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các thông tin đại chúng.
Một trong những điều đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là môi trường vĩ mô phải ổn định. Các NHTM không huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn là vì người dân chưa thực sự tin tưởng vào ngân hàng. Nếu mơi trường vĩ mơ trong đó các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hố... được ổn định thì người dân sẽ đặt hết lịng tin vào ngân hàng. Khi đó, họ sẽ để tiền, tài sản của mình vào ngân hàng thay vì phải đi mua vàng hay bất động sản. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam có trách nhiệm quản lý đất nước để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng, cân đối. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn. Đồng thời với vai trò là người thay mặt nhân dân đứng ra quản lý nhà nước, Chính phủ đề ra
phương hướng phát triển để đất nước đi lên. Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho nền kinh tế phát triển, Chính phủ phải tạo ra sự thơng thống, tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các NHTM được dễ dàng. Để tăng cường huy động vốn, cần có sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần, các cơ sở vật chất trong nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong nền kinh tế quốc dân, NHCT Lạng Sơn cũng cần một môi trường vĩ mô ổn định để phát triển.
Trên thực tế, do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam các công cụ trên thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở cịn hạn hẹp khơng đáp ứng được nhu cầu quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải đa dạng hố các cơng cụ giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tiền tệ để Ngân hàng Nhà nước có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng điều hành chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm khắc và cơng khai những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng tạo nên sự trong sạch cho ngành ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của NHTM: thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm của các tổ chức tín dụng, làm cho hoạt động của các tổ chức náy trở nên lành mạnh và hiệu quả. Trong thời gian gần đây tình hình nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng ngày càng cao và việc chấp hành các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất huy động, khả năng thanh toán chưa được thực hiện đúng, do vậy sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu NHTM cơng khai thơng tin về tình hình hoạt động của mình, một phần giúp NHTM hoạt động mạnh hơn, một phần giúp khách hàng theo dõi được hoạt động của ngân hàng từ đó sẽ yên tâm hơn để đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước cùng với các NHTM thiết lập nên hệ thống thanh toán tự động: Song song với những biện pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân biết, hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng là việc Ngân hàng Nhà nước cùng các NHTM thiết lập hệ thống thanh toán tự động với mạng lưới rộng khắp. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo và hỗ trợ cho các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM với nhau, khi đó các chủ thẻ có thể sử dụng thẻ của mình để thực hiện giao dịch ở bất kỳ nơi nào đặt máy ATM mà không cần phân biệt đó là máy ATM của ngân hàng nào.