Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động TTTMQT của BIDV vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
2.3.3.1. Hoạt động TTTMQT mất cân đối
Hoạt động TTTMQT của BIDV mới tập trung vào các sản phẩm tài trợ truyền thống với vị thế sẵn có trên thị trường như Cho vay nhập khẩu thông thường, L/C nhập khẩu, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các sản phẩm mới
có triển khai nhưng chưa có sự đột phá, chưa thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
Thứ nhất, hoạt động TTTMQT vẫn phụ thuộc lớn vào hoạt động cho vay nhập
khẩu khi Cho vay nhập khẩu thông thường chiếm tới 80% cơ cấu tài trợ nhập khẩu, khiến ngân hàng tiềm ẩn rủi ro khi thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp xuất hiện các
Thứ hai, bao thanh toán trong TTTMQT ngày càng được ưa chuộng tại nhiều khu
vực, dần thay thế cho các phương thức thanh toán truyền thống như L/C và nhờ thu. Tuy
nhiên, cho đến hiện tại, việc triển khai sản phẩm này ở BIDV vẫn chưa hiệu quả mặc dù
BIDV đã có quy định về sản phẩm và hướng dẫn triển khai từ tháng 1/2013.
Sản phẩm bao thanh toán vẫn được Chi nhánh và khách hàng quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và đã phát sinh một số trường hợp thực hiện đến bước gửi Đại lý Bao thanh toán (Wells Fargo) thẩm định nhà nhập khẩu. Tuy nhiên quy trình sản phẩm phức tạp, chi phí cao (phí thẩm định thơng tin nhà nhập khẩu 50 - 100$ tùy từng thị trường), nên hiện tại chưa có giao dịch thành cơng.
Thứ ba, doanh số và số lượng giao dịch Upas L/C tăng trưởng chững lại do biến
động về tỷ giá trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam nên các doanh nghiệp XNK có tâm lý e ngại, có xu hướng trả nợ trước hạn hoặc chuyển một phần giao dịch Upas L/C sang thành L/C trả ngay, ảnh hưởng đến doanh số cũng như số lượng phát hành Upas L/C. Đồng thời sản phẩm Upas L/C của BIDV cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và tỷ giá từ các ngân hàng khác.
Thứ tư, giao dịch chiết khấu miễn truy đòi dựa trên thỏa thuận Forfaiting với
NHĐL là sản phẩm được đánh giá có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn/ trả nợ vay của khách hàng trong các trường hợp cần thiết như hết hạn mức hoặc khi giao dịch với thị trường rủi ro với chi phí có thể chấp nhận được, thủ tục khơng q phức tạp. Tại BIDV, giao dịch Forfaiting vẫn phát sinh nhưng số lượng rất hạn chế.
2.3.3.2. Đối tượng khách hàng hiện nay chưa đa dạng
Mặc dù có mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý rộng khắp nhưng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ TTTM của BIDV khá khiêm tốn so với Vietcombank, Vietinbank...
Nhìn chung, đối tượng khách hàng được BIDV tài trợ XNK hiện là các cơng ty, tổng cơng ty, tập đồn lớn có quy mơ hoạt động lớn, năng lực tài chính tốt. Nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập tiếp cận với các sản phẩm tài trợ còn hạn chế do những điều kiện về năng lực khắt khe. Một yếu tố nữa khiến các sản phẩm tài trợ của BIDV chưa đủ sức thu hút các khách hàng tiềm năng là do biểu phí cung cấp dịch vụ, lãi suất chưa hấp dẫn, cạnh tranh.
Xét ngay trong phân khúc khách hàng lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi FDI là nhóm khách hàng rất mạnh về vốn đầu tư, hoạt động chuyên nghiệp và có quy mơ sản xuất, xuất khẩu lớn. Các khách hàng này luôn yêu cầu sản phẩm phải được cung
cấp nhanh chóng, chính xác, chun nghiệp, giá trị lớn. Nhóm khách hàng FDI hiện đóng góp trung bình 60 - 70% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tuy nhiên, số lượng khách hàng này tại BIDV chỉ chiếm khoảng 8% tổng số khách hàng FDI tại Việt Nam và hầu như chưa sử dụng dịch vụ TTTM của BIDV.
Nhiều chi nhánh quản lý địa bàn có nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động, tuy nhiên khả năng tiếp cận các doanh nghiệp này của chi nhánh còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như chính sách về tỷ giá, lãi suất, hoặc nguyên nhân khách quan...
Thứ ba, mạng lưới các chi nhánh có hoạt động tài trợ thương mại phần lớn tập
trung tại các thành phố, khu đơ thị, trong khi đó số lượng chi nhánh tại khu công nghiệp,
chế xuất, khu kinh tế đặc biệt cịn ít, trình độ cán bộ làm cơng tác TTTM chênh lệch do điều kiện đào tạo khác nhau.
2.3.3.3. Cơng tác nghiên cứu thị trường, dự báo cịn hạn chế
Công tác nghiên cứu thị trường, dự báo cịn hạn chế về nguồn thơng tin, cơng cụ và phương pháp nghiên cứu, phương pháp xử lý, dẫn đến:
• Hiệu quả điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn các dấu hiệu rủi ro, sụt giảm chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra và cịn thiếu linh hoạt.
• Cơng tác phát triển sản phẩm chưa hiệu quả. Nhiều sản phẩm mới ban hành nhưng chưa mang lại lợi thế cạnh tranh rõ rết so với các đối thủ trong ngành, chưa được khách hàng sử dụng rộng rãi.
• Cơng tác bán hàng quảng bá sản phẩm tại Chi nhánh chưa thực sự quyết liệt, triệt
để và thiếu tính đồng đều, nhất là cơng tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm tiềm năng.
• Một số chi nhánh lúng túng, phản ứng chậm trong ứng xử với các trường hợp phát sinh ngoài quy chế.
2.3.3.4. Công nghệ thông tin chưa đáp ứng tốc độ phát triển TTTM
Hệ thống công nghệ thông tin đã được nâng cấp đầu tư nhưng chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động TTTMQT khiến cho tốc độ xử lý giao dịch
chậm, chi phí tốn kém. Hệ thống công nghệ thông tin chưa đồng bộ, nhất quán giữa các vùng miền, tỉnh thành làm công tác truyền thông tin dữ liệu, tác nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh đó là vấn đề về đảm bảo an ninh, an toàn cho tài khoản của khách hàng và hệ thống tác nghiệp của tồn ngân hàng.
Về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong marketing, mới đây Ban Thương hiệu và quan hệ công chúng BIDV đã sử dụng mạng xã hội Facebook để quảng bá sản phẩm, bên cạnh website truyền thống. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân mà chưa tiếp thị các sản phẩm đối với khách hàng doanh nghiệp, trong đó có dịng sản phẩm tài trợ thương mại.