3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tạ
3.2.1. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1.1. Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính
Như đã phân tích, một năng lực tài chính mạnh là điều kiện quan trọng để ngân hàng tham gia tài trợ TMQT. Ngân hàng cần nâng cao năng lực tài chính bằng cách gia tăng quy mơ vốn tự có thơng qua các kênh: thứ nhất là sử dụng lợi nhuận giữ lại làm nguồn bổ sung vốn cơ bản, thứ hai là từ nguồn thu bên ngoài như phát hành cổ phiếu thường, bán cổ phiếu ưu đãi, phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu, phát hành các chứng khoán nợ dài hạn.
Đặc biệt, đối với tài trợ XNK, nguồn vốn ngoại tệ mà nhất là các ngoại tệ mạnh, được sử dụng phổ biến như USD, EURO, JPY, CNY. có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, BIDV cần tăng cường thực hiện các biện pháp, kế hoạch nhằm mở rộng và thu hút nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, ví dụ như:
• Mở rộng mạng lưới dịch vụ thu đổi ngoại tệ và séc du lịch;
• Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp thanh tốn tiền qua tài khoản mở tại BIDV bằng cách đề xuất giảm phí dịch vụ, lãi suất tài trợ ưu đãi, dịch vụ tư vấn trọn gói;
• Mở rộng và khuyến khích các hình thức mở tài khoản cá nhân, đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế, rút tiền tự động qua ATM nhằm thu hút thêm các nguồn
vốn trong dân cư.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ TTTM
Trụ sở chính và TTTNTTTM cần tiếp tục làm việc, tìm hiều nhu cầu các đối tượng khách hàng để tiếp thị, phát triển việc cung cấp sản phẩm dịch vụ TTTM và BLQT, hồn
tất cơ chế, chính sách giá phí với mức phí cạnh tranh và phù hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh, tác nghiệp chủ động trong việc chào giá, bán sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần tìm hiều biểu phí và sản phẩm của một số ngân hàng đang chiếm thị phần lớn về TTTM và TTQT nhằm có các phân tích, so sánh điểm mạnh về kênh thanh tốn, về phí và dịch vụ thanh tốn của BIDV so với các ngân hàng khác để phát triển, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, đồng thời giúp cán bộ Chi nhánh có cơ sở để tiếp thị khách hàng.
Ví dụ, đối với hoạt động bao thanh tốn xuất khẩu, BIDV có thể đánh giá, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng có giao dịch bao thanh tốn thực hiện tương đối đều như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank để thúc đẩy triển khai sản phẩm bao thanh toán tại BIDV.
Đối với các doanh nghiệp FDI, Trụ sở chính cần có cơ chế hỗ trợ chi nhánh khai thác các khách hàng tiềm năng này, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị: phát triển
sản phẩm - bán hàng - tác nghiệp để có thể xây dựng giải pháp tổng thể gồm các chính sách, sản phẩm và quy trình mang tính đặc thù, tạo sự ưu đãi, khác biệt. Cụ thể:
• Thiết kế các sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với chất lượng cao (thời gian giải quyết nhanh chóng, chính xác, đơn giản hóa tối đa quy trình, giảm bớt thủ tục, biểu mẫu), nghiên cứu theo hướng ký kết các thỏa thuận cung cấp dịch vụ riêng, giúp đội ngũ bán hàng tại Chi nhánh cũng như doanh nghiệp dễ tiếp cận và sử dụng.
• Xây dựng chính sách phí và gói tín dụng riêng biệt, cơ chế tỷ giá cạnh tranh hơn nữa trong thời gian tới cho đối tượng khách hàng FDI.
• Hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ cùng các chi nhánh để tiếp cận, tạo uy tín và mời các khách hàng doanh nghiệp FDI về sử dụng dịch vụ TTTM tại BIDV.
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ TTTMQT
Trên cơ sở hoạt động nghiên cứu thị trường và đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng, BIDV cần tiếp tục nghiên cứu, phát triển các dịch vụ mà ngân hàng có lợi thế cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đa dạng hóa các dịch vụ TTTM có chiều sâu để có thể cạnh tranh được với các NHTM trong nước cũng như ngân hàng nước
ngồi. Mặt khác, khơng ngừng nâng cao chất lượng giao dịch, cung cấp sản phẩm, dịch vụ TTTM để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2.1.4. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng
Bên cạnh đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ có tính năng vượt trội, BIDV cần có biện pháp đẩy mạnh quảng bá đến chi nhánh, khách hàng như thường xuyên tổ chức các
hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm, tổ chức các buổi
hội thảo tiếp thị sản phẩm TTTM đến các doanh nghiệp trên địa bàn các Chi nhánh nhằm
nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Qua đó giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng. Thông qua các hoạt động này, ngân hàng một lần nữa quảng bá được hình ảnh, uy tín của mình.
Sử dụng các kênh truyền thơng hiện đại như mạng xã hội cũng là một hướng BIDV cần đẩy mạnh để quảng bá sản phẩm rộng rãi với một chi phí tiết kiệm.
3.2.1.5. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm cơng tác TTTM
Nâng cao công tác tuyển chọn những ứng viên tốt về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học và ngoại ngữ, có khả năng, tác phong đáp ứng tốt mơi trường làm việc hội nhập năng động, chuyên nghiệp và quy củ.
Song song, cần có chính sách giữ chân những cán bộ có tài năng và kinh nghiệm thơng qua chế độ đãi ngộ về tiền lương và mơi trường làm việc.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn bằng cách thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo liên quan đến TTTM cho cán bộ QHKH tại chi nhánh thơng qua các hình thức đào tạo trực tuyến hay trung tâm, mở các lớp đào tạo tập trung cho cán bộ tác nghiệp.
3.2.1.6. Hồn thiện và đổi mới, đầu tư thích đáng cho cơng nghệ ngân hàng phục vụ công tác TTTM
BIDV cần chú trọng đầu tư công nghệ, liên tục cập nhật, tiếp thu có chọn lọc các cơng nghệ tiên tiến trên thế giới trên cơ sở phù hợp với nguồn vốn và năng lực vận hành
của cán bộ.
Bên cạnh sử dụng hệ thống Corebanking, tương tác trực tuyến (cổng client porter, các tiện ích giao dịch trực tuyến qua điện thoại, email...) để phục vụ khách hàng, bước đầu đáp ứng yêu cầu về công nghệ.
3.2.1.7. Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý
Thay vì mở rộng đại lý một cách tràn lan, thiếu tính tốn gây lãng phí và giảm uy tín trước khách hàng, BIDV cần phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý thực hiện TTTM một cách phù hợp cả trong và ngoài nước trên nguyên tắc đề cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng đại lý này.
Ban Định chế tài chính - đầu mối đàm phán với các ngân hàng đại lý cần chủ động tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ đại lý uy tín, đàm phán để đạt được mức phí và lãi suất chấp nhận được, xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện thỏa thuận.
3.2.1.8. Nâng cao công tác quản trị điều hành TTTM
Liên kết, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý rủi ro với các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, có thể dự báo được xu hướng, diễn biến của lãi suất và tỷ giá cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đề ra và đẩy mạnh kế hoạch hoạt
động cũng như đầu tư dài hạn. Nâng cao khả năng phân tích và dự báo thơng tin, cũng như trình độ quản lý nhằm hạn chế thất thoát trong hoạt động TTTM của Ngân hàng.